meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Quý 2/2022: Lợi nhuận của các doanh nghiệp cao su tiếp tục có sự phân hóa mạnh

Thứ ba, 09/08/2022-22:08
Kết thúc quý 2 năm nay, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp cao su tiếp tục chia thành hai thái cực đối lập. Trong khi nhiều cái tên ghi nhận sự tăng trưởng và bứt tốc mạnh mẽ thì một số doanh nghiệp lại trượt dốc vì phải gồng gánh chi phí tăng cao cùng với những tác động từ thị trường.

Nhóm doanh nghiệp ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng mạnh

Dẫn đầu trong nhóm tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp cao su trong quý 2/2022 là Công ty CP Cao su Thống Nhất (mã chứng khoán TNC). Trong quý này, doanh thu của TNC là 33,2 tỷ đồng, so với cùng kỳ đã tăng mạnh hơn 190%. Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế cũng tăng gần 180% so với cùng kỳ và đạt 44,2 tỷ đồng. Theo ban lãnh đạo công ty, sự tăng trưởng ấn tượng này là nhờ doanh thu từ hoạt động tài chính trong kỳ này đã tăng thêm 9,3 tỷ đồng, nguồn thu nhập khác cũng tăng 17,8 tỷ đồng. Trong đó, cổ tức được chi từ Công ty CP Dịch vụ Xuất nhập khẩu Nông lâm sản và Phân bón Bà Rịa chuyển về công ty cũng tăng thêm 10,5 tỷ đồng, hoạt động thanh lý cây cao su tăng 17,6 tỷ đồng.

Sau khi lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu của TNC là 48 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước đã tăng 82%. Lợi nhuận sau thuế cũng tăng 107% so với nửa đầu năm 2021 và đạt 47,4 tỷ đồng. Trước đó, Cao su Thống Nhất từng lên kế hoạch tổng doanh thu năm nay là 123 tỷ đồng cùng với 31,5 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Như vậy, chỉ sau nửa đầu năm, doanh nghiệp đã thực hiện được 39% mục tiêu doanh thu và vượt hơn một nửa chỉ tiêu lợi nhuận cho cả năm. 


Dẫn đầu trong nhóm tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp cao su trong quý 2/2022 là Công ty CP Cao su Thống Nhất (mã chứng khoán TNC)
Dẫn đầu trong nhóm tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp cao su trong quý 2/2022 là Công ty CP Cao su Thống Nhất (mã chứng khoán TNC)

Bên cạnh Cao su Thống Nhất, Cao su Đồng Phú (mã chứng khoán DPR) cũng là doanh nghiệp báo lãi lớn trong quý 2 năm nay. Cụ thể, doanh thu thuần của DPR là gần 296 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước đã tăng gần 32%. Lợi nhuận sau thuế tăng gần 121% và đạt 73,3 tỷ đồng. Đáng chú ý, đây là mức lãi cao nhất của quý 2 hàng năm mà Cao su Đồng Phú đạt được trong vòng 5 năm qua. 

Sau khi lũy kế 6 tháng đầu năm doanh thu của DPR đã tăng 17% so với cùng kỳ và đạt gần 500 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế tăng trưởng 41% và đạt 119,6 tỷ đồng. Trước đó, công ty từng đặt ra chỉ tiêu doanh thu cho năm nay là 910 tỷ đồng cùng với 260 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ sau 6 tháng đầu năm, Cao su Đồng Phú đã thực hiện được 55% mục tiêu doanh thu cùng với 46% kế hoạch lợi nhuận.  

Cùng trên đà tăng trưởng mạnh của quý 2 năm nay chính là Công ty CP Cao su Tân Biên (mã chứng khoán RTB). Trong kỳ này, Cao su Tân Biên có mức tăng trưởng doanh thu thuần cao hơn lợi nhuận. Cụ thể, doanh thu thuần của công ty là 277 tỷ đồng, tăng 39% trong khi lãi sau thuế tăng nhẹ 3% và đạt 101,5 tỷ đồng. Sau khi lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu của công ty là 512 tỷ đồng, tăng 36% so với cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế tăng 48% và đạt 202,7 tỷ đồng. Đáng chú ý, lợi nhuận sau thuế công ty mẹ cũng tăng 47,6% và đạt 171,3 tỷ đồng. 

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (Mã chứng khoán: GVR) dù là doanh nghiệp đầu ngành nhưng lại ghi nhận lợi nhuận quý 2 tăng trưởng yếu hơn. Tổng doanh thu của GVR trong quý này đã giảm nhẹ 2% so với cùng kỳ năm trước và đạt 5.573 tỷ đồng. Trong khi đó, doanh thu từ sản xuất kinh doanh mủ cao su giảm 1,5% và đạt 3.245 tỷ đồng; doanh thu chế biến gỗ là  1.179 tỷ đồng, tăng 8,8%; doanh thu tài chính là 240,6 tỷ đồng, tăng 21,4%. Lãi sau thuế của tập đoàn trong quý 2/2022 là 1.199 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước đã tăng 3,5%. 


Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (Mã chứng khoán: GVR) dù là doanh nghiệp đầu ngành nhưng lại ghi nhận lợi nhuận quý 2 tăng trưởng yếu hơn
Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (Mã chứng khoán: GVR) dù là doanh nghiệp đầu ngành nhưng lại ghi nhận lợi nhuận quý 2 tăng trưởng yếu hơn

Sau khi lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần của GVR là 10.478 tỷ đồng, gần như đi ngang so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, lãi ròng là 2.122 tỷ đồng, tăng 35% so với cùng kỳ nhờ có thêm nguồn thu nhập khác từ cây cao su thanh lý và gãy đổ. Lợi nhuận sau thuế tăng 40,2% và đạt 2.213 tỷ đồng. Trước đó, tập đoàn đã đặt mục tiêu doanh thu năm nay là 29.707 tỷ đồng cùng với 5.340 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Sau 2 quý đầu năm, đơn vị này đã thực hiện 35% kế hoạch doanh thu cùng 47% chỉ tiêu lợi nhuận năm.

Một số doanh nghiệp lợi nhuận sụt giảm do chi phí tăng, thị trường biến động

Trong kỳ này, vẫn có một số doanh nghiệp cao su ghi nhận lợi nhuận giảm do chịu áp lực từ các nguồn chi phí và thị trường biến động.

Đầu tiên phải kể đến Cao su Đà Nẵng (mã chứng khoán: DRC). Trong quý vừa qua, doanh thu của DRC là 1.148 tỷ đồng, so với cùng kỳ đã giảm 4,7%; lợi nhuận sau thuế giảm 21% và đạt 106 tỷ đồng. Phía doanh nghiệp cho biết, lợi nhuận quý 2 giảm mạnh là do ảnh hưởng của dịch bệnh cùng với nền kinh tế chính trị trên thế giới có nhiều biến động, giá xăng dầu tăng cao, chi phí đầu vào cũng tăng trong khi tình hình tiêu thụ sụt giảm đáng kể. Năm nay, hoạt động sản xuất vẫn gặp nhiều khó khăn do tình trạng thiếu hụt lao động ở một số khâu sản xuất, giá thuê container rỗng tăng cao, chi phí vận chuyển cũng tăng đẩy giá nguyên vật liệu đầu vào lên cao. 

Sau khi lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần của công ty đã tăng 7% so với cùng kỳ và đạt 2.431 tỷ đồng, lãi trước thuế là 186 tỷ đồng, giảm 125 so với năm trước. Như vậy, Cao su Đà Nẵng đã thực hiện được 55% chỉ tiêu doanh thu cùng với 58% mục tiêu lợi nhuận cho cả năm.


Trong quý vừa qua, doanh thu của DRC là 1.148 tỷ đồng, so với cùng kỳ đã giảm 4,7%; lợi nhuận sau thuế giảm 21% và đạt 106 tỷ đồng
Trong quý vừa qua, doanh thu của DRC là 1.148 tỷ đồng, so với cùng kỳ đã giảm 4,7%; lợi nhuận sau thuế giảm 21% và đạt 106 tỷ đồng

Đồng cảnh ngộ, CTCP Cao su Phước Hòa (Mã chứng khoán PHR) cũng chứng kiến màn lao dốc mạnh cả về doanh thu lẫn lợi nhuận trong quý 2 năm nay. Cụ thể, doanh thu thuần của Cao su Phước Hòa đã giảm gần 50% xuống còn 241,3 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế cũng giảm 32,6% xuống còn 54,8 tỷ đồng. Phía doanh nghiệp cho biết, lợi nhuận sau thuế trong kỳ này có sự sụt giảm là do hoạt động sản xuất kinh doanh đã giảm 19,25 so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, sản lượng mủ tiêu thụ cũng giảm, khiến cho doanh thu bán thành phẩm giảm theo. Lợi nhuận từ các hoạt động khác cũng đã giảm 85,2% so với cùng kỳ do doanh nghiệp không ghi nhận được tiền từ việc thanh lý vườn cao su. 

Sau khi lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần của Phước Hòa là gần 607 tỷ đồng, giảm gần 20% so với cùng kỳ. Bù lại, lợi nhuận sau thuế tăng đột biến 108% và đạt 353,8 tỷ đồng nhờ doanh thu quý đầu năm nay khả quan cùng với việc được bồi thường thực hiện dự án Khu công nghiệp VSIP III. Năm nay, doanh nghiệp lên kế hoạch đạt 2.253 tỷ đồng tổng doanh thu công ty mẹ cùng với 744 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Sau 2 quý, Cao su Phước Hòa mới chỉ thực hiện được 15,3% kế hoạch doanh thu và 47,5% mục tiêu lợi nhuận.

Tình hình nửa cuối năm liệu có khả quan hơn?

Sự tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thường sẽ bị tác động bởi diễn biến giá cao su cùng với cung cầu của thị trường. Khi những yếu tố này biến động sẽ liên đới đến doanh thu và lợi nhuận của các công ty.  

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, quý 2 năm nay, thị trường cao su bị tác động mạnh bởi tình hình dịch bệnh và khủng hoảng địa chính trị, cộng thêm tình trạng thiếu container trầm trọng, chi phí vận tải cùng giá nhiên liệu tăng mạnh, thông quan chậm đã ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong kỳ này, giá cao su tại các sàn giao dịch chủ chốt trên thế giới liên tục biến động mạnh, tăng bứt tốc trong nửa đầu tháng 4 nhưng đến hết tháng 5 lại giảm mạnh, tháng 6 thì phục hồi trở lại. 


Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, quý 2 năm nay, thị trường cao su bị tác động mạnh bởi tình hình dịch bệnh và khủng hoảng địa chính trị
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, quý 2 năm nay, thị trường cao su bị tác động mạnh bởi tình hình dịch bệnh và khủng hoảng địa chính trị

Tại thị trường trong nước, giá mủ cao su nguyên liệu ở một số tỉnh cũng biến động mạnh, tương đồng với thị trường thế giới. Tuy nhiên, xuất khẩu cao su của Việt Nam vẫn khá lạc quan, nhu cầu tiêu thụ cao su toàn cầu tăng khiến ngành đang phục hồi trở lại. Số liệu thống kê của Tổng cục Hải Quan cho thấy, xuất khẩu cao su trong quý này đã đạt hơn 380.000 tấn, trị giá 646,4 triệu USD, tăng 23,6% về lượng cùng với 22,3% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Trong nửa đầu năm, xuất khẩu cao su đạt khoảng 779.000 tấn, trị giá 1,4 tỷ USD, tăng 9,2% về lượng và 12,2% về trị giá.

Hiệp hội các nước sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC) cho biết, sản lượng cao su tự nhiên trên thế giới trong tháng 6 đã tăng 3,8% so với cùng kỳ và đạt 1,1 triệu tấn. Trong khi đó, lượng tiêu thụ tăng 5,8% và đạt 1,2 triệu tấn, cung ứng thiếu hụt khoảng 100.000 tấn. Các thị trường lớn như Liên minh châu  u (EU), Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ cũng tăng về nhu cầu nhập khẩu, dự báo vẫn tiếp tục trong thời gian tới. 

Đáng chú ý, nhu cầu từ hai thị trường lớn nhất của cao su Việt Nam là Trung Quốc và Ấn Độ cũng đang có những dấu hiệu tích cực. Bộ Công Thương cho thấy, Trung Quốc hiện đang có nhu cầu khoảng 500.000 tấn cao su tự nhiên cho mỗi tháng. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 115.000 tấn được đáp ứng từ nguồn cung nội địa. Tính sương sương, quốc gia này mỗi tháng thiếu khoảng 385.000 tấn cao su tự nhiên. Trong 5 tháng đầu năm, Trung Quốc đã nhập khẩu khoảng 797 triệu USD cao su Việt Nam, tăng 3,5% so với cùng kỳ và chiếm khoảng 14,2% tổng nhập khẩu của nước này.

Tại Ấn Độ, sản lượng cao su thiên nhiên đạt 800.000 tấn trong năm nay, trong khi nhu cầu tiêu thụ là 1,24 triệu tấn. Kết thúc nửa đầu năm, sản lượng cao su của Việt Nam sang Ấn Độ là hơn 56.800 tấn với trị giá lên tới hơn 103,4 triệu USD, tăng 62,4% về lượng và 62,5% về trị giá so với cùng kỳ. Trong 5 tháng đầu năm, Việt Nam đang là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 2 cho Ấn Độ, chiếm gần 11% tổng lượng cao su nhập khẩu của quốc gia này. 
 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Siêu" dự án gần 60.000 tỷ của "đại bàng" Malaysia được Chính phủ tháo gỡ khó khăn

Xu hướng dịch chuyển nhà ở sang các đô thị vệ tinh

Nghịch lý thị trường vàng cận Tết: Chính thống đìu hiu, “chợ đen” tấp nập

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Tin mới cập nhật

Chuyên gia phong thủy chỉ ra 3 vị trí xấu, nhà chật hẹp đến mấy cũng không nên đặt bàn thờ

20 giờ trước

Môi giới bất động sản “tung chiêu lừa” chốt sale cận Tết

20 giờ trước

Hà Nội: Loạt nhà siêu mỏng, siêu méo tại quận Đống Đa sẽ bị giải tỏa trong năm 2025

20 giờ trước

Hơn 3.200 doanh nghiệp địa ốc quay lại thị trường: Tăng lượng, có tăng chất?

20 giờ trước

Meey Group xây dựng hệ thống quản trị, vận hành chuyên nghiệp với BSC/KPI

1 ngày trước