Nhóm “tỷ phú Đông Âu” và tham vọng “vượt biển lớn” với ngành hàng không
BÀI LIÊN QUAN
Tỷ phú Roman Abramovich xác nhận bán Chelsea"Vua thép" Trần Đình Long lọt top 1.000 tỷ phú giàu nhất hành tinh với tổng tài sản 3,2 tỷ USDNhững tỷ phú tuổi Nhâm Dần lừng lẫy trên sàn chứng khoán Việt sở hữu khối tài sản nghìn tỷCó một đặc điểm chung giữa các tỷ phú của Việt Nam đó là phần lớn họ đều là những người đã từng học tập và sinh sống ở Đông Âu, đó cũng là nơi đầu tiên mà họ khởi nghiệp trước khi trở về Việt Nam. Thêm một điểm chung nữa của những vị tỷ phú này là họ đều có sở thích đầu tư vào bất động sản hay ngân hàng. Thậm chí, họ cùng thể hiện sự quan tâm lớn đến hàng không và luôn trăn trở làm cách nào để đưa hàng không Việt Nam vươn ra biển lớn.
Có thể lấy những ví dụ tiêu biểu nhất như hãng hàng không Vietjet Air đã mang lại khối tài sản lớn đưa bà Nguyễn Thị Phương Thảo trở thành tỷ phú. Hay ước mơ của ông Phạm Nhật Vượng với hãng hàng không Vinpearl Air sẽ cất cánh nếu không quyết định dừng cuộc chơi để tập trung vào xe điện.
Hay trước đó, ông Đoàn Quốc Việt không đứng ngoài cuộc chơi lớn của các đại gia hàng không khi hãng Mekong Air cất cánh. Và mới đây nhất, hãng bay siêu sang Sun Air trực thuộc Sun Group của doanh nhân Lê Viết Lam cũng sắp sửa gia nhập đường bay với các hãng hang không đầy tên tuổi khác. Trên thực tế, để có thể làm hàng không thì yếu tố tiên quyết đó là các đơn vị này đều là những tên tuổi lớn trong lĩnh vực du lịch. Cuộc chơi này chỉ dành cho những tập đoàn lớn có tiềm năng về kinh tế thì mới có thể cạnh tranh trên thị trường đắt đỏ bậc nhất này.
Ai là người đặt nền móng cho hàng không tư nhân Việt Nam?
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo chính là người đã đặt nền móng đầu tiên cho hàng không tư nhân Việt Nam với hãng hàng không giá rẻ Vietjet Air. Theo khảo sát mới nhất của Forbes, bà Nguyễn Thị Phương Thảo là người giàu thứ 3 Việt Nam với khối tài sản 3 tỷ USD. Năm 1987, bà từng có thời gian du học tại Matxcova (Nga), nhờ tài thao lược và kinh doanh khi 21 tuổi bà Thảo đã tìm nguồn bán hàng điện tử và cao su tự nhiên ở thị trường Đông Âu, thời điểm này bà đã kiếm được 1 triệu USD đầu tiên.
Năm 2007, bà tham gia sáng lập Vietjet Air và trực tiếp nắm cổ phần của hãng. Ngày 24/12/2011, chuyến bay đầu tiên của Vietjet cất cánh từ TP.HCM đi Hà Nội, đánh dấu một sự kiện chưa từng có của ngành hàng không Việt Nam. Cùng với phát triển hàng không, bà Thảo còn tạo một chu trình khép kín khi tập trung xây dựng thêm hệ thống nghỉ dưỡng với các khách sạn, khu resort cao cấp như: Furama Đà Nẵng, L'Alya Ninh Van Bay, Ariyana…
“Tỷ phú đầm tôm” tiếp bước phát triển ngành hàng không mạnh mẽ
Ông Đoàn Quốc Việt là chủ của tập đoàn BIM Group vẫn được mọi người ưu ái gọi với cái tên “tỷ phú đầm tôm”. Ông chính là người đã góp vốn để nâng cánh cho “sếu đầu đỏ” Air Mekong. Ông Việt cũng từng có thời gian sinh sống và làm việc tại Đông Âu, chính việc thường xuyên phải di chuyển đi lại giữa Việt Nam và các nước khác đã khiến ông nhận ra nhu cầu của những mảng thị trường còn trống. Ông chủ BIM Group đã quyết đầu tư mở hãng hàng không khi trở về nước. Ngay sau đó hãng hàng không Air Mekong ra đời và có những chuyến bay đầu tiên vào tháng 10/2010.
Ban đầu, Air Mekong nhắm đến những thị trường ngách vẫn còn ít hãng khai thác. Sau gần 2 năm hoạt động, Air Mekong đã trang bị được 4 tàu bay thương mại cùng 13 đường bay nội địa. Nhờ có Air Mekong mà các lĩnh vực bất động sản, nông lâm thuỷ hải sản của ông Việt đã gắn kết chặt chẽ và linh động hơn.
Tuy nhiên đến tháng 3/2013 Air Mekong bất ngờ xin dừng bay nhưng mãi sau đó vẫn không có động thái trở lại. Vì thế, đến đầu năm 2015, Bộ GTVT đã rút giấy phép kinh doanh vận chuyển của Air Mekong, hãng “sếu đầu đỏ” của “tỷ phú đầm tôm” cũng chính thức dừng hoạt động.
Tỷ phú giàu nhất Việt Nam và tham vọng hàng không dang dở
Ông Phạm Nhật Vượng đã từng có thời gian sống và làm việc tại Ukraine. Tại đây, từng sáng lập nên nhà sản xuất mì ăn liền Technocom siêu đắt khách. Sau đó, ông đã quyết định về nước và bán lại công ty cho Nestle với giá 150 triệu USD. Tập đoàn Vingroup cũng ra đời từ đây với hoạt động kinh doanh chính là trong lĩnh vực bất động sản nghỉ dưỡng.
Đương nhiên, với một người “cái gì cũng dám làm” như tỷ phú Phạm Nhật Vượng thì việc đầu tư vào một hãng hàng không là điều hiển nhiên. Vingroup đã khởi động dự án Vinpearl Air với những chuẩn bị kĩ lưỡng khi lên kế hoạch tuyển sinh trường đào tạo phi công, mua máy bay, tổ chức chuyến bay...
Tuy nhiên, tham vọng này đã trở nên dang dở khi Vingroup quyết định “đình chỉ” dự án Vinpearl Air để tập trung trước vào việc phát triển xe ô tô, xe điện Vinfast đưa thương hiệu ô tô của Việt Nam ra trường quốc tế.
Hãng bay mới dành riêng cho giới tài phiệt
Doanh nhân Lê Viết Lam từng là cộng sự của ông Phạm Nhật Vượng tại Ukraine, sau khi tách ra trở về nước ông đã thành lập tập đoàn Sun Group chuyên hoạt động trong lĩnh vực nghỉ dưỡng cao cấp. Mới đây, Sun Group bất ngờ “đánh úp” khi tuyên bố sắp sửa ra mắt hãng bay hạng sang Sun Air chuyên phục vụ khách cao cấp và giới tài phiệt.
Trước đó, Sun Group cũng đã có sự chuẩn bị cho việc lấn sân sang ngành hàng không với dự án Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn (Quảng Ninh), là cảng hàng không tư nhân đầu tiên của Việt Nam đủ điều kiện cho phép cất hạ cánh. Dự án này có tổng giá trị đầu tư lên đến 7.463 tỷ đồng.
Cùng là những doanh nhân khởi nghiệp ở Đông Âu trở về dường như các tỷ phú lại có những hướng đi và tham vọng khá giống nhau. Và họ đang rất thành công với mọi định hướng đã được vạch ra ngay từ khi bắt đầu.