meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Lễ ăn hỏi và những điều kiêng kỵ trong ngày ăn hỏi

Thứ ba, 07/06/2022-00:06
Trong phong tục cưới hỏi truyền thống của người Việt, lễ ăn hỏi được xem là buổi thông báo chính thức về quyết định tiến tới hôn nhân của cặp đôi trẻ. Vì thế, trong buổi lễ quan trọng này, người ta thường sẽ tránh phạm phải những điều kiêng kỵ trong ngày ăn hỏi. Và những điều kiêng kỵ được kể dưới đây chính là kinh nghiệm được ông bà ta lưu truyền bao đời nay. Mời bạn cùng tham khảo. 

Lễ ăn hỏi và những điều kiêng kỵ trong ngày ăn hỏi
Lễ ăn hỏi và những điều kiêng kỵ trong ngày ăn hỏi

Đôi nét về lễ ăn hỏi

Lễ ăn hỏi còn được gọi là lễ đính hôn, đây là một nghi lễ quan trọng không thể thiếu trong tiến trình hôn nhân của đôi uyên ương trẻ. Khác với lễ dạm ngõ chỉ là buổi gặp mặt để xin phép qua lại giữa hai bên gia đình được tổ chức một cách đơn giản, thì lễ ăn hỏi sẽ đòi hỏi sự long trọng và nhiều nghi thức cầu kì hơn.

Lễ ăn hỏi được xem là sự thông báo chính thức về việc kết hôn giữa đôi trẻ và là một giai đoạn không thể thiếu trong quan hệ hôn nhân. Khi đàng trai mang lễ vật đến nhà gái và được nhà gái nhận lễ ăn hỏi, thì đây chính là khoảnh khắc công nhận gả con cho nhà trai. Kể từ đó, cả hai được coi như vợ chồng và có thể gọi bố mẹ xưng con cũng như đợi đến ngày cưới để chính thức ra mắt hai họ gia đình.

Ý nghĩa của lễ ăn hỏi


Ngày lễ ăn hỏi được xem là một sự kiện quan trọng và có ý nghĩa đặc biệt đối với hạnh phúc lứa đôi
Ngày lễ ăn hỏi được xem là một sự kiện quan trọng và có ý nghĩa đặc biệt đối với hạnh phúc lứa đôi

Ngày lễ ăn hỏi được xem là một sự kiện quan trọng và có ý nghĩa đặc biệt đối với hạnh phúc lứa đôi. 

  • Vào ngày này, nhà trai sẽ mang lễ vật sang nhà gái để xin phép hỏi cưới, đây là một bước đầu không thể thiếu cho hôn nhân của đôi uyên ương để buổi lễ đám cưới chính thức có thể diễn ra.
  • Lễ ăn hỏi được xem là cơ hội để con cháu thể hiện lòng thành kính với ông bà tổ tiên. Trong sự kiện quan trọng của cuộc đời như buổi đám hỏi, cần phải làm một buổi lễ để báo với ông bà tổ tiên. Khi nhận lễ vật, nhà gái sẽ bày cúng lên bàn thờ và thắp nhang kính lễ gia tiên.
  • Lễ ăn hỏi chính là dịp để nhà trai bày tỏ thành ý với nhà gái. Những mâm lễ vật đủ đầy, sang trọng chính là cách để nhà trai thể hiện sự tôn trọng, biết ơn vì nhà gái đã có công ơn sinh thành, dưỡng dục con gái sẽ trở thành con dâu sau này của họ. 
  • Ngoài ra, buổi lễ đám hỏi cũng thể hiện gia cảnh của nhà trai. Tùy vào gia cảnh và sự thống nhất, bàn bạc dựa trên điều kiện hoàn cảnh của nhau mà số mâm lễ cũng có sự khác biệt.

Những ai sẽ tham dự lễ ăn hỏi

Người tham dự lễ ăn hỏi sẽ bao gồm các thành viên trong gia đình. Theo đó, nhà trai và nhà gái sẽ có sự khác nhau như sau:

  • Nhà trai: Chú rể, bố mẹ, ông bà, dòng họ, đội bê tráp (những thanh niên trai tráng chưa có vợ) và bạn bè thân thiết.
  • Nhà gái: Cô dâu, bố mẹ, ông bà, dòng họ, đội bê tráp (những cô gái chưa có chồng) và bạn bè thân thiết.

Trong đó, số lượng người bê tráp hai bên sẽ có sự tương đồng với nhau.

Những điều kiêng kỵ trong ngày ăn hỏi

Chọn ngày giờ làm lễ không tốt, không hợp mệnh

Ông bà ta xưa nay thường có thói quen xem ngày giờ tốt trước khi bắt đầu làm một việc gì đó quan trọng, nhất là trong những dịp trọng đại như đám hỏi, đám cưới. Và sau nhiều thế hệ, điều này đã trở thành một phong tục đặc trưng không thể thiếu của người Việt.


Nên chọn ngày giờ hợp tuổi và hợp phong thủy để làm lễ ăn hỏi
Nên chọn ngày giờ hợp tuổi và hợp phong thủy để làm lễ ăn hỏi

Người ta quan niệm rằng, cần phải xem ngày tốt dựa trên ngày tháng năm sinh của cô dâu và chú rể. Chọn giờ hoàng đạo cũng giúp cho đôi trẻ có một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc, suôn sẻ.

Những ngày giờ không tốt, thậm chí rơi vào thời điểm xấu sẽ được cho là đem lại điềm xui rủi cho cuộc sống sau này của đôi lứa.

Cô dâu không nên hiện diện trước khi được chú rể đón

Đó là một luật bất thành văn được áp dụng trong mọi lễ cưới hỏi của người Việt. Nếu như không kiêng kỵ, người ta sẽ cho đó là hành động vô duyên, bất lịch sự và thiếu lễ phép - không phù hợp với hình ảnh người con gái Á Đông. 

Vào lễ ăn hỏi, cô dâu sẽ đợi trong phòng và chỉ xuất hiện khi được chú rể vào đón.

Người đang có tang không nên tham dự 

Những người đang chịu tang nên tạm lánh mặt tại lễ ăn hỏi, đây là một điều kiêng kỵ thường thấy trong cả lễ dạm ngõ và kết hôn. Bởi vì người xưa quan niệm rằng, nếu người có tang tham dự sẽ đem lại sự xui rủi, không may mắn.

Ngoài ra, những ai đang có bầu cũng tránh tham dự lễ đám hỏi. Dẫu vậy, nhiều nơi vẫn cho rằng sự có mặt của bà bầu chính là điềm may mắn, là lời chúc phúc cho đôi uyên ương sớm có con đàn cháu đống.

Tránh sử dụng dao kéo trong ngày ăn hỏi

Dao kéo sẽ không được sử dụng vào ngày ăn hỏi, nếu có việc cần, người ta sẽ dùng tay để xé. Bởi vì ông bà ta quan niệm rằng, dao kéo chính là biểu tượng cho sự chia cắt, không tốt cho cuộc sống hôn nhân của cô dâu chú rể.

Tránh làm đổ vỡ trong ngày ăn hỏi

Làm đổ vỡ đồ đạc, nhất là ly thủy tinh trong ngày ăn hỏi được xem là một điều đại kỵ. Tương tỵ như việc dùng dao kéo, sự đổ vỡ là biểu hiện của sự chia ly, rạn nứt, ảnh hưởng không tốt đến tình cảm đôi vợ chồng và cuộc sống hôn nhân của họ.

Không chuẩn bị bàn thờ gia tiên quá sơ sài

Bàn thờ là nơi hai gia đình sẽ nói chuyện hôn ước trước sự chứng kiến của ông bà gia tiên. Vì thế, cần phải chuẩn bị tươm tất và sạch sẽ. Điều này không chỉ thể hiện lòng thành kính và lòng tôn trọng của con cháu đến ông bà, mà còn là lời cầu chúc cho hôn nhân của con cháu gặp nhiều may mắn và hạnh phúc.

Những câu hỏi thường gặp liên quan đến lễ ăn hỏi

Dưới đây là một vài câu hỏi thường được các cặp đôi thắc mắc trong trước khi tổ chức ăn hỏi!

Có được gộp ăn hỏi và đám cưới chung một lần được không?

Có, nhưng chỉ nên thực hiện trong trường hợp bất khả thi. Ví dụ như khoảng cách nhà trai và nhà gái quá xa, khiến việc đi lại, tổ chức hôn lễ trở nên khó khăn, trắc trở thì việc gộp chung một ngày sẽ rất thuận tiện, lại tiết kiệm được chi phí cho đôi bên.


Có được gộp ăn hỏi và đám cưới chung một lần được không?
Có được gộp ăn hỏi và đám cưới chung một lần được không?

Nhà vừa có tang có được tổ chức ăn hỏi không?

Người xưa quan niệm rằng, nếu nhà có tang thì phải kiêng kị mọi cuộc vui, dù là đám cưới hay đám hỏi cũng không ngoại lệ. Nếu trong nhà có anh em ruột thịt mất, phải đợi sau ít nhất một năm mới được tổ chức ăn hỏi. Còn nếu là bố mẹ ruột thì phải ít nhất sau 3 năm sau mới có hỉ sự. Vì thế, nhiều trường hợp các gia đình quyết định “cưới chạy tang” khi trong nhà có người ốm nặng. Và những lễ cưới này thường chỉ được tổ chức đơn giản mà thôi!

Bưng tráp số chẵn thì có sao hay không?

Câu trả lời sẽ tùy vào từng vùng miền, ví như người Bắc sẽ chọn số lẻ, còn người miền Nam là số chẵn. Vì thế, bạn có thể cân nhắc theo ý kiến của người lớn.

Đó là những thông tin về lễ ăn hỏi và những điều kiêng kỵ trong ngày ăn hỏi mà bạn có thể tham khảo. Chúc bạn có một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc mỹ mãn!

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Ngôi nhà 3,5 tầng ở Hà Nội không có giếng trời vẫn ngập tràn ánh sáng

Biệt thự hiện đại 3 tầng phủ lam gỗ lấy ý tưởng từ lũy tre làng

Ngắm toàn bộ không gian Dinh thự Hoàng A Tưởng trước khi thay màu áo mới

Chia tay Đà Lạt mộng mơ, đôi vợ chồng trẻ tìm chốn bình yên trong ngôi nhà nhỏ bên đồi

Quảng Ninh: Ngôi nhà gạch đỏ sở hữu khoảng sân vườn, mặt nước đan xen đón ánh sáng

Thiết kế không gian mở dành cho gia đình 3 thế hệ có chế độ sinh hoạt khác biệt

Khám phá dinh thự cổ Huỳnh Kỳ Trà Vinh đẹp nhất miền Tây Nam Bộ

Ngôi nhà sở hữu không gian kín đáo, ấm áp khác biệt với mặt tiền "hớ hênh"

Tin mới cập nhật

YouTube Shorts vừa được tích hợp mô hình AI mới, giúp việc sáng tạo trở nên dễ dàng hơn

8 giờ trước

Khu du lịch là gì? Điều kiện xét thành khu du lịch các cấp

17 giờ trước

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

2 ngày trước

Tòa nhà chọc trời cao tầng nhất TP. HCM "soán ngôi" Landmark 81: Tựa cây tre vươn dài và sở hữu một khu rừng lơ lửng trên không

2 ngày trước

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

2 ngày trước