NƠXH có thể lên đến 40 triệu đồng/m2: "Dập tắt" giấc mơ của người nghèo
BÀI LIÊN QUAN
Đang có 1.389 căn nhà ở xã hội ngoài ngân sách nhà nước đủ điều kiện bán tại Đà NẵngCả năm 2022 chỉ có một dự án nhà ở xã hội hoàn thành, TP Hồ Chí Minh kiến nghị “gỡ khó”Năm 2023, dự án nhà ở xã hội phù hợp sẽ tiếp tục được hỗ trợ đầu tưLo ngại giá NƠXH lên đến 40 triệu đồng/m2
Vấn đề phát triển nhà ở xã hội thời gian qua luôn được Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo các bộ ngành hết sức quan tâm. Bởi đây là việc có liên quan đến an sinh xã hội. Thị trường bất động sản những năm qua liên tiếp xảy ra các cơn sốt đất dẫn đến giá nhà bị đẩy lên cao. Nhiều người lao động, công nhân có thu thập thấp luôn ước mơ được sở hữu căn nhà của mình nhưng điều đó chưa bao giờ là dễ dàng. Đặc biệt là tại các thành phố lớn.
Thực tế cho thấy, nhà ở xã hội đang rất thiếu về cả chất và lượng. Các khu nhà ở xã hội mở bán đến đâu hết đó. Thậm chí, tại một số dự án, nhiều người còn bốc thăm 1 chọi 10 để kiếm được lá phiếu ưu tiên. Bởi có quá nhiều đối tượng phù hợp với điều kiện mua nhà trong khi đó nguôn cung yếu. Thậm chí có nhưng căn nhà xã hội bị cho là giá cao khiến người lao động có mức lương trung bình hoặc thấp không thể nào với tới.
Mới đây, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đã có văn bản góp ý sửa đổi, bổ sung một số quy định của Dự thảo Luật Nhà ở để thực hiện mục tiêu phát triển 1 triệu căn NƠXJ trong giai đoạn 2021 - 2030. Trong văn bản này, HoREA cho rằng, Dự thảo Luật Nhà ở đã đúng khi bỏ quy định bắt buộc chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại có quy mô diện tích từ 10 ha (hoặc 2 ha) trở lên phải dành 20% diện tích đất ở để xây dựng NƠXH trong dự án.
HoREA giải thích, thực tế cho thấy, không phải dự án nhà ở thương mại phân khúc hạng sang, siêu sang đều cso thể xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở bình dân cạnh đó. Hơn nữa, các chủ đầu tư khi phát triển các dự án nhà ở hạng sang, siêu sang đều không muốn xây dựng thêm một khu nhà ở xã hội. Bởi, nhà ở xã hội trong các dự án như vậy có chi phí tạo lập quỹ đất rất cao. Chưa dừng lại ở đó, khi chi phí đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng của dự án phân bổ cho diện tích đất nhà ở xã hội cũng cao nên tác động với gia bán.
“Theo tính toán thì giá bán nhà ở tại các dự án này có thể lên đến trên dưới 40 triệu đồng/m2”, HoREA nhấn mạnh.
Con số mà HoREA đưa ra khiến nhiều người nhạc nhiên. Bởi nếu dự án nhà ở xã hội có giá trên dưới 40 triệu đồng/m2 thì chẳng khác nào nhà ở thương mại. Thậm chí, nó còn có giá cao hơn so với một số khu nhà ở thương mại trung cấp được xây dựng ở ngoại thành. Chính HoREA cũng cho rằng, con số này vượt qua khả năng tài chính của hầu hết những người có thu nhập thấp.
Có một bất cập mà nhiều chuyên gia đã chỉ ra là người Việt nếu muốn dùng lương để mua nhà thì tốn quá nhiều năm để có thể sở hữu căn nhà của mình. Bởi chỉ số giá nhà ở nước ta cao hơn gấp 20 lần so với thu nhập của xã hội. Trong khi đó, ở các nước phát triển chỉ là 6-7 lần.
Theo thống kê của Bộ Xây dựng, trong năm 2022, cả nước khởi công 19 dự án nhà ở xã hội với khoảng hơn 33.000 căn, tổng diện tích là 1,8 triệu m2. Hầu hết các dự án tập trung ở TP.HCM và các tỉnh phía Nam. Hiện nay, cả nước đang triển khai hơn 400 dự án, với quy mô xây dựng khoảng trên 454.000 căn, với tổng diện tích khoảng 22,7 triệu m².
Cũng liên quan đến nhà ở xã hội, mới đây, phát biểu về tiến độ triển khai đề án xây dựng ít nhất 1 triệu căn NƠXH, nhà ở công nhân trong giai đoạn từ nay đến năm 2030, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết đề án đã hoàn thiện và đang trình Chính phủ phê duyệt.
Dập tắt giấc mơ người nghèo?
Đầu tháng 11/2022, phát biểu tại Phiên họp chất vấn và trả lời chất vấn vấn đề thứ nhất thuộc lĩnh vực xây dựng của Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị thừa nhận giá nhà ở xã hội đang ở mức cao. Tư lệnh ngành xây dựng lý giải rằng, có nhiều nguyên nhân như chưa đảm bảo được nguồn cung nhà ở xã hội; Quỹ đất dành cho phát triển nhà ở xã hội cũng còn hạn chế; nguồn vốn phát triển nhà ở xã hội chưa được đảm bảo; chính sách ưu đãi, khuyến khích chưa thật sự thu hút và khả thi; khâu rổ chức thực hiện còn nhiều phức tạp dẫn đến nguồn cung chưa đảm bảo…
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị khẳng định sẽ có giải pháp để thu hút phát triển nhà ở xã hội.
“Giá nhà ở xã hội ngày một cao chính là dòng nước dập tắt đi giấc mơ của những người lao động, người có thu nhập thấp. Bởi hiện nay, mức giá 20-25 triệu đồng/m2 đã là quá cao so với thu nhập của họ rồi. Giá trên dưới 40 triệu đồng/m2 là con số rất thách thức đối với loại hình nhà ở xã hội”, chuyên gia kinh tế, bất động Phùng Tuấn Giang chia sẻ.
Theo ông Giang, mục tiêu của việc xây dựng nhà ở xã hội là hướng đến người nghèo, người thu nhập thấp. Vấn đề của các cơ quan chức năng là lâu nay đang để giá nhà về đúng điểm, phát huy được tác dụng và ý nghĩa của nói.
Chuyên gia kinh tế này nói rằng, giá nhà ở xã hội nếu hợp lý chỉ là 15 tiệu đồng/m2. Những người lao động thường có 2 vợ chồng và 1 đứa cọ thì chỉ ở trong căn nhà 55m2. Như vậy, tài chính họ ra để mua nhà vào tầm hơn 800 triệu đồng. Đây là mức giá phù hợp với lương của người lao động khi trả gốc và lãi.
Ông Giang nói thêm, vấn đề cốt lõi của việc phát triển nhà ở xã hội chính là việc giải tỏa được áp lực cho các doanh nghiệp. Có nghĩa là, khi xây dựng dự án nhà ở xã hội thì khâu cấp phép phải được thực hiện khẩn trương, đơn giản hóa thủ tịch. Bởi có một số doanh nghiệp từng than là quá 6 tháng từ ngày gửi hồ sơ sang các cơ quan chức năng bị “om” chưa thể giải quyết. Điều này dẫn đến mất niềm in từ các doanh nghiệp. Vì thế, họ chuyển sang phát triển các dự án xây dựng nhà ở thương mại để sớm thu hồi lại vốn.