Những doanh nghiệp mảng thời trang cao cấp được vua hàng hiệu Johnathan Hạnh Nguyễn giao cho hai con Louis Nguyễn và Tiên Nguyễn hoạt động ra sao?
BÀI LIÊN QUAN
Doanh thu của Apple có nguy cơ sụt giảm hàng tỷ USD mỗi tuầnKhông cần cạnh tranh với các “ông lớn” khác, một chuỗi bán lẻ ghi nhận doanh thu tăng 96 lần nhờ ngành hàng không hồi phụcBất chấp toàn ngành lao đao, hãng xe điện Trung Quốc vẫn đạt doanh thu khủng, vượt mặt Tesla và dẫn đầu toàn cầu về doanh sốTỷ phú Johnathan Hạnh Nguyễn là Chủ tịch Tập đoàn liên Thái Bình Dương - IPPG, vốn nổi tiếng và được nhiều người biết đến với danh xưng là “vua hàng hiệu”. Ông chính là người đầu tiên ở Việt Nam chuyên mang những thương hiệu xa xỉ vào kinh doanh tại thị trường trong nước. Sau hơn 35 năm hoạt động bền bỉ, thời điểm hiện tại hệ sinh thái IPPG đang có tổng cộng 17 công ty thành viên cùng với 18 công ty liên doanh liên kết hoạt động tại 6 quốc gia là Việt Nam, Mỹ, Úc, Hong Kong (Trung Quốc) và Singapore cũng như Philippines. Trụ sở văn phòng chính được đặt tại Việt Nam.
Theo tập đoàn này, chiếm gần 70% thị trường hàng hiệu quốc tế phân phối trong nước, mang về Việt Nam khoảng hơn 100 thương hiệu thời trang cả cao cấp lẫn trung cấp, sở hữu hơn 1.200 cửa hàng.
Điều đáng nói, hầu hết các hoạt động kinh doanh cốt lõi của IPPG đều có sự tham gia góp mặt của các thành viên trong gia đình “vua hàng hiệu”. Trước đây, trong một lần trả lời phỏng vấn trước truyền thông, tỷ phú Johnathan Hạnh Nguyễn cũng từng nói rằng: “Mỗi đứa con trong gia đình sẽ được tôi đào tạo theo một hướng. Phillip Nguyễn thì chuyên về hàng không, Thảo Tiên chuyên về phân phối hàng hiệu xa xỉ còn Louis Nguyễn chuyên về hàng hiệu thứ cấp. Trong khi đó, William Hiếu Nguyễn chuyên về AI và công nghệ. Sau này, cậu bé sẽ phụ trách kỹ thuật của các dự án fintech của trung tâm tài chính”.
Cụ thể, Louis Nguyễn cùng với Tiên Nguyễn được cha mình giao cho phụ trách mảng thời trang thông qua 2 công ty con khác nhau. Trong khi Louis Nguyễn là CEO của ACFC chuyên hoạt động trong mảng hàng hiệu thứ cấp thì Tiên Nguyễn lại được giao quản lý DAFC chuyên phân phối loạt thương hiệu cao cấp.
ACFC tăng trưởng đều đặn
Louis Nguyễn có tên thật là Nguyễn Quốc Khánh, sinh năm 1983, là con trai cả của Chủ tịch IPPG. Thời điểm hiện tại Louis Nguyễn đang đảm nhiệm rất nhiều vai trò, bao gồm: CEO của Công ty TNHH Thời trang và Mỹ phẩm u Châu (ACFC); Phó Tổng Giám đốc – Phát triển Kinh doanh của Tập đoàn IPPG và trực tiếp quản lý điều hành IPPG F&B VFS.
Đáng chú ý, ACFC được biết đến là công ty bán lẻ thời trang quốc tế đầu tiên tại Việt Nam đã mang được nhiều thương hiệu thời trang nổi tiếng trên thế giới như: Tommy Hilfiger, GAP, Levi's, Diesel, Mango, Nike... về nước.
Trong nhiều năm qua, công ty dưới sự dẫn dắt của con trai cả “vua hàng hiệu” vẫn ghi nhận mức tăng trưởng đều đặn về doanh thu. Năm 2017, doanh thu của doanh nghiệp được ghi nhận là 829 tỷ đồng; đến năm 2020 đã tăng mạnh mẽ lên mức 2.147 tỷ đồng. Trong khi đó, lợi nhuận của ACFC cũng tăng trưởng rõ rệt trong khoảng thời gian từ 2017 đến năm 2019, tuy nhiên đến năm 2020 lại sụt giảm.
Doanh thu DAFC thấp hơn đôi chút
Tiên Nguyễn có tên là Nguyễn Thảo Tiên, sinh năm 1997, là ái nữ duy nhất của tỷ phú Johnathan Hạnh Nguyễn. Thời điểm hiện tại, cô nàng 9x đang điều hành Công ty TNHH Thời trang và Mỹ phẩm Duy Anh (DAFC) với vị trí Phó tổng giám đốc phát triển thời trang cao cấp. Hiện nay, DAFC cũng đang là nhà phân phối của hàng loạt các thương hiệu cao cấp trên thế giới như: Rolex, Cartier, Bvlgari, Armani Exchange, Burberry,…
Dù chuyên kinh doanh những mặt hàng xa xỉ, thế nhưng nếu so sánh DAFC của Tiên Nguyễn với công ty của anh trai mình đang hoạt động ở mảng thứ cấp, cả doanh thu cùng với lợi nhuận của DAFC trong năm 2019 và 2020 đều được ghi nhận ở mức thấp hơn.
Cụ thể, doanh thu của Thời trang và Mỹ phẩm Duy Anh trong năm 2018 là 1.200 tỷ đồng, trong khi đó lợi nhuận sau thuế là 26 tỷ đồng, tương đương với tỷ suất lợi nhuận chỉ đạt mức 2,2%. Đáng chú ý, năm 2020 là năm công ty này ghi nhận lợi suất lợi nhuận cao nhất là 3,4% với doanh thu là 1.245 tỷ đồng còn lợi nhuận sau thuế là 42 tỷ đồng.
Trong khi đó, tỷ suất lợi nhuận của ACFC vào năm 2018 là khoảng 8,2%; đến năm 2019 lùi nhẹ xuống còn 8,1%. Đến năm 2020, tỷ suất lợi nhuận công ty của Louis Nguyễn đã tụt xuống mức 4,5% nhưng vẫn cao hơn khi so sánh với DAFC. Kết thúc 6 tháng đầu năm nay, dù không được công bố những số liệu chi tiết về kết quả kinh doanh, tuy nhiên theo như DAFC, doanh thu của công ty đã ghi nhận mức tăng trưởng 49% so với cùng kỳ năm trước. Ngoài ra, lợi nhuận trước thuế của DAFC cũng tăng 65% so với cùng kỳ.
Xét về hoạt động trong cuối năm 2021 và đầu năm 2022, công ty của Tiên Nguyễn đã thành công mang về nước hàng loạt những thương hiệu nổi tiếng như: Montblanc, Santoni, Aquazzura bên cạnh những cái tên nổi bật trước đó, bao gồm: Rolex, Cartier, Tiffany&Co., Dolce&Gabbana, Versace, Burberry, Salvatore Ferragamo, Christian Louboutin,… Đồng thời, năm 2022 cũng đánh dấu việc DAFC chính thức tham gia trên nền tảng thương mại điện tử. Đây là một động thái quan trọng cho thấy tham vọng bành trướng của DAFC tại thị trường “béo bở” này.
Mục tiêu doanh thu lên đến 5.000 tỷ đồng
Trong 6 tháng đầu năm nay, mặc dù Tập đoàn liên Thái Bình Dương không phân tách một cách chi tiết bức tranh tài chính của 2 đơn vị là ACFC cùng với DAFC. Tuy nhiên, tập đoàn này cho biết, doanh thu của cả 2 doanh nghiệp này sau nửa đầu năm là 2.564 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước đã tăng thêm 47%. Trong khi đó, lợi nhuận của doanh nghiệp đạt mức 386 tỷ đồng.
Đối với kế hoạch sản xuất kinh doanh cho cả năm nay, hai doanh nghiệp này dự kiến sẽ đạt doanh thu vượt ngưỡng 5.000 tỷ đồng, lợi nhuận cho cả năm là 547 tỷ đồng. Nếu như ACFC hoàn thành được đúng kế hoạch đưa ra, đây sẽ là năm hai doanh nghiệp này ghi nhận kết quả kinh doanh cao nhất kể từ năm 2019 cho đến nay.
Bên cạnh đó, thời điểm hiện tại cả DAFC của Tiên Nguyễn và ACFC của Louis Nguyễn đều đang là cổ đông của Công ty CP Dịch vụ Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất (Sasco).