Những điều kiêng kỵ trong đám tang mà bất cứ ai cũng cần phải biết
BÀI LIÊN QUAN
Những điều cần kiêng kỵ khi đi đám ma cần phải biết1. Những điều kiêng kỵ trong đám tang mà bất cứ ai cũng cần phải biết
1.1. Kiêng kỵ lúc ra đi không cho người thân ở bên cạnh tiễn đưa
Người xưa rất xem trọng việc nối dõi tông đường, cho rằng lúc người già ra đi phải có con cháu bầu bạn. Có như vậy thì khi rời khỏi thế gian mới không cảm thấy cô độc, ở dưới âm phủ cũng không phải nhớ nhung. Chính vì vậy việc để người thân chết mà không có ai bên cạnh là một điều kiêng kỵ trong đám tang.
Theo quan niệm dân gian, điều này sẽ khiến linh hồn người chết trở thành cô ma, sống đơn độc ở cõi âm phủ và luôn nhớ về người thân còn sống. Từ đó có thể họ sẽ tìm về với người thân nhiều hơn để khỏi cô đơn.
1.2. Kiêng kỵ để người mất ở trần
Người phương Đông rất kỹ tính trong những nghi thức khâm liệm, để người đã khuất ở trần là điều kiêng kỵ trong đám tang. Trước khi trút bỏ hơi thở cuối cùng, người thân phải mặc quần áo đẹp cho người đó, không nên để cởi trần ra đi. Hoặc khi người đã khuất ra đi, gia đình dùng nước sạch tắm rửa cơ thể và thay quần áo mới cho họ.
Thông thường, người già đến một số tuổi nhất định sẽ dặn dò con cháu chuẩn bị sẵn áo liệm để các cụ yên tâm. Áo liệm cho người mất thường được sắm 3 cái, 5 cái, 7 cái kỵ dùng số chẵn. Áo liệm được làm bằng lụa, kiêng dùng vải gấm hay sa tanh với mong muốn ban phúc cho con cháu.
1.3. Kiêng để chó mèo nhảy qua thi hài người đã khuất
Một trong những điều kiêng kỵ trong đám tang là không được để chó, mèo nhảy qua xác người chết. Quan niệm dân gian cho rằng khi chó đen hoặc mèo đen nhảy qua thi hài người mất sẽ dẫn đến hiện tượng “quỷ nhập tràng”. Dù câu chuyện này chưa được kiểm chứng, song bạn cũng kiêng mang theo chó mèo đến đám tang để tránh những rắc rối.
1.4. Khi khâm liệm, kiêng kỵ để nước mắt rơi vào xác người chết
Để nước mắt rơi xuống khi khâm liệm là một điều kiêng kỵ trong đám tang. Người Việt có quan niệm “sống gửi, thác về” nghĩa là con người sống ở trần thế chỉ là ngắn ngủi, tạm bợ. Khi chết đi là bắt đầu một cuộc sống mới ở cõi vĩnh hằng, vì vậy phải để người chết được ra đi thanh thản. Nước mắt có thể khiến vong linh cảm nhận được sự đau thương của những người ở lại và lưu luyến không nỡ rời đi.
Mặt khác, cũng có quan niệm cho rằng để nước mắt rơi xuống khi khâm liệm sẽ khiến con cháu người đã khuất làm ăn khó khăn. Vì thế, dù đau buồn đến đâu thì những người thân cũng cần kìm nén dòng nước mắt để tránh rơi vào thi thể. Ở một số gia đình có tục không để vợ, chồng hoặc con cái của người mất vào nhập liệm cũng vì lý do này.
1.5. Kiêng kỵ người đã khuất mang theo đồ vật của người sống
Quan niệm của người xưa cho rằng những đồ vật được người sống mang trên mình có chứa đựng hơi của người này. Nếu để người chết mang đi tức là đã chôn một phần hơi của người sống, đây là điều kiêng kỵ trong đám tang. Làm như vậy sẽ khiến cuộc sống của họ không trọn vẹn, dễ bị ngớ ngẩn hay quên.
1.6. Người sống kiêng kỵ mặc quần áo thừa, nằm giường, sử dụng đồ của người chết
Quần áo, giường nằm và vật dụng của người chết là những thứ thân thiết với họ lúc sinh thời. Khi đã sang thế giới bên kia, có thể họ vẫn nhớ tới những vật dụng này của mình. Nếu người sống lấy để sử dụng thì sẽ bị âm hồn người chết về đòi lại và làm cho đau ốm, quặt quẹo thậm chí bị bắt theo. Do đó bạn cần kiêng kỵ trong đám tang để tránh rước những vận xui xẻo, bệnh tật vào người.
1.7. Kiêng kỵ cha mẹ đưa tang con cái
Đây là một điều kiêng kỵ trong đám tang vì theo quan niệm dân gian con cái phải phụng dưỡng, tiễn đưa cha mẹ. Vì thế con chết trước cha mẹ sẽ bị coi là bất hiếu, là nghịch cảnh nên cha mẹ không đưa tang con. Tục này cũng góp phần làm vơi bớt nỗi đau của người thân và tránh nạn trùng tang cho gia đình.
1.8. Khi khiêng linh cữu kiêng kỵ đi nhanh
Từ xưa, dân gian có tục giữ cho thi hài người đã khuất được nằm yên. Vì vậy những người khiêng linh cữu cần phải nhẹ nhàng và cố tình khiêng chậm để thể hiện sự lưu luyến với người mất.
1.9. Kiêng dùng màu đỏ hoặc màu sắc sặc sỡ
Một điều khác cần kiêng kỵ trong đám tang là tránh mặc quần áo, đồ dùng có màu đỏ hoặc màu sắc sặc sỡ. Con cháu, người thân trong nhà cũng kiêng mặc đồ đẹp hay trang điểm khi có đám tang. Những người đến viếng cũng không nên diện những trang phục lòe loẹt, hở hang để giữ phép lịch sự.
1.10. Kiêng quay đầu nhìn lại khi ra về
Sau khi hạ huyệt người chết, những người đưa tang phải đi quanh mộ ba vòng. Trên đường về kỵ quay đầu nhìn lại, có quan niệm cho rằng làm như vậy sẽ khiến vong linh người đã khuất theo người sống về nhà.
2. Những điều nên làm trong đám tang có thể bạn chưa biết
Những điều kiêng kỵ trong đám tang được đúc kết từ kinh nghiệm dân gian, trải qua bao thế hệ đến nay vẫn còn giá trị. “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành” chúng ta nên ghi nhớ để tránh được những xui xẻo hoặc biến cố về sau. Bên cạnh đó khi đi viếng đám tang hoặc nếu trong nhà có người mất, bạn nên làm một số việc dưới đây:
- Lễ tang là nơi trang nghiêm, lịch sự để tiễn đưa người đã khuất về nơi an nghỉ cuối cùng. Vì thế bạn nên lựa chọn trang phục màu trắng đen, kín đáo và không có nhiều họa tiết cầu kỳ.
- Người đến viếng tang nên thể hiện sự đau buồn và thương tiếc, tránh cười đùa hoặc buông những lời không hay về người đã mất.
- Khi dự đám tang, bạn có thể mang theo tỏi hoặc xoa dầu để bảo vệ cơ thể.
- Nếu nhà có bà bầu, trẻ nhỏ, người già thì nên đặt ở cửa ra vào một lò than đốt vỏ bưởi và bồ kết để trừ uế khí.
- Khi bạn viếng đám tang về thì nên hơ người bằng lửa, thay quần áo và hạn chế tiếp xúc với trẻ nhỏ.
Bài viết trên, chúng tôi đã chia sẻ những điều kiêng kỵ trong đám tang mà ai cũng cần phải biết. Hy vọng những thông tin này giúp bạn hiểu rõ hơn về nghi lễ trong đám tang và tránh được những xui xẻo không đáng có.