Nhiều chủ đầu tư "mạnh tay" kích cầu hàng loạt chính sách giữa lúc bão giá
BÀI LIÊN QUAN
Thấy gì trước động thái của các chủ đầu tư với ngân hàng liên kết giữa giữa lúc "siết" cho vay BĐS?Nhiều chủ đầu tư "mạnh tay" kích cầu hàng loạt chính sách giữa lúc bão giáGiữa lúc bão giá, nhiều chủ đầu tư ra loạt chính sách "mạnh tay" kích cầuGiá bất động sản tăng cao, doanh nghiệp mạnh tay kích cầu
Theo Trí thức trẻ, ngoài nguồn cung nhỏ giọt là nguyên nhân khiến cho giá bất động sản tăng cao thì việc các chi phí đầu vào tăng cũng khiến cho giá nhà áp lực tăng theo. Các chuyên gia cho rằng, trong bối cảnh giá vật liệu đang tăng nhanh chóng đã khiến cho tổng chi phí xây dựng công trình thời điểm hiện tại đã tăng khoảng 20-30% so với cùng kỳ năm ngoái, áp lực tăng giá của các dự án cũng càng thêm gay gắt.
Thị trường nhà ở “gặp khó”, chủ đầu tư, nhà thầu lao đao
Tắc nghẽn tại các cảng của Trung Quốc, kết hợp với cuộc chiến ở Ukraine có nguy cơ tạo ra một "cú đấm" làm chao đảo chuỗi cung ứng toàn cầu. Đây cũng là nguồn cơn của tình trạng bão giá và khan hiếm vật liệu xây dựng trên thị trường khiến nhiều chủ đầu tư, nhà thầu lao đao.Thấy gì trước động thái của các chủ đầu tư với ngân hàng liên kết giữa giữa lúc "siết" cho vay BĐS?
Giữa bối cảnh dấy lên lo ngại việc ngân hàng "siết" cho vay bất động sản, các chủ đầu tư vẫn tung các dự án mới ra thị trường vẫn áp dụng chính sách vay vốn ngân hàng bình thường đối với người mua nhà.Trước thực trạng hiện nay, những người có nhu cầu thực cũng như đang ngồi trên đống lửa khi giá bất động sản có xu hướng tiếp đà tăng đã khiến cho giấc mơ an cư thêm phần xa vời. Đây cũng là những lo lắng có thể hiểu được, nhất là vào thời điểm nguồn cung căn hộ tiếp tục khan hiếm, trong khi đó quỹ đất tại các đô thị lớn dần cạn kiệt. Chính vì thế, tìm được dự án phù hợp và được đầu tư áp dụng nhiều chính sách hỗ trợ sẽ giúp cho các gia đình có nhu cầu ở thực giải tỏa được áp lực khi biết rằng giấc mơ có được căn hộ tại thành phố vẫn nằm trong tầm tay và dần trở thành hiện thực.
Theo ghi nhận cho thấy, để có thể thúc đẩy nhu cầu xuống tiền của người mua trong bối cảnh bất động sản liên tục tăng cao, nhiều chủ đầu tư đã mạnh tay trong việc ra chính sách hỗ trợ. Đáng chú ý là những chính sách này gần như chưa xuất hiện ở thời điểm đó. Ví dụ như, tại dự án Westgate của Tập đoàn An Gia - đây là một trong số ít dự án cung cấp sản phẩm ra thị trường bất động sản TP. Hồ Chí Minh giai đoạn đầu năm 2022. Chủ đầu tư này đã mạnh tay đưa ra phương pháp thanh toán tối đa 699 triệu đồng và ngừng đến khi nhận nhà vào quý 4/2023 mới thanh toán tiếp. Còn lại, chủ đầu tư hỗ trợ lãi suất, ân hạn nợ gốc cho đến khi nhận nhà. Và với khách hàng không cần vay vốn, doanh nghiệp này đưa ra chính sách cam kết lợi nhuận 18% trên tổng số tiền thanh toán đợt 1. Theo như đại diện đơn vị này, đây cũng là chính sách mạnh tay nhất từ trước đến nay nhằm hỗ trợ cho khách hàng trong bối cảnh thị trường còn nhiều biến động, tâm lý dè dặt khi giá nhà tại các đô thị lớn liên tục tăng cao. Theo đó, thay vì phải trả dồn dập theo lịch thanh toán định kỳ thì khách hàng sẽ có thời gian chuẩn bị tài chính.
Cũng tương tự như thế, Nam Long Group cũng đang kích cầu bằng loạt chính sách hấp dẫn cho các dự án tại quận Bình Tân và huyện Bình Chánh. Cụ thể, căn hộ Flora Panorama thuộc KĐT Mizuki Park của đơn vị này được chủ đầu tư áp dụng gói vay 0%/năm trong thời gian 12 tháng và ân hạn nợ gốc hoặc gói vay cố định lãi suất trong thời gian 24 tháng, ân hạn ngần ấy thời gian.
Một chủ đầu tư khác chính là Phú Đông Group, mới đây cũng đã công bố chính sách bán hàng hấp dẫn. Trong bối cảnh giá bất động sản leo thang thì khả năng sở hữu được chốn an cư của người ở thực sự xa vời. Theo đó, đối với dự án Sky Garden, chủ đầu tư của dự án này đã ra chính sách thanh toán 20%, ngân hàng cho vay 50% trong suốt thời gian 2 năm xây dựng với lãi suất 0%, ân hạn nợ gốc trong thời gian 24 tháng đến khi nhận nhà. Đồng thời, chủ đầu tư cũng cam kết mua lại nhà với mức lãi suất 12%. Theo DKRA Vietnam, các chính sách hỗ trợ chiết khấu và thanh toán được các chủ đầu tư duy trì giúp nâng cao được hiệu quả bán hàng. Các chính sách đưa ra nhằm thu hút được cư dân về sinh sống, những chính sách mạnh tay cũng chỉ đến từ các đơn vị chủ đầu tư lớn và giàu tiềm lực.
Áp lực tăng giá bất động sản, chính sách đo lường tâm lý của thị trường
Savills Việt Nam cho biết, giá bất động sản hạng B tại TP. Hồ Chí Minh đầu năm 2022 đã chạm mốc 100 triệu đồng/m2, căn hộ hạng C cũng chạm ngưỡng 60 triệu đồng/m2 trên thị trường sơ cấp. Như vậy, để sở hữu một căn hộ hạng C khoảng 50m2, khách hàng phải bỏ ra số tiền lên đến 3 tỷ đồng. Như thế, khi có sự hỗ trợ từ chủ đầu tư, gánh nặng tài chính sẽ giảm đi phần nào. Tổng giám đốc Colliers Việt Nam - ông David Jacskon cho biết: "Những chính sách ưu đãi được áp dụng cũng là kết quả phân tích kinh tế vĩ mô, sức cầu và thanh khoản cũng như tâm lý thị trường được các chủ đầu tư phân tích kỹ lưỡng".
Chuyên gia Colliers Việt Nam nhấn mạnh: "Chúng ta mới chỉ bước ra khỏi các đợt bùng phát nghiêm trọng của đại dịch Covid-19 và quá trình hồi phục vẫn đang trong giai đoạn ban đầu. Để thị trường hồi phục nhanh và bền vững, nhiều "chất xúc tác" cần được cộng hưởng, trong đó có các chính sách ưu đãi từ các chủ đầu tư. Về sức cầu, với tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, nhu cầu ở thực tại các thành phố vẫn là rất lớn, đặc biệt là ở phân khúc căn hộ bình dân, vừa túi tiền của đông đảo người dân". Dự báo nguồn cung căn hộ mới trong năm nay tại TP. Hồ Chí Minh vào khoảng 18.000 căn nhưng đa phần là ở phân khúc trung cấp, cao cấp. Rất khó để giá căn hộ giảm trong thời gian tới đây khi mà các chủ đầu tư hiện đang phải đối mặt với tình trạng giá nguyên vật liệu tăng phi mã. Đứng trước những diễn biến đó, không ít người có nhu cầu ở thực thêm phần sốt ruột khi mà khả năng tìm kiếm chốn an cư thêm xa vời. Họ thực sự đang nóng lòng sở hữu căn hộ trước khi mức giá nhiều khả năng sẽ tiếp đà tăng. Với những người mua có nhu cầu ở thực thì họ sẽ có được nhiều ưu đãi không dễ gì tìm được trong giai đoạn thị trường bình thường và nếu không bị ảnh hưởng bởi những khó khăn như trong các đợt bùng phát của đại dịch COVID-19 gây ra.