Nhập khẩu gạo Mỹ gia tăng, cơ hội lớn cho xuất khẩu Việt Nam
Theo Doanh nghiệp & Kinh doanh, số liệu từ Ủy ban thương mại quốc tế Mỹ (USITC) cho thấy, tính tới hết tháng 8, Mỹ đã nhập khẩu 906.569 tấn gạo với giá trị hơn 793 triệu USD, tăng 37,9% về lượng và 32,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Theo ước tính của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), nhập khẩu gạo của Mỹ trong năm nay dự kiến đạt 1,3 triệu tấn, tăng khoảng 33% so với năm ngoái. Như vậy con số này có thể tiếp tục tăng cao kỷ lục là 1,4 triệu tấn trong năm 2023, phần lớn là gạo thơm, gạo đặc sản tới từ châu Á.
Nhu cầu của người tiêu dùng Mỹ về gạo thơm, gạo đặc sản tăng đều trong nhiều năm qua vì những sự thay đổi tại khu vực này. Đây là cơ hội lớn cho các nước xuất khẩu gạo châu Á, trong đó có Việt Nam khi gạo nhập khẩu hiện chiếm khoảng 30% tổng lượng gạo được tiêu thụ tại Mỹ.
Số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam cho thấy, lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Mỹ đạt 18.082 tấn trong 9 tháng đầu năm với giá trị là 13,9 triệu USD, tăng 62,1% về lượng và tăng 67% về trị giá so với cùng kỳ.
Sau lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ, thị trường gạo thế giới trở nên bấp bênh
Trong thời gian sắp tới, những biện pháp siết chặt xuất khẩu gạo của Ấn Độ có thể khiến giá ngũ cốc trên thị trường quốc tế tăng cao. Liên quan đến vấn đề này, bà Sabrin Chowdhury - Giám đốc hàng hóa tại Fitch cảnh báo, nguồn cung sụt giảm và nhu cầu thế giới đã đạt đến ngưỡng kỷ lục sẽ là những yếu tố khiến cho giá cả leo thang, lạm phát lương thực.Giá gạo tiếp tục tăng mạnh đến giữa năm 2023 vì thiên tai, thời tiết bất lợi
Hiện nay, các nước xuất nhập khẩu gạo lớn nhất đang bị áp lực. Trung Quốc bị hạn hán nghiêm trọng ở 7 tỉnh cũng đã khiến cho sản lượng gạo bị giảm và dự kiến sẽ phải tăng nhập khẩu gạo lên mức kỷ lục. Philippines cũng cố gắng tăng dự trữ gạo cho an ninh lương thực. Bangladesh cũng bị lũ lụt làm giảm năng suất.Tin vui với gạo Việt: Giá gạo Việt tăng vượt Thái Lan, có sản phẩm còn cháy hàng
Thế nhưng theo ông Nguyễn Văn Thành - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Phước Thành IV, giá gạo Việt dù đã tăng nhưng vẫn chưa cao, thậm chí còn thấp hơn nhiều so với thời điểm năm 2019, 2020. Đối với giá gạo 5% tấm, đó là gạo thường và Việt Nam đối với phân khúc này cũng chỉ bán với số lượng ít.Mỹ là một trong những thị trường nhập khẩu gạo có mức tăng trưởng mạnh nhất của Việt Nam. Chủng loại gạo xuất khẩu tới thị trường này chủ yếu là gạo thơm và đặc sản có giá trị cao.
Cao nhất là gạo Jasmine khi chiếm 47% lượng gạo xuất khẩu sang Mỹ trong 9 tháng qua, với 8.527 tấn, tăng 2 lần so với mức 3.909 tấn của cùng kỳ. Tiếp theo là ST25 đạt 3.808 tấn, tăng 35,3% so với cùng kỳ, chiếm 21% tỷ trọng. Mỹ đang là thị trường tiêu thụ gạo ST25 lớn nhất Việt Nam.
Gạo xuất khẩu sang Mỹ cũng có giá khá cao và tăng so với cùng kỳ bất chấp xu hướng giảm chung trên toàn thị trường. Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ tăng hơn 3% trong 9 tháng qua so với cùng kỳ, lên mức bình quân là 767 USD/tấn. Riêng gạo ST25 xuất sang Trung Quốc có giá bình quân là 1.064 USD/tấn, tăng 11,6%.
Việt Nam hiện đứng thứ 5 về xuất khẩu gạo vào thị trường Mỹ nhưng chỉ chiếm 2% tỷ trọng trong tổng nhập khẩu gạo của họ, thấp hơn nhiều so với con số 20,6% của Ấn Độ và 62,5% của Thái Lan.
Các chuyên gia cho rằng, vấn đề khó khăn nhất đối với xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Mỹ hiện tới từ sự cạnh tranh đang gia tăng giữa các nước xuất khẩu và các tiêu chuẩn khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng từ bên nhập khẩu.
Cả nước hiện có 131 doanh nghiệp xuất khẩu gạo, tuy nhiên chỉ có 21 doanh nghiệp đang tham gia xuất khẩu gạo tới Mỹ. Kim ngạch xuất khẩu lớn tập trung vào những doanh nghiệp như Công ty Cổ phần Phước Đạt hay Công ty TNHH Highland Dragon - chi nhánh Long An, Công ty Cổ phần Soharice,...
Tuy nhiên, với chất lượng gạo Việt Nam ngày càng tăng cao cùng với giá thành cạnh tranh trong phân khúc gạo thơm thì xuất khẩu gạo sang Mỹ đang được kỳ vọng lớn vào việc gia tăng trong thời gian tới. Năm 2019, sau khi đạt giải gạo ngon nhất thế giới thì gạo ST25 của Việt Nam đang rất được thị trường Mỹ ưa chuộng.