meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Ông Nguyễn Bá Dương cùng loạt “cơ ngơi” sau 2 năm rời Coteccons: Tổng doanh thu hơn 1 tỷ USD

Thứ năm, 05/01/2023-08:01
Theo như công bố của đại diện doanh nghiệp, hệ sinh thái các công ty Newtecons, Ricons, BM Windows, Boho Décor và DB đã tạo nên doanh thu lên đến hơn 1 tỷ USD.

Mới đây, SOL E&C đã tiến hành tổ chức chương trình “Đại hội Cán bộ nhân viên năm 2022” tại trụ sở chính  là tòa nhà 96 Phan Đăng Lưu. Đáng chú ý, tham gia chương trình này có sự tham dự của Chủ tịch sáng lập Nguyễn Bá Dương. Được biết, tổng kết năm 2022, SOL E&C đã ghi nhận doanh thu lên đến gần 4.500 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm 2021 đã tăng trưởng lên gấp gần 3 lần.

Không những thế, kết thúc năm nay những công ty nằm trong “hệ sinh thái Nguyễn Bá Dương” là SOL E&C, Newtecons, Ricons, BM Windows, Boho Décor và DB đã ghi nhận doanh thu lên đến hơn 1 tỷ USD. Như đã nói, những doanh nghiệp này đều ít nhiều có sự liên quan đến ông Nguyễn Bá Dương cùng với người nhà của ông.


Kết thúc năm nay những công ty nằm trong “hệ sinh thái Nguyễn Bá Dương” là SOL E&C, Newtecons, Ricons, BM Windows, Boho Décor và DB đã ghi nhận doanh thu lên đến hơn 1 tỷ USD
Kết thúc năm nay những công ty nằm trong “hệ sinh thái Nguyễn Bá Dương” là SOL E&C, Newtecons, Ricons, BM Windows, Boho Décor và DB đã ghi nhận doanh thu lên đến hơn 1 tỷ USD

Nhớ lại thời điểm 2 năm trước, sau khi rời Coteccons sau 17 năm gây dựng, ông Nguyễn Bá Dương từng chia sẻ rằng: “Tôi cũng như các bạn, cũng có cảm giác chần chừ không muốn bước ra khỏi vùng an toàn, đôi lúc còn không dám chấp nhận rủi ro… Nhưng nếu không đương đầu với thách thức sẽ không thể lớn lên được, mỗi lần vấp ngã là một lần chúng ta học được cách làm sao để đi nhanh hơn”.

Boho Décor do con trai điều hành

Được biết, Boho Décor là công ty do ông Nguyễn Minh Hoàng (hay còn gọi là Luke Nguyễn) là Giám đốc kiêm người đại diện pháp luật. Ông Hoàng chính là con trai ông Nguyễn Bá Dương.

Mới đây, có mặt trong buổi lễ tổng kết của Boho Décor, ông Nguyễn Bá Dương chia sẻ: “Năm 2022 là năm đánh dấu bước chuyển mình của Boho khi doanh thu và sản lượng của các khối Thi công, Thiết kế cũng như Nhà máy đều đạt thành quả đáng khích lệ. Đồng thời, đây cũng là năm thành công trong việc phát triển đội ngũ kế thừa, rất nhiều nhân sự được Công ty trao cơ hội để nắm giữ vai trò quản lý”.


Boho Décor còn là đối tác và tổng thầu thực hiện hàng loạt các công trình lớn tại Việt Nam của Lotte và Melia cũng như các “ông lớn” bất động sản trong nước như Masterise, Novaland, Tân Hoàng Minh, trụ sở Viettel, Đại học Fulbright…
Boho Décor còn là đối tác và tổng thầu thực hiện hàng loạt các công trình lớn tại Việt Nam của Lotte và Melia cũng như các “ông lớn” bất động sản trong nước như Masterise, Novaland, Tân Hoàng Minh, trụ sở Viettel, Đại học Fulbright…

Theo tìm hiểu được biết, ông Nguyễn Minh Hoàng là cổ đông sáng lập của Công ty TNHH Boho Décor (Boho). Công ty này thường thành lập vào ngày 5/8/2019, tỷ lệ góp vốn của ông Nguyễn Minh Hoàng là 40%. Thời điểm mới thành lập, CEO của Boho Décor là ông Nguyễn Đặng Hoàng Chương - đây là một lãnh đạo cấp trung tại Coteccons.

Theo Nhịp sống thị trường, ngành nghề kinh doanh chính của Boho Décor là thiết kế và thi công nội thất, sản xuất… Công ty này có địa chỉ nằm tại tầng 2, 3 Tòa nhà Newtecons, 96 Phan Đăng Lưu, phường 05, quận Phú Nhuận, TP. HCM. Dấu ấn của Boho Décor đã trải dài trong hàng loạt các công trình khắp cả nước, từ Residential (Căn hộ) cho đến Hospitality (Khách sạn, Khu nghỉ dưỡng) hay Office (Văn phòng làm việc) và Commercial (Nhà hàng, Cửa hàng)...

Bên cạnh đó, Boho Décor còn là đối tác và tổng thầu thực hiện hàng loạt các công trình lớn tại Việt Nam của Lotte và Melia cũng như các “ông lớn” bất động sản trong nước như Masterise, Novaland, Tân Hoàng Minh, trụ sở Viettel, Đại học Fulbright… Ở trên fanpage của mình, Boho Décor thường xuyên cập nhật về tình hình, tiến độ hợp tác với hàng loạt đối tác lớn cả trong và ngoài nước. Gần đây nhất, hàng loạt các dự án mà Boho Décor tham gia gồm có: Lotte Mall Hanoi, tiến hành nâng cấp Khách sạn Melia Hanoi, bắt tay Viglacera Vân Hải trong dự án Angsana Quan Lạn Hạ Long bay Hotel & Resort...

Nhà máy Boho Décor có tổng diện tích lên đến 30.000m2, được đặt ở Lô 29, đường số 7, khu công nghiệp Tân Đức, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Điều đáng nói, đây chính là nhà máy Nội thất đầu tiên tại Việt Nam đã được chứng nhận LEED GOLD đến Hội đồng Công trình Xanh Hoa Kỳ (USGBC). Nhà thầu xây dựng nhà máy này là Newtecons.

Cũng trên fanpage của Boho Décor, ông Nguyễn Bá Dương cũng nhiều lần xuất hiện trực tiếp trong các buổi trao đổi thông tin cũng như gặp mặt nhân viên định kỳ hay tổng kết kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này cho thấy, Boho Décor là một trong những mảnh ghép quan trọng trong tầm nhìn chiến lược của vị doanh nhân kỳ cựu này.  

Newtecons cán mốc doanh thu 10.000 tỷ đồng

Mới đây, Newtecons đã thông báo cán mốc kế hoạch doanh thu 10.000 tỷ đồng. Điều đáng nói, vào thời điểm đầu năm con số này của doanh nghiệp được đánh giá là khá tham vọng khi đã tăng gấp đôi so với năm 2021. Đồng thời, đây cũng là mức tăng trưởng vượt trội so với các nhà thầu khác trong bối cảnh thị trường nội địa ngày càng co hẹp cùng áp lực cạnh tranh cũng ngày càng gay gắt.

Nhờ đạt cột mốc ấn tượng này, Newtecons đã nhảy vọt lên Top 3 ngành xây dựng, tương đương với doanh số của Ricons và chỉ xếp sau Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình (kế hoạch 17.500 tỷ đồng) cùng với Coteccons (kế hoạch 15.000 tỷ đồng). Cách đây không lâu, Ricons cũng lần đầu cán mốc doanh thu 10.000 tỷ đồng. Như vậy, chỉ tính riêng tổng doanh thu của Newtecons và Ricons đã lên đến 20.000 tỷ đồng. 


Nhờ đạt cột mốc ấn tượng này, Newtecons đã nhảy vọt lên Top 3 ngành xây dựng, tương đương với doanh số của Ricons và chỉ xếp sau Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình (kế hoạch 17.500 tỷ đồng) cùng với Coteccons (kế hoạch 15.000 tỷ đồng)
Nhờ đạt cột mốc ấn tượng này, Newtecons đã nhảy vọt lên Top 3 ngành xây dựng, tương đương với doanh số của Ricons và chỉ xếp sau Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình (kế hoạch 17.500 tỷ đồng) cùng với Coteccons (kế hoạch 15.000 tỷ đồng)

Trong thời gian qua, Newtecons và SOL E&C đã trúng thầu dự án Hạng mục nhà máy sản xuất của tập đoàn Techtronics Tools Industries (TTI) tại Việt Nam. Năm 2022, SOL E&C cho biết, công ty đã được công bố là doanh nghiệp ghi nhận sự tăng trưởng nhanh nhất trong ngành xây dựng Việt Nam, dựa theo bảng xếp hạng FAST500 của VNR (tháng 4/2022). Cũng trong năm này, một số dự án tiêu biểu của SOL E&C thầu phải kể đến như: Nhà máy của John-Richard tại Việt Nam, Khu nhà máy và khu sinh hoạt của Huafu (nằm trong “Cụm công nghiệp dệt sợi 50ha” tại Long An), Swan Smart Logistics Long An của Tập đoàn Cainiao, Mai House Hội An Luxury Golf and Resort tỉnh Quảng Nam….

Trong khi đó, dưới sự dẫn dắt của ông Nguyễn Bá Dương, Newtecons cũng liên tục công bố những gói thầu lớn. Tháng 5 năm nay, công ty này đã chính thức cất nóc đối với “siêu dự án” Lake Tower thuộc dự án Grand Marina, Saigon. Dự án này có tiền thân là The Centennial Saigon tọa lạc ở ngay khu “đất vàng” Ba Son. Thời gian trước đó, thông tin Masterise Group thay thế Alpha King ở siêu dự án này cũng gây nhiều chú ý.

Dưới trướng của ông Dương, Newtecons cũng đã thay thế Coteccons trở thành nhà thầu mới của dự án, điều này tiếp tục khiến dư luận dậy sóng. Ngoài ra, còn hàng loạt các dự án lớn khác như: The Spirit Saigon (tọa lạc tại trung tâm quận 1), Lumiere Riverside (nằm tại quận 2)….

Trong thời gian qua, ảnh hưởng của thời kỳ hậu Covid-19, đặc biệt là sự chững lại của thị trường bất động sản, lãi suất và tỷ giá liên tục tăng cao, cộng thêm hàng loạt các sự kiện tiêu cực trên thị trường càng khiến cho các nhà thầu gặp khó khăn. Trong một báo cáo dự định mới công bố, Mirae Asset dự phóng Coteccons có thể ghi nhận khoản lỗ lỗ khoảng 110 tỷ đồng (kết quả 9 tháng đầu năm mà doanh nghiệp công bố vẫn lãi trước thuế 8 tỷ đồng) và không hoàn thành kế hoạch đề ra cho năm 2022.

BM Windows từng được giao cho vợ tiếp quản

BM Windows được biết đến là thương hiệu được sáng lập bởi ông Nguyễn Bá Dương vào tháng 7/2016. Vốn điều lệ ban đầu của BM Windows là 100 tỷ đồng. Thời điểm đó, các cổ đông tham gia sáng lập bao gồm: Bà Huỳnh Thị Tuyết Ngọc (vợ ông Nguyễn Bá Dương) góp 60% vốn, ông Nguyễn Xuân Đạo (em trai ông Dương) góp 10% vốn, ông Huỳnh Nhật Minh (em vợ ông Dương) góp 10%; ngoài ra, ông Nguyễn Ngọc Tùng và ông Ngô Thanh Phong mỗi người góp 10%.


Đến năm 2021, doanh thu của công ty đã giảm 42% so với năm trước, xuống chỉ còn 1.170 tỷ đồng
Đến năm 2021, doanh thu của công ty đã giảm 42% so với năm trước, xuống chỉ còn 1.170 tỷ đồng

Sau khi BM Windows thành lập được 1 năm, ba cổ đông có liên quan đến ông Nguyễn Bá Dương là bà Huỳnh Thị Tuyết Ngọc, ông Nguyễn Xuân Đạo cùng với ông Huỳnh Nhật Minh đã đồng thời rút vốn khỏi công ty này. Thời điểm mới thành lập, ông Huỳnh Nhật Minh đảm nhiệm vị trí Tổng giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật của BM Windows. Không lâu sau đó, vị trí này đã chuyển giao sang ông Trần Văn tiến, trong khi đó ông Huỳnh Nhật Minh đảm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT kể từ đó cho đến nay. 

Xét về kết quả kinh doanh, kể từ năm 2016 cho đến nay, vốn điều lệ của BM Windows đã tăng từ 100 tỷ đồng lên 305 tỷ đồng. Bên cạnh việc tăng vốn, doanh thu của BM Windows cũng đã tăng lên nghìn tỷ đồng; đặc biệt năm 2019-2020 đã ghi nhận mức đỉnh là hơn 2.000 tỷ đồng. Đến năm 2021, doanh thu của công ty đã giảm 42% so với năm trước, xuống chỉ còn 1.170 tỷ đồng. Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế chỉ còn 23 tỷ đồng, tương đương với mức giảm mạnh 77%. Được biết, đây là một năm khó khăn của ngành xây dựng nói chung, khi đại dịch Covid-19 đã bùng phát mạnh tại Việt Nam, nhiều nơi áp dụng chính sách giãn cách xã hội để phòng ngừa dịch bệnh cùng với giá nguyên vật liệu xây dựng đã tăng lên phi mã.  

Tính tại thời điểm cuối năm 2021, BM Windows ghi nhận tổng tài sản là 1.577 tỷ đồng cùng với 773 tỷ đồng vốn chủ sở hữu. Thời điểm hiện tại, theo như thông tin được ghi trên website, BM Windows sở hữu hai nhà máy công suất cao tại khu vực Hà Nội và Bình Dương với tổng diện tích lên đến gần 40.000m², mỗi năm cung cấp ra thị trường gần 2.000.000m² façade cũng như nhôm kính.


Tháng 9 năm nay, BM Windows chính là đơn vị thi công “vẩy rồng”, tạo vẻ đẹp độc đáo cho IFC One SaiGon và trở thành tâm điểm của sự chú ý
Tháng 9 năm nay, BM Windows chính là đơn vị thi công “vẩy rồng”, tạo vẻ đẹp độc đáo cho IFC One SaiGon và trở thành tâm điểm của sự chú ý

Trong 6 tháng đầu năm nay, công ty này đã tham gia hàng loạt dự án lớn, điển hình như The Nexus (có chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Phát triển Tài trợ Địa ốc RC (Refico)), The Opera Residences (chủ đầu tư là Quốc Lộc Phát) và Fairmont Hotel Hanoi (chủ đầu tư là Gelex Group)… Đặc biệt vào tháng 9 năm nay, BM Windows chính là đơn vị thi công “vẩy rồng”, tạo vẻ đẹp độc đáo cho IFC One SaiGon và trở thành tâm điểm của sự chú ý.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

3 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

4 ngày trước