Những điều ít người biết về Tổng giám đốc Từ Tiến Phát: Vị CEO nhiệt huyết của ACB
BÀI LIÊN QUAN
Chủ tịch Trần Hùng Huy: Từ "con nhà nòi" đến nhà lãnh đạo tài năng của Ngân hàng ACBQuý I/2022: Lợi nhuận ACB tăng 23% so với cùng kỳ, lần đầu tiên thực hiện hoàn nhập dự phòng rủi ro sau 3 nămNgân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB) - “Nơi làm việc tốt nhất Châu Á 2021”Được biết, ông Từ Tiến Phát đã có quá trình làm việc hơn 25 năm trước khi đảm nhiệm “ghế nóng” Tổng giám đốc của Ngân hàng Á Châu. Với cương vị mới, ông sẽ cùng với đội ngũ lãnh đạo và nhân viên tiếp tục thực thi để hoàn thành nhiệm vụ chiến lược đến năm 2025 đã được HĐQT của ngân hàng phê duyệt.
Sau khi nhậm chức, ông Phát kế nhiệm ông Đỗ Minh Toàn - người đã đảm nhiệm vị trí Tổng Giám đốc ACB trong 9 năm qua. Trong thông báo bổ nhiệm ông Từ Tiến Phát, ACB cho biết “Ông Phát là đại diện cho thế hệ nhân lực trẻ trưởng thành, kế thừa Ban lãnh đạo Ngân hàng dựa trên 5 giá trị cốt lõi: liêm chính, thận trọng, đổi mới, hài hòa và hiệu quả”.
Đáng chú ý, Chủ tịch HĐQT ACB - ông Trần Hùng Huy cũng cho biết, đội ngũ lãnh đạo tài năng luôn là yếu tố quan trọng nhất trên hành trình phát triển của Ngân hàng Á Châu từ khi thành lập đến nay. Do đó, sự thay đổi thành viên ban điều hành là một quá trình xây dựng và phát triển nhân sự kế thừa đã được hoạch định trong dài hạn để bảo đảm ACB phát triển bền vững và ổn định.
CEO Ngân hàng Á Châu Từ Tiến Phát là ai?
Ông Từ Tiến Phát sinh năm 1974. Vị CEO của Ngân hàng Á Châu từng tốt nghiệp Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh với bằng cử nhân kinh tế, thạc sỹ quản trị kinh doanh.
Được biết, Tổng giám đốc ACB đã có hơn 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng trước khi đảm nhiệm “ghế nóng”. Trước khi được bổ nhiệm giữ vị trí Tổng Giám đốc, ông Phát từng là Phó Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc Khối Khách hàng Cá nhân tại ACB từ năm 2015. Bên cạnh đó, ông Phát cũng đại diện cho ACB trong việc điều hành Ngân hàng Big A.
Quá trình công tác:
Năm 1996: Ông Từ Tiến Phát gia nhập ACB;
Năm 2011-2015: Ông được Đại hội đồng Cổ đông DaiABank bầu làm Thành viên Hội đồng Quản trị (Ông Phát là Thành viên đại diện cổ đông Ngân hàng TMCP Á Châu tham gia vào quản trị DaiABank);
Từ ngày 23/01/2015:Ông Phát là Phó Tổng giám đốc kiêm Giám đốc Khối Khách hàng cá nhân Ngân hàng TMCP Á Châu;
Từ ngày 14/1/2021 đến nay: Ông Phát là Tổng giám đốc ACB, nhiệm kỳ 2022 – 2025.
Được biết, tính đến ngày 31/12/2020, ông Từ Tiến Phát nắm trong tay khoảng 438.100 cổ phiếu ACB, tương đương trị giá 14,5 tỷ đồng.
Khi đảm nhiệm vị trí Tổng giám đốc, ông Từ Tiến Phát khẳng định: “ACB sẽ tiếp tục thực hiện chiến lược kinh doanh, hướng tới 5 mục tiêu: Ngân hàng có trải nghiệm khách hàng tốt nhất; khẳng định vị thế dẫn đầu của ACB trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ; phát triển mô hình kinh doanh năng động, hiệu quả; thu hút và tăng trưởng tài năng, tạo nội lực mạnh mẽ; củng cố vị thế trong chuyển đổi số. Chỉ có như vậy, ACB mới có thể tiếp tục tiến lên và nắm bắt được xu hướng phát triển và vận động không ngừng của ngành ngân hàng trong kỷ nguyên số”.
Trong thời gian tới, ngân hàng vẫn sẽ đầu tư và mạnh mẽ thực hiện việc chuyển đổi số trong toàn bộ hoạt động. Đồng thời, ACB cũng thay đổi mô hình kinh doanh, mũi nhọn là ngân hàng số cùng với việc giữ vững hiệu quả của ngân hàng truyền thống. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng sử dụng và phân tích dữ liệu nhằm nâng cao trải nghiệm của khách hàng, năng lực quản trị rủi ro. Đặc biệt, Ngân hàng Á Châu cũng hướng đến mục tiêu xây dựng một môi trường làm việc cởi mở, sáng tạo, năng động, nơi mà mỗi cá nhân đều có cơ hội đồng hành cùng sự phát triển của ngân hàng.
Sự phát triển của ACB dưới sự dẫn dắt của ông Từ Tiến Phát
Dưới sự lãnh đạo của ông Từ Tiến Phát, ACB năm 2021 đã ghi nhận nhiều con số ấn tượng. Theo đó, lợi nhuận trước thuế của ACB khi lũy kế cả năm đạt mức 12.000 tỷ đồng, tăng 25% so với năm trước. Bên cạnh đó, nhiều mảng kinh doanh của nhà băng này cũng đạt kết quả khả quan.
Đáng chú ý, thu nhập lãi thuần của ngân hàng năm 2021 đạt 18.944 tỷ đồng, tăng 30% so với năm 2020. Hoạt động kinh doanh ngoài lãi của ACB tăng trưởng mạnh. Trong đó, lãi từ dịch vụ đạt 2,893 tỷ đồng, ghi nhận mức tăng lên tới 71%. Lãi từ kinh doanh ngoại hối tăng 27% so với năm trước và đạt 871 tỷ đồng. Lãi từ mua bán chứng khoán kinh doanh cũng tăng tới 170%, đạt 450 tỷ đồng.
Tính đến cuối năm 2021, tổng tài sản của ACB ghi nhận mức tăng 19% so với đầu năm và đạt khoảng 527.770 tỷ đồng. Trong đó, 2 chỉ tiêu quan trọng nhất của Ngân hàng Á Châu là tiền gửi khách hàng và cho vay khách hàng lần lượt đạt hơn 379.900 tỷ đồng và 361.900 tỷ đồng, ghi nhận mức tăng trưởng lần lượt 8% và 16% so với năm trước.
Trên bảng cân đối kế toán, nếu như loại trừ hơn 4.700 tỷ đồng cho vay ký quỹ tại Công ty chứng khoán ACBS (công ty con của ACB), tổng nợ xấu của nhà băng này đến cuối năm 2021 đạt gần 2.800 tỷ đồng - tăng gấp rưỡi so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay cũng tăng từ 0,6% cuối năm 2020 lên mức 0,78% như thời điểm hiện tại.
Đáng chú ý, Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (YSVN) mới đây đã dự báo về tình hình kinh doanh của ACB trong năm 2022. Theo như dự báo này, lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ ACB trong năm nay sẽ đạt 11.700 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2021. Ngoài ra, ROE 2022 kỳ vọng sẽ ở mức 23%, cao hơn so với ROE trung vị ngành là 20% và tăng trưởng tín dụng dự báo ở mức 15%.