Quản trị nhân lực là gì? Những kỹ năng mà người quản trị nhân lực cần có
BÀI LIÊN QUAN
Doanh nghiệp Việt có đang “khát” nhân lực?Vai trò và chức năng của quản trị nhân lực trong doanh nghiệpQuản trị nhân lực là gì?
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về quản trị nhân lực là gì. Tuy nhiên trên thực tế các định nghĩa này bổ sung cho nhau, mỗi định nghĩa sẽ diễn tả một khía cạnh khác nhau của quản trị nhân lực.
Nếu ở góc độ tổ chức quá trình lao động: Quản trị nhân lực là lĩnh vực theo dõi, hướng dẫn, điều chỉnh, kiểm tra sự trao đổi chất như về năng lượng, thần kinh, cơ bắp,...giữa con người với các yếu tố xung quanh như công cụ lao động, năng lượng…trong quá trình tạo ra của cải vật chất và tinh thần để thoả mãn nhu cầu của con người và xã hội nhằm duy trì, bảo vệ và phát triển tiềm năng của con người.
Nhìn theo góc độ của quá trình quản trị nhân sự: Quản trị nguồn nhân lực là việc hoạch định, tổ chức, kiểm soát và phát huy các vấn đề về nguồn lực lao động trong tổ chức. Cụ thể thì đây là những việc bao gồm: tuyển dụng, duy trì, cúp cấp các tư liệu cần thiết, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.
Tóm lại quản trị nhân lực là gì? Chính là việc làm tăng cường, đóng góp hiệu quả của các cá nhân vào lợi ích của tổ chức. Nói cách khác, quản trị nguồn nhân lực chịu trách nhiệm đưa con người vào tổ chức, giúp con người thực hiện công việc, thù lao cho sức lao động của họ và giải quyết các vấn đề phát sinh.
Đặc thù của ngành quản trị nhân lực là gì?
Đặc thù của quản trị nhân lực rất đa dạng, có một số đặc thù chung có thể kể đến như là:
Thu hút nguồn lực lao động, nhân lực để tuyển vào doanh nghiệp
Việc thiếu nguồn lao động, không đủ nhân lực sẽ khiến cho doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng nặng nề đến toàn bộ hoạt động sản xuất, dịch vụ cung cấp đến khách hàng. Tuy nhiên, không vì thiếu nhân lực mà các doanh nghiệp có thể tuyển nhân sự một cách tùy tiện.
Bộ phận quản trị nhân sự sẽ thực hiện nhiều khâu như phân tích tình hình, đăng tin tuyển dụng, tiến hành phỏng vấn để sàng lọc ứng viên. Luôn duy trì sự ổn định trong nguồn lực và các giải pháp cụ thể.
Thực hiện đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Bộ phận nhân lực sẽ đảm nhận trách nhiệm theo dõi và đánh giá năng lực của người lao động, để đảm bảo tính chuyên môn trong công việc.
Đào tạo và hướng dẫn cho nhân viên mới để nhân viên có thể hòa nhập được môi trường, định hình chuyên môn và nhanh chóng tham gia vào công việc chung.
Thực hiện duy trì nguồn lực
Đây cũng là một nhiệm vụ rất quan trọng. Nhân viên quản trị nguồn lực đôi lúc cần động viên, gắn bó các mối quan hệ, tạo ra một môi trường làm việc vui vẻ, thoải mái và hòa đồng cho nhân viên. Đảm bảo các lợi ích cho người lao động như lên hợp đồng lao động, bảo hiểm lao động, giải quyết các vấn đề khúc mắt, cải thiện môi trường, y tế cho người lao động.
Bên cạnh việc quan tâm đến các mong muốn luôn thay đổi của nhân viên, các nhà quản lý với trách nhiệm quản lý nguồn nhân lực cũng phải thích ứng trước những thay đổi trong nền kinh tế, trong môi trường pháp lý, và những thay đổi trong các phương pháp quản lý mới.
Với sự thay đổi liên tục của nền kinh tế thì doanh nghiệp không chỉ duy trì mọi thứ ở tình trạng cũ mà nhiệm vụ của quản trị nhân lực còn là liên tục đưa ra những ý tưởng, giải pháp kịp thời về nguồn lực nhân sự phù hợp với thời đại và xu hướng.
Những kỹ năng cần có khi làm trong ngành quản trị nhân lực
Muốn làm tốt công việc, thành công trong lĩnh vực mà mình theo đuổi thì việc đầu tiên bạn cần trang bị là các kỹ năng trong ngành. Vậy muốn làm một nhà quản trị nhân lực giỏi cần những kỹ năng sau:
Tầm nhìn chiến lược của người làm quản lý doanh nghiệp
Một trong những kỹ năng quan trọng không thể thiếu đó là tầm nhìn chiến lược. Bạn phải có một tầm nhìn bao quát về chiến lược của doanh nghiệp mình là gì, khả năng tận dụng được nguồn lực hiện có trong doanh nghiệp để thực hiện chiến lược đó.
Phòng quản trị nhân lực chính là cánh tay hỗ trợ đắc lực cho lãnh đạo doanh nghiệp. Vì họ biết được nhân sự nào tài giỏi và phù hợp tại vị trí nào.
Tận tâm, hết lòng với công việc
Khi làm bất cứ công việc nào thì tận tâm, hết lòng với công việc chính là yếu tố không thể thiếu. Người quản trị nhân lực cần phải có tâm, có tầm, cống hiến cho doanh nghiệp, tổ chức. Không ngại thử thách, khó khăn trước mắt.
Lắng nghe và thấu hiểu
Một người quản trị nhân lực giỏi là người biết lắng nghe, thấu hiểu nhân sự của mình. Biết đặt mình vào vị trí của người khác để chăm sóc người lao động tốt nhất. Đưa ra được các giải pháp tốt nhất cho người lao động sau khi nghe tâm tư, nguyện vọng của họ.
Tình hình tuyển dụng ngành quản trị nhân lực hiện nay
Sau khi hiểu được quản trị nhân lực là gì, những kỹ năng cần có là gì. Thì hãy cùng tìm hiểu tình hình tuyển dụng ngành quản trị nhân lực hiện nay. Đây là ngành đang phát triển rất mạnh, nhu cầu của các doanh nghiệp này một nhiều rất hot với các sinh viên mới ra trường và các bạn trẻ hiện nay.
Tình hình tuyển dụng hiện nay
Hầu hết trên các trang mạng tuyển dụng việc làm hiện nay thì công việc về quản trị nhân lực có rất nhiều. Các công ty, doanh nghiệp lúc nào cũng có nhu cầu về vị trí này thì nó rất quan trọng và cần thiết.
Người tốt nghiệp ngành quản trị nhân lực có thể xin việc tại các bộ phận hành chính, văn phòng của các công ty, doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế và cả các trường cao đẳng, đại học,…
Cử nhân ngành quản trị nhân lực có thể làm việc các vị trí chuyên viên hành chính nhân sự, tuyển dụng, đào tạo và quản lý, pháp lý nhân sự, chuyên viên lương và chính sách phúc lợi... tại mọi tổ chức, doanh nghiệp.
Hoặc các bạn cũng có thể trở thành freelancer ở các công ty “săn đầu người” (headhunter) - đây là một công việc tự do, không gò bó thời gian của bạn, nhiệm vụ của bạn là đảm bảo hiệu suất được đặt ra, mức thu nhập rất hấp dẫn, phụ thuộc vào khả năng của bạn.
Mức lương của ngành quản trị nhân lực
Hiện nay quản trị nhân lực là công việc có mức lương rất hấp dẫn và ổn định. Tùy thuộc vào các doanh nghiệp mà bạn ứng tuyển.Tuy nhiên mức lương trung bình của công việc này nhỉnh hơn so với các công việc khác.
Nếu bạn là nhân viên, mức lương của bạn có thể giao động từ: 8-12 triệu tùy vào kinh nghiệm làm việc của bạn.
Nếu bạn làm lâu năm, có khả năng và làm việc tại vị trí phó quản lý, phó trưởng phòng thì mức lương của các bạn sẽ giao động từ khoảng 12 - 30 triệu đồng/tháng.
Khi bạn lên tới chức trưởng phòng nhân sự thì tiền lương của bạn có thể giao động từ 30-45 triệu đồng/tháng.
Vị trí giám đốc của ngành này sẽ có mức lương rất cao, có thể trên 100 triệu đồng/tháng tùy vào doanh nghiệp.
Hoặc nếu không thích làm doanh nghiệp bạn có thể nhận các công việc freelance về nhân sự, mức lương của công việc này sẽ dựa vào số lượng nhân sự mà bạn tuyển dụng được và con số này sẽ giao động theo thời gian.
Lời kết
Hy vọng thông qua bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn quản trị nhân lực là gì. Các yêu cầu cần có của một nhà quản trị nhân sự. Đây là một ngành nghề rất có tương lai nhưng đòi hỏi bạn phải nỗ lực, cố gắng trau dồi kỹ năng của mình ngay từ khi còn trên ghế nhà trường. Việc hiểu rõ được ngành quản trị nhân sự sẽ giúp bạn có được những lựa chọn đúng đắn về công việc này.