meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Nhìn lại bức tranh tài chính của Trung Nam Group: Triển vọng phát triển trong ngành năng lượng tái tạo, khả năng huy động vốn đa nguồn

Thứ ba, 08/11/2022-14:11
Có thể thấy, với đặc thù lĩnh vực hạ tầng phải huy động khoảng 80% từ vốn vay thì Trung Nam Group là một trong những tổ chức huy động được một lượng lớn từ trái phiếu doanh nghiệp từ năm 2021. Đứng trước những chuyển biến xấu của thị trường trái phiếu doanh nghiệp thì phía doanh nghiệp cho biết công ty hoàn toàn tự tin về các kế hoạch tài chính của mình và cũng đã có các kịch bản huy động vốn cho mục tiêu 1 tỷ USD doanh thu bán điện vào năm 2026.

Mới đây, Tập đoàn Trung Nam (Trungnam Group) đã phối hợp với Công ty chứng khoán VNDirect tổ chức buổi gặp gỡ các nhà đầu tư để có thể chia sẻ các thông tin liên quan đến triển vọng phát triển của ngành năng lượng tái tạo sau Quy hoạch Điện VIII cũng như các kế hoạch kinh doanh và tài chính trong năm tới. 

Nhìn chung về triển vọng của ngành năng lượng tái tạo, quy hoạch điện VIII sẽ có thể tạo ra cơ chế phát triển và tập trung vào các dự án điện gió gần bờ cũng như ngoài khơi. Trong khi điện than sẽ khong đầu tư thêm từ năm 2030 thì điện mặt trời sẽ không còn được ưu tiên phát triển như trước đây. 



Tọa đàm "Trung Nam Investor Day 2022" được Trungnam Group tổ chức vào ngày 3/11. Nguồn ảnh: Trungnam
Tọa đàm "Trung Nam Investor Day 2022" được Trungnam Group tổ chức vào ngày 3/11. Nguồn ảnh: Trungnam

Và hai yếu tố dẫn dắt chi phối thị trường điện sắp tới chính là sự cạnh tranh về giá cũng như chi phí đầu tư. Chính vì thế mà chỉ có một số doanh nghiệp có ưu thế về quy mô công suất cũng như am hiểu về năng lực truyền tải điện hay năng lực phát triển dự án, vận hành tiết kiệm đến khả năng tiếp cận vốn lớn đều là những doanh nghiệp được hưởng lợi theo xu thế phát triển này. 

Ngoài các cơ hội, đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo vốn là lĩnh vực đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn ngay từ đầu (ghi nhận khoảng 80% từ vốn vay) và thu tiền đều các năm về sau. Đây cũng chính là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp trong ngành như Trungnam Group ở trong bối cảnh thắt chặt tiền tệ và lãi suất tăng cao hay thị trường trái phiếu doanh nghiệp tắc nghẽn. 

Năng lực tài chính của Trungnam Group như thế nào?

Hiện tại, Trungnam Group đang là doanh nghiệp tư nhân Việt Nam có quy mô đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo lớn nhất Việt Nam và công ty đang phát tổng công suất phát điện là 1,61 GW với tổng mức đầu tư 55.000 tỷ đồng.

Trong năm 2021, Trungnam Group đã có 31 thành viên hoạt động ở trên 3 lĩnh vực chính đó là năng lượng tái tạo, bất động sản và hạ tầng. Công ty cũng cho biết doanh thu trong năm 2021 đạt mức 600 triệu USD, EBITDA (lợi nhuận trước thuế, khấu hao, lãi vay) là 240 triệu USD. Tổng tài sản cuối năm 2021 đạt mức 4 tỷ USD. Công ty cũng chưa công bố chi tiết về tổng nợ vay bao gồm các khoản trái phiếu doanh nghiệp cùng các ngân hàng. 



Nguồn ảnh: Trungnam
Nguồn ảnh: Trungnam

Phó tổng giám đốc kiêm Giám đốc tài chính Trungnam Group - bà Đỗ Tú Anh cho biết: “Hiện một số nhà đầu tư đang nhìn vào thông tin Trungnam Group phát hành trái phiếu mà không nhìn vào đặc điểm của các trái phiếu này”. 

Và trong số 27.000 tỷ trái phiếu huy động cho các dự án năng lượng tái tạo thì có 20.000 tỷ là trái phiếu dự án Trungnam Group huy động từ các định chế về tài chính. Và ngay từ lúc lập dự án thì Trungnam Group đã phải chịu sự thẩm định dự án của Vietcombank. Dòng tiền trả nợ bản chất là đến từ dự án, nói chung là chỉ số kiểm soát nợ, chỉ số rủi ro của Trungnam Group hoàn toàn kiểm soát được nếu như không thì cũng đã có tình trạng nhảy nhóm nợ. 

Còn 7.000 tỷ đồng còn lại chủ yếu là các khoản huy động đầu tư cho tài sản cố định bao gồm 5.500 tỷ đầu tư cho xà lan, xe cẩu và xe siêu trường,... Đây cũng là các tài sản tạo ra lợi thế cạnh tranh lớn của Trung Nam Group trong hoạt động phát triển dự án ở các khu vực có địa thế phức tạp. 

Theo dự kiến thì sẽ có khoảng 6.500 tỷ đồng trái phiếu sẽ tiến hành đáo hạn vào năm 2023 và 3.500 tỷ đồng vào năm 2024 còn 2.500 tỷ đồng đáo hạn vào năm 2025. Cũng từ năm 2026 - 2035 sẽ là thời gian đáo hạn của số dư nợ còn lại. 



Nguồn ảnh: Trungnam
Nguồn ảnh: Trungnam

Còn doanh thu của riêng mảng năng lượng tái tạo bao gồm điện gió, điện mặt trời và thủy điện cũng ước tính cho năm 2023 là 323 triệu USD (tương đương với hơn 8.000 tỷ đồng theo tỷ giá USD hiện hành). Và biên EBITDA cũng đã lên đến 90% doanh thu, EBITDA dự phóng cho năm 23023 ghi nhận là 293 triệu USD (tương đương 7.300 tỷ đồng).

Phía đại diện công ty cho biết sẽ tiến hành thoái vốn khỏi các dự án bất động sản với quỹ đất là 600ha trong thời gian tới để có thể thu tiền về. Công ty cũng cho rằng không gặp khó khăn đối với khả năng trả lãi cũng như trả gốc trái phiếu ở trong tương lai. 

Công ty có khả năng huy động vốn đa nguồn

Hiện nay, có khoảng 80% nhu cầu vốn đầu tư mới cho các dự án điện gió phù hợp với Quy hoạch điện VIII với quy mô là 1,84 GW sẽ được tài trợ bằng nợ trong giai đoạn đầu. Tổng vốn chủ sở hữu cần thiết ban đầu là 251 triệu USD trong năm 2023, khoảng 544 triệu USD trong các năm tiếp theo. 

Hơn thế, Trungnam Group cũng đang có kế hoạch huy động vốn với tổng mức huy động dự kiến khoảng 1 tỷ USD để tài trợ vốn với tổng mức huy động dự kiến khoảng 1 tỷ USD nhằm mục đích tài trợ vốn cho các dự án đầu tư. Huy động vốn ở nước ngoài cũng sẽ được ưu tiên ở trong thời gian sắp tới. 


Nguồn ảnh: Trungnam
Nguồn ảnh: Trungnam

Bên cạnh đó, Trungnam Group đã lên các phương án huy động vốn bao gồm trả chậm nhà thầu EPC kèm các khoản vay, ký kết các khoản vay với ngân hàng sau thời gian hai năm hoặc vay ngân hàng ngay từ đầu với tối đa 85% giá trị hợp đồng EPC nhưng không vượt quá 80% tổng mức đầu tư toàn dự án, lãi suất dự kiến cũng sẽ bằng lãi suất qua đêm có bảo đảm (SOFR) - đây là một lãi suất tham chiếu mới thay thế cho LIBOR. 

Cũng theo đó, doanh nghiệp này cũng cho biết thêm các điều kiện tái tài trợ và lịch trả nợ cũng sẽ cạnh tranh hơn bởi ngân hàng cũng sẽ ưu tiên cho các dự án có lịch sử hoạt động tốt hoặc các dự án đã phát điện lên lưới. Và trong bối cảnh ngày một phát triển của mảng năng lượng tái tạo ở Việt Nam thì các dự án năng lượng tái tạo cũng sẽ dễ dàng tiếp cận hơi nguồn vốn quốc tế với các điều kiện ưu đãi hơn. 

Cũng nói thêm về khả năng tiếp cận vốn, Tổng Giám đốc Trungnam Group - ông Nguyễn Tâm Tiến cho hay: “Ở trong bối cảnh kinh tế, chính trị toàn cầu hiện nay thì sự cạnh tranh cả các nhà đầu tư năng lượng tái tạo có thể mua sắm thiết bị cũng như kiểm soát chi phí là khốc liệt. Chúng tôi cũng may mắn khi có được kinh nghiệm triển khai thành công và đúng tiến độ, đúng với kế hoạch cũng như đúng ngân sách với hơn 10 dự án tại Việt Nam. Và vì thế mà luôn nhận được sự ưu ái từ các nhà cung cấp thiết bị, các tổ chức tài chính song phương, đa phương cùng với ngân hàng ở trong quá nước”. 

Ông Tiến nói thêm rằng, trong quá khứ, công ty đã thành công nhờ vào sự chuẩn bị kỹ càng. Đó chính là thuận lợi lớn làm nền tảng và cơ sở cho công ty có thể tiếp tục triển khai các dự án trong tương lai. Vào ngày 1/11, Trung Nam đã ký hợp tác chiến lược với Siemens Gamesa tại Hà Nội và làm việc thêm với các quỹ tín dụng của Đan Mạch, Đức như một sự chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo. 

Tổng Giám đốc ngân hàng Deutsche Bank Việt Nam - ông Huỳnh Bửu Quang thông tin: "Dù nền kinh tế trên thế giới đang suy thoái nhưng nhu cầu cho vay đối với lĩnh vực tài chính xanh vẫn không hề có dấu hiệu hạ nhiệt. Và ưu tiên của các Chính phủ với năng lượng cũng ngày một cao hơn. Đối với Trung Nam, ông Quang cho rằng với năng lực hiện có thì công ty hoàn toàn đủ khả năng tiếp cận được với nguồn vốn nước ngoài".



Nguồn ảnh: Trungnam
Nguồn ảnh: Trungnam

Ngoài vốn vay thì Trung Nam trước đó cũng thực hiện thoái vốn ở một số dự án để tạo vốn. Hiện tại, Trung Nam cũng đang xem xét niêm yết cổ phiếu ở trên sàn chứng khoán. 

Giám đốc Khối ngân hàng đầu tư VNDirect - ông Vương Hoàng Sơn đánh giá thị trường chứng khoán tại Việt Nam hiện trong ngắn hạn chắc chắn gặp nhiều khó khăn. Mặc dù vậy thì sau quá trình thanh lọc, bởi các kênh đầu tư ở trong nước vẫn đang còn hạn chế nên nhà đầu tư sẽ quay trở lại. Lúc đó thì sự quan tâm của các nhà đầu tư với những ngành nghề có tính chu kỳ cao sẽ chiếm tỷ trọng lớn ở trên thị trường thời gian qua ví dụ như bất động sản, tài chính cũng sẽ giảm xuống. Những ngành có tiềm năng tăng trưởng và tính ổn định trong hoạt động kinh doanh cao, dòng tiền đều như năng lượng tái tạo cũng sẽ là “thỏi nam châm” hấp dẫn các nhà đầu tư.

Ông Sơn cũng cho rằng, Trung Nam có nhiều điều kiện phù hợp để có thể huy động vốn ở trong nước. Vị này đánh giá rằng: “Hiện nay, thương hiệu của Trung Nam cũng đã được biết đến nhiều hơn so với thời điểm trước đây bởi thông tin hạn chế làm ảnh hưởng đến đánh giá cũng như nhìn nhận của nhà đầu tư trên thị trường. Công ty  cũng nên duy trì kênh thông tin hữu ích để cho các nhà đầu tư nắm thông tin một cách minh bạch hơn, câu chuyện sneeys rõ ràng hơn thì sẽ có thêm nhiều nhà đầu tư chuyên nghiệp ủng hộ trái phiếu doanh nghiệp, trong đó bao gồm cả cổ phiếu của Trung Nam sau khi niêm yết". 



Nguồn ảnh: Trungnam
Nguồn ảnh: Trungnam

Và theo báo cáo của VNDirect cho biết, bất chấp nền kinh tế suy thoái thì các thương vụ M&A trong lĩnh vực năng lượng tái tạo vẫn đang được diễn ra một cách mạnh mẽ trong nửa đầu năm 2022, giá trị M&A đã tăng gần gấp đôi so với năm 2021. Các doanh nghiệp tư nhân có sự am hiểu địa phương, đầu tư sớm và triển khai nhanh đến giai đoạn vận hàng sẽ là các đối tượng được các nhà đầu tư nước ngoài tích cực mua lại và đẩy định giá lên cao.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

1 ngày trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

1 ngày trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

1 ngày trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

1 ngày trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

1 ngày trước