meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Nhân ngày 8/3 điểm danh những nữ tỷ phú giàu nhất châu Á: Đặc biệt trước đại diện đến từ Việt Nam

Thứ ba, 08/03/2022-10:03
Trong số những nữ doanh nhân sở hữu khối tài sản tỷ USD, “bóng hồng” Việt Nam là cái tên vô cùng quen thuộc được nhiều người biết tới.

Yang Huiyan - Dương Huệ Nghiên

Tài sản: 21,8 tỷ USD

Quốc gia: Trung Quốc

Dương Huệ Nghiên sinh ngày 20 tháng 7 năm 1981 là một nữ tỷ phú người Trung Quốc, cổ đông lớn của công ty bất động sản Country Garden (Bích Quế Viên).

Bà Dương Huệ Nghiên là con gái của tỷ phú, chủ tịch Bích Quế Viên Dương Quốc Cường. Trước khi cổ phiếu của công ty được phát hành lần đầu tiên ra công chúng vào năm 2007, bà đã được cha của mình chuyển giao 70% cổ phần. 


Ảnh: SCMP
Ảnh: SCMP

Hiện tại, bà Dương Huệ Nghiên đang sở hữu 57% cổ phần và là thành viên hội đồng quản trị của Tập đoàn bất động sản Country Garden do cha của mình sáng lập. Ngay từ nhỏ, bà đã được cha đặt nhiều kỳ vọng và đào tạo để tiếp quản gia nghiệp. Sau khi tốt nghiệp phổ thông, bà Dương Huệ Nghiên du học ngành quản trị kinh doanh tại Đại học Ohio (Mỹ). Năm 2003, bà tốt nghiệp, sau đó về nước phụ giúp công việc kinh doanh của gia đình.

Dương Huệ Nghiên hiện là phó chủ tịch hội đồng quản trị, cổ đông lớn nhất tại Bích Quế Viên. Theo Forbes, trong năm 2014, nhờ bán cổ phiếu mà cô đã thu về được 410 triệu USD,.

Savitri Jindal

Tài sản: 17 tỷ USD

Quốc gia: Ấn Độ 

Nữ tỷ phú Ấn Độ Savitri Jindal là vợ của ông Om Prakash Jindal - người sáng lập OP Jindal Group - tập đoàn kinh doanh thép và năng lượng nổi tiếng tại Ấn Độ. Sau khi chồng qua đời vì tai nạn máy bay năm 2005, bà Savitri Jindal trở thành chủ tịch không điều hành của tập đoàn. Phần lớn tài sản của O.P Jindal được chuyển qua cho bà Savitri, trong khi quyền quản lý trực tiếp được giao cho 4 người con trai.


Ảnh: AsiaOne
Ảnh: AsiaOne

Năm 2010 vừa qua, bê bối liên quan đến một trong những người con trai nhà Jindal khiến lợi nhuận của OP Jindal Group sụt giảm nghiêm trọng. Tuy nhiên, sau khi bà Savitri Jindal đích thân ra mặt, hoạt động của tập đoàn lại trở về quỹ đạo. Thời điểm hiện tại, bà vẫn là người phụ nữ giàu nhất Ấn Độ.

Hong Ra-hee

Tài sản: 6,4 tỷ USD

Quốc gia: Hàn Quốc

Bà Hong Ra-hee chính là vợ của cố Chủ tịch Samsung Lee Kun-hee. Tháng 10/2020, sau khi ông Lee Kun-he qua đời, bà Hong được thừa kế một phần tài sản của chồng và trở thành một trong những nữ tỷ phú giàu nhất xứ sở kim chi.


Ảnh: Korea Times
Ảnh: Korea Times

Được biết, bà Hong từng tốt nghiệp ngành nghệ thuật tại Đại học Quốc gia Seoul. Bà cũng từng là Giám đốc của Bảo tàng Nghệ thuật Samsung, được gọi là Leeum và Bảo tàng Nghệ thuật Ho-Am. Đến năm 2017, bà quyết định từ chức. Cả hai bảo tàng trên đều có các bộ sưu tập của bố chồng bà - người sáng lập Samsung Lee Byung-Chull. Cha của bà Hong là chủ tịch của một trong những tờ nhật báo lớn nhất Hàn Quốc - JoongAng Ilbo. Hiện tờ báo này do cháu trai của bà điều hành.

Nguyễn Thị Phương Thảo

Tài sản: 3,1 tỷ USD

Quốc gia: Việt Nam

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo sinh năm 1970 trong một gia đình gốc Hà Nội. Năm 17 tuổi, bà Thảo đi du học, theo học đại học ngành Kinh tế tài chính và sớm nổi tiếng trong cộng đồng với thành tích học tập xuất sắc cùng tài kinh doanh thiên bẩm.

Khi mới là sinh viên năm 2, bà Thảo đã bước chân vào thương trường. Thời điểm đó, thị trường Đông  u vốn thiếu thốn hàng tiêu dùng, cái gì cũng khan hiếm nên bà Thảo kinh doanh đủ thứ, từ hàng điện tử cho đến hàng nông sản từ các nước châu Á sang Đông Âu. Song song với đó, bà cũng chọn những mặt hàng thị trường khan hiếm và cần thiết như sắt thép, phân bón, thiết bị… để đưa về Việt Nam.  

Năm 21 tuổi, bà Thảo trở thành nữ triệu phú đô la khi kiếm được 1 triệu USD đầu tiên nhờ bán máy fax và nhựa cao su. Sau khi về Việt Nam, bà Thảo góp vốn thành lập Ngân hàng Techcombank và VIB - 2 trong số những ngân hàng tư nhân đầu tiên ở Việt Nam. Thời điểm hiện tại, phần lớn tài sản của bà đến từ cổ phần ở VietJet và Dragon City (Phú Long) - dự án bất động sản rộng 65ha ở TP. HCM.


Ảnh: Vietjet
Ảnh: Vietjet

Không chỉ là cổ đông lớn nhất của VietJet Air, Tập đoàn Sovico Holdings của gia đình bà Thảo còn mua lại Furama Resort Danang vào năm 2005, trở thành nhà đầu tư người Việt đầu tiên sở hữu và vận hành khách sạn 5 sao. Năm 1997, Furama Resort Danang khai trương với 198 phòng là khu nghỉ dưỡng biển 5 sao đầu tiên tại Việt Nam. Gần một thập kỷ sau đó, Sovico tiếp tục thâu tóm thêm 2 khu nghỉ dưỡng tại Khánh Hoà là Ana Mandara và An Lâm Ninh Vân Bay.

Ngày 9/3/2017, tạp chí Forbes công bố danh sách các nữ tỷ phú USD trên thế giới, ghi nhận bà Phương Thảo là nữ tỷ phú đầu tiên của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, với khối tài sản ước tính khoảng 1,7 tỷ USD. Bà cũng là một trong 15 nữ tỷ phú tự thân mới trong danh sách của Forbes năm 2017. Năm 2019, bà cũng được tạp chí danh tiếng này đưa vào danh sách 100 phụ nữ quyền lực nhất thế giới.
Mới đây nhất, theo số liệu thời gian thực của Forbes ngày 5/3/2022, tổng tài sản của bà Nguyễn Thị Phương Thảo, CEO Vietjet Air đã tăng lên 3,1 tỷ USD, đưa bà Thảo trở thành người giàu thứ 987 thế giới. 

Teresita Sy-Coson

Tài sản: 2,3 tỷ USD

Quốc gia: Philippines 

Bà Teresita Sy-Coson là con gái cả của Henry Sy – nhà sáng lập SM Investments. Được biết, đây là một trong các tập đoàn đa ngành lớn nhất tại Philippines. Đầu năm 2019, Henry Sy qua đời ở tuổi 94. Trước khi qua đời, ông từng giữ danh hiệu người giàu nhất Philippines 11 năm liên tiếp.


Ảnh: Bloomberg
Ảnh: Bloomberg

Hiện tại, bà Teresita Sy-Coson là đồng chủ tịch của SM Investment. Bên cạnh việc bán lẻ, tập đoàn này còn hoạt động đa lĩnh vực, tiêu biểu như bất động sản, tài chính và sở hữu ngân hàng lớn nhất nước Philippines là BDO Unibank.

Shu Ping

Tài sản: 1,7 tỷ USD

Quốc gia: Singapore

Shu Ping là giám đốc và là nhà đồng sáng lập của Haidilao; chồng bà là Zhang Yong - nhà sáng lập và Chủ tịch của Haidilao. Đây là một trong những chuỗi nhà hàng lẩu thành công nhất tại thị trường Trung Quốc với hàng trăm nhà hàng cùng các chuỗi cơ sở khác tại Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Singapore, Việt Nam...


Ảnh: Getty Images
Ảnh: Getty Images

Được biết, chồng của bà Shu Ping là người gốc Trung Quốc. Ông từng tốt nghiệp một trường nghề ở Thành Đô. Chủ tịch của Haidilao từng làm việc tại nhà máy máy kéo 6 năm, thất bại trong kinh doanh 2 lần. Sau đó, ông bắt đầu sự nghiệp kinh doanh với bà Shu Ping (khi đó còn là bạn gái) cùng vài người bạn khác nữa. Ban đầu, số vốn góp được chưa đến 10.000 nhân dân tệ (khoảng 1.400 USD). Tháng 9/2018, chuỗi nhà hàng Haidilao của vợ chồng ông Zhang chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO).

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

Cảng hàng không Sa Pa "vắng bóng" nhà đầu tư, vì đâu nên nỗi?

Mãn nhãn với Trung Villa - Bố trí không gian không vách ngăn độc đáo

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

Khu du lịch Đảo Ngọc Xanh: Hoạt động hơn 10 năm vẫn chưa được cấp phép khai thác mỏ khoáng nóng

Bình Dương giải "cơn khát" nhà ở cho người thu nhập thấp bằng 3.000 căn NOXH

Dự án đường Hoàng Sa – Dốc Sỏi: Đỏ mắt tìm chủ đất để bồi thường giải phóng mặt bằng

Tin mới cập nhật

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

1 ngày trước

Tòa nhà chọc trời cao tầng nhất TP. HCM "soán ngôi" Landmark 81: Tựa cây tre vươn dài và sở hữu một khu rừng lơ lửng trên không

1 ngày trước

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

1 ngày trước

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

1 ngày trước

Ngôi nhà 3,5 tầng ở Hà Nội không có giếng trời vẫn ngập tràn ánh sáng

1 ngày trước