meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Quý 2/2022: Lợi nhuận VN30 giảm sút, nhóm ngân hàng bất ngờ trỗi dậy

Thứ ba, 02/08/2022-11:08
Đáng chú ý, Top 3 đứng đầu VN30 về lợi nhuận đều là các ngân hàng, bao gồm Vietcombank, Techcombank và BIDV. Có thể khẳng định, quý 2 năm nay chứng kiến sự trỗi dậy của nhóm ngành ngân hàng với tổng lợi nhuận của nhóm đạt 38.286 tỷ đồng, tăng 38% so với cùng kỳ năm trước.

Gần đây, hàng loạt các doanh nghiệp đã công bố báo cáo tài chính trong quý 2 năm nay, trong đó sự chú ý đổ dồn vào những “ông lớn” nằm trong nhóm VN30. Được biết, tổng lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ của 29 trên tổng số 30 doanh nghiệp trong nhóm VN30 là 62.871 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước đã giảm 4%. Đáng chú ý, tính đến thời điểm thống kê con số này, Hãng hàng không Vietjet (HoSE: VJC) vẫn chưa công bố báo cáo tài chính quý 2, tuy nhiên lợi nhuận chiếm tỷ trọng không đáng kể. 

Đứng đầu về lợi nhuận chính là Vietcombank (HoSE: VCB). Cụ thể, lợi nhuận trong quý 2 năm nay của nhà băng này là 5.927 tỷ đồng, gấp rưỡi so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, các nguồn thu chính của ngân hàng đều ghi nhận mức tăng đáng kể; trong đó thu nhập lãi thuần tăng 18%, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng 42%, lãi thuần từ các hoạt động khác tăng 70%. Những sự tăng trưởng này đã giúp tổng thu nhập của Vietcombank đạt 11.036 tỷ đồng, tăng gần 20% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, tổng chi phí của ngân hàng là 3.297 tỷ đồng, tăng 26% so với cùng kỳ, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng lại giảm từ 598 tỷ đồng xuống còn 417 tỷ đồng.


Đứng ở vị trí thứ 2 và thứ ba vẫn là những “ông lớn” trong ngành ngân hàng, lần lượt là Tecombank (HoSE: TCB) với lợi nhuận sau thuế là 5.800 tỷ đồng, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước. Ảnh minh họa
Đứng ở vị trí thứ 2 và thứ ba vẫn là những “ông lớn” trong ngành ngân hàng, lần lượt là Tecombank (HoSE: TCB) với lợi nhuận sau thuế là 5.800 tỷ đồng, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước. Ảnh minh họa

Đứng ở vị trí thứ 2 và thứ ba vẫn là những “ông lớn” trong ngành ngân hàng, lần lượt là Tecombank (HoSE: TCB) với lợi nhuận sau thuế là 5.800 tỷ đồng, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, lợi nhuận của BIDV (HoSE: BID) là 5.216 tỷ đồng, tăng 43% so với cùng kỳ. Từ vị trí Top 3 có thể khẳng định, quý 2 năm nay đã chứng kiến sự trỗi dậy của nhóm ngành ngân hàng. Bên cạnh đó, lợi nhuận của 8 trên 10 đơn vị thuộc VN30 đều ghi nhận sự tăng trưởng. Theo đó, tổng lợi nhuận của nhóm này là 38.286 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước đã ghi nhận mức tăng 38%. Bên cạnh đó, tỷ trọng đóng gips cũng được nâng từ 42,3% lên 61% trên tổng lãi nhóm VN30. Trong quý này, hai ngân hàng có lợi nhuận sụt giảm đó là VPBank (HoSE: VPB) và Sacombank (HoSE: STB). Trong quý này, lợi nhuận của VPBank là 3.508 tỷ đồng còn Sacombank là 804 tỷ đồng.

Trong nhóm VN30, doanh nghiệp ghi nhận mức tăng trưởng cao nhất là PV Gas (HoSE: GAS). Cụ thiểu, lợi nhuận của công ty này là 5.086 tỷ đồng, gấp 2,2 lần so với cùng kỳ năm trước và tiếp tục ghi nhận kỷ lục mới. Theo Tổng công ty, nguyên nhân lợi nhuận tăng cao là nhờ giá dầu brent bình quân trong quý 2 đã đạt 114 USD/thùng, so với cùng kỳ năm trước đã tăng 45 USD/thùng, con số này tương đương với mức tăng 65% đã giúp lợi nhuận của khí khô tăng tương ứng. Chưa kể, giá CP bình quân trong quý 2 năm nay cũng tăng 64%, đạt mức 852 USD/tấn.

Bên cạnh PV Gas, một số doanh nghiệp khác trong quý 2/2022 cũng có lợi nhuận ròng tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Vingroup (HoSE: VIC), Vietinbank (HoSE: CTG) và Vincom Retail (HoSE: VRE). Trong quý 2 năm nay, Vingroup bị lỗ gộp 4.567 tỷ đồng do hụt thu ở mảng bất động sản, trong khi đó mảng du lịch giải trí - khách sạn và sản xuất vẫn lỗ lớn. Dù thế, lợi nhuận ròng của Vingroup vẫn cao gấp 2,2 lần so với cùng kỳ, đạt 3.191 tỷ đồng nhờ hoạt động tài chính cao cùng với các hoạt động khác vẫn tăng trưởng ấn tượng.


Bù lại, dù doanh thu và lợi nhuận trong kỳ này giảm sâu nhưng khoản người mua trả tiền trước ngắn hạn của Vinhomes tại thời điểm cuối quý 2 là 49.975 tỷ đồng
Bù lại, dù doanh thu và lợi nhuận trong kỳ này giảm sâu nhưng khoản người mua trả tiền trước ngắn hạn của Vinhomes tại thời điểm cuối quý 2 là 49.975 tỷ đồng

Cụ thể, doanh thu tài chính so với cùng kỳ năm trước đã tăng gấp 2,7 lần, đạt 10.666 tỷ đồng. Trong khi đó, các hoạt động khác so với cùng kỳ năm trước lại lỗ nhẹ 2 tỷ đồng, mang về lợi nhuận 5.156 tỷ đồng. Theo như thuyết minh báo cáo tài chính, doanh thu tài chính chủ yếu tới từ lãi thanh lý các khoản đầu tư chính cũng như chuyển nhượng công ty con. Đồng thời, công ty còn ghi nhận thêm các khoản thu nhập khác đến từ thanh lý tài sản cố định.  

Nhớ về cùng kỳ năm trước, đứng đầu về khoản lợi nhuận trong nhóm VN30 chính là “ông lớn” Vinhomes (HoSE: VHM). Thời điểm đó, doanh thu của Vinhomes là 10.521 tỷ đồng. Tuy nhiên đến quý 2 năm nay, lợi nhuận của doanh nghiệp bất động sản này chỉ còn 509 tỷ đồng bởi doanh thu đã giảm sâu từ mức 28.015 tỷ đồng xuống còn 4.530 tỷ đồng. Được biết, mức lợi nhuận trong kỳ này của Vinhomes chính là mức thấp nhất của doanh nghiệp kể từ quý 4 năm 2017 cho đến nay. 

Bù lại, dù doanh thu và lợi nhuận trong kỳ này giảm sâu nhưng khoản người mua trả tiền trước ngắn hạn của Vinhomes tại thời điểm cuối quý 2 là 49.975 tỷ đồng. So với con số 8.865 tỷ đồng đầu năm nay và 5.810 tỷ đồng cuối quý 1 vừa qua, con số của quý 2 đã cao gấp rất nhiều lần. Lý giải về mức tăng trưởng chóng mặt này, bên doanh nghiệp cho biết, trong quý 2/2022 hoạt động bán hàng của Vinhomes đã gặt hái được rất nhiều thành công sau khi ra mắt dự án lớn Vinhomes Ocean Park – The Empire (Hưng Yên). Chỉ tính riêng dự án này, doanh thu bán lẻ đã đạt 49.073 tỷ đồng và trở thành nguồn thu tiềm năng cho các quý tiếp theo. 

Sau Vinhomes, nếu xét trong nhóm VN30, ông vua ngành thép Hòa Phát (HoSE: HPG) là doanh nghiệp có lợi nhuận giảm nhiều thứ hai trong quý này. Cụ thể, lợi nhuận của Hòa Phát đã giảm từ 9.843 tỷ đồng xuống 4.032 tỷ đồng. Lý giải về việc lợi nhuận “vua thép” Việt giảm sâu là do giá phép thành phẩm giảm trong khi giá nguyên vật liệu tăng cao kèm theo các tác động của tỷ giá cùng với chi phí logistics cũng tăng đáng kể. 


Theo như báo cáo của Vietjet, doanh thu hợp nhất trong kỳ này của doanh nghiệp là 11.590 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước đã ghi nhận mức tăng trưởng mạnh lên tới 227%. Ảnh minh họa
Theo như báo cáo của Vietjet, doanh thu hợp nhất trong kỳ này của doanh nghiệp là 11.590 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước đã ghi nhận mức tăng trưởng mạnh lên tới 227%. Ảnh minh họa

Cùng với chiều lỗ phải kể đến “ông lớn” ngành xăng dầu Petrolimex. Trong kỳ này, lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ đã xuống còn âm 196 tỷ đồng và là cái tên duy nhất trong VN30 có lợi nhuận âm trong quý 2 năm nay.

Theo như thông tin mới cập nhật, Công ty cổ phần Hàng không Vietjet (Mã: VJC) đã công bố báo cáo tài chính quý 2/2022. Cụ thể, theo như báo cáo của Vietjet, doanh thu hợp nhất trong kỳ này của doanh nghiệp là 11.590 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước đã ghi nhận mức tăng trưởng mạnh lên tới 227%. So với cùng kỳ năm 2019 khi Covid-19 chưa bùng phát, các chặng nội địa đã tăng hơn 30% nhờ nhu cầu đi lại của người dân đang trên đà phục hồi mạnh.

Bên cạnh đó, lợi nhuận sau thuế hợp nhất của Vietjet là 181 tỷ đồng. Dù con số này thấp hơn quý đầu năm nhưng lại cao gấp 40 lần cùng kỳ 2021. Điều đáng nói, đây là quý thứ 2 liên tiếp hãng hàng không này có lãi sau khi báo lỗ vào quý 4 năm ngoái. Đáng chú ý, trong quý này Vietjet đã thực hiện gần 33.000 chuyến bay và vận chuyển khoảng 6 triệu lượt khách; những con số này so với cùng kỳ năm 2021 đã lần lượt tăng 135% và 200%. Bên cạnh đó, tổng sản lượng hàng hóa vận chuyển cũng đạt hơn 11.000 tấn. 

Sau khi lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu hợp nhất của Vietjet là 16.112 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 426 tỷ đồng. Tính đến thời điểm hiện tại, website Vietjet Air đã đăng tải giải trình biến động kết quả kinh doanh; tuy nhiên, phía doanh nghiệp vẫn chưa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 2 năm nay. Theo như số liệu từ Cục Hàng không Việt Nam, trong nửa đầu năm nay, Vietjet đã tiến hành khai thác tổng cộng 51.483 chuyến bay, so với 6 tháng đầu năm trước đã ghi nhận mức tăng trưởng gần 52%. Đồng thời, tốc độ hồi phục số chuyến bay của Vietjet trong thời gian này cũng xấp xỉ với “ông lớn” ngành hàng không Vietnam Airlines.

Lý giải về kết quả kinh doanh của công ty trong quý này, hãng hàng không Vietjet cho biết, việc giá xăng dầu tăng mạnh trong khi phụ thu xăng dầu giữ nguyên đã ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp. 


 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Nghịch lý thị trường vàng cận Tết: Chính thống đìu hiu, “chợ đen” tấp nập

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Tin mới cập nhật

Chuyên gia: Cần thúc đẩy giãn dân về ngoại thành để giám áp lực giá nhà ở trung tâm

1 ngày trước

Hà Nội sắp thanh tra việc quản lý, sử dụng quỹ nhà tái định cư

1 ngày trước

HoREA đề xuất giải pháp “mở khóa” nguồn cung nhà ở vừa túi tiền

1 ngày trước

Nhìn lại những đột phá của công nghệ AI trong năm 2024

1 ngày trước

Thị trường bất động sản năm 2025: Chủ đầu tư cần tính toán kỹ hơn về giá bán thay vì chạy theo lợi nhuận

4 ngày trước