Nhân viên môi giới “khó khăn đủ đường” khi thị trường bất động sản “ảm đạm”
BÀI LIÊN QUAN
Môi giới BĐS nên tiếp tục cầu tiến, đổi mới bản thân trong lúc chờ thị trường "hồi phục"Điều kiện để dự thi chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản?Thị trường BĐS sôi động hoạt động rao bán nhưng ít thanh khoản, chủ đất và môi giới cùng bị ép giáThị trường ảm đạm, nhân viên môi giới “khó khăn đủ đường”
Theo Lao động, làm việc ở một công ty môi giới bất động sản ở Hà Nội, anh N.M.D (quê Phú Thọ) cho hay, bản thân đã bị nợ tiền hoa hồng nhiều tháng. Trong khi lượng khách hàng chốt thành công đang ngày càng ít, lương bèo bọt và chi phí sinh hoạt đang ngày càng trở nên đắt đỏ khiến cho cuộc sống trở nên chật vật hơn.
Anh D nói rằng: “Thực tế nghề môi giới sống bằng hoa hồng, mức lương cứng của tôi cũng chỉ quanh ngưỡng 5 triệu đồng/tháng. Vào thời điểm dịch bệnh COVID-19 diễn ra trong khi có nhiều ngành nghề đang gặp khó khăn thì mức thu nhập của tôi rất cao. Mặc dù vào làm việc ở công ty chưa lâu, chưa có nhiều kinh nghiệm nhưng thu nhập hàng tháng vẫn lên đến 50 triệu đồng”.
Mặc dù vậy, trong thời gian gần đây, thu nhập của anh D rất bấp bênh. Rất khó khăn để chốt được hàng, khi khách hàng chốt thành công, công ty cũng không thanh toán hoa hồng. Thậm chí, Tết Âm lịch vừa rồi anh cũng không được công ty thanh toán.
Hiện tại, ở công ty anh D cũng bị nợ hoa hồng. Cũng có những người đã nghỉ việc, tuy nhiên cũng có người cố gắng bám trụ được trả tiền. Nếu như tiếp tục như thế, có thể anh sẽ phải chuyển nghề.
Cũng cùng cảnh ngộ, anh N.V.C - là nhân viên môi giới bất động sản tại Hà Nội cho biết, bản thân đang bị công ty nợ 70 triệu đồng tiền hoa hồng.
Anh N chán nản nói rằng: “Mặc dù biết công việc có lúc này lúc khác nhưng công ty cũng đã chậm hoa hồng rất nhiều. Mỗi khi đi tỉnh để bán dự án, chi phí của chúng tôi cũng phải hoàn toàn chi trả. Thị trường khó khăn, có nhiều lần chúng tôi phải về tay không. Khi chốt hàng thành công thì lại bị công ty chậm thanh toán”.
Anh còn khoảng 70 triệu đồng chưa được chi trả. Đi làm cả năm về không có tiền cho gia đình để tiêu Tết, thậm chí lại nợ đầm đìa bởi bù chi phí công tác. Giá cả sinh hoạt ở Hà Nội là rất cao, với mức thu nhập hiện tại thì anh không thể nào bám trụ nổi.
Hiện nay anh đã chấp nhận nghỉ việc để về quê phụ gia đình kinh doanh đại lý cám lợn. Công việc dù có nặng nhọc một chút nhưng anh cũng đã chán cảnh chật vật xoay sở ở Hà Nội.
Thị trường bất động sản khi nào “ấm” trở lại?
Có thể thấy, sau thời gian dài đóng băng, có nhiều người đang chờ đợi thị trường bất động sản ấm trở lại. Giới chuyên gia nhận định, cùng với sự quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành trong chỉ đạo, điều hành hỗ trợ thì thị trường bất động sản có thể phục hồi trong năm 2023.
Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - Tiền tệ Quốc gia, TS. Cấn Văn Lực cho biết: “Cuối quý 3/2023, thị trường mới ấm trở lại. Lý do là vì các vụ việc rắc rối có thể được giải quyết xong, các đề xuất về sửa đổi nghị định, góp ý dự thảo luật trở nên rõ hơn. Vào thời điểm cuối quý 3, có nhiều khả năng là hai gói tín dụng đã triển khai, phát huy được hiệu quả.