Nhà đầu tư BĐS "hái quả ngọt" sau nhiều năm giữ đất: "Buôn tài không bằng dài vốn"
BÀI LIÊN QUAN
Công Vinh đầu tư BĐS "mát tay", thu lãi gấp 5-6 lần khiến dân buôn chuyên nghiệp choáng vángBí quyết thành công của 8X Đà Lạt: 24 tuổi đầu tư BĐS, 33 tuổi sở hữu khách sạn cho riêng mìnhChớp cơ hội, thầy giáo cấp 3 "phất" lên nhờ nghề môi giới bất động sảnTheo Nhịp sống kinh tế, từ xưa đến nay, bất động sản vẫn là kênh đầu tư tương đối an toàn và đổi đời và bất động sản dường như đã trở thành chân lý không chỉ của các nhà đầu tư mà ngay cả với người dân bình thường. Tuy nhiên, không chọn lướt sóng nhặt tiền lẻ như đa số nhà đầu tư hiện nay. Một số người lựa chọn cách đầu tư dài hạn để nhiều năm sau họ đã được hái quả ngọt, thậm chí lãi lên đến vài chục lần so với số vốn đã bỏ ra.
Câu chuyện của ông Nguyễn Quý (Ý Yên, Nam Định, hiện đang sống tại Hà Nội) là một ví dụ. Cụ thể, vào năm 2010, ông Quý đã bỏ ra 100 triệu đồng để mua mảnh đất có diện tích 160m2, nằm sát mặt đường tỉnh lộ 64 (hiện nay là Quốc lộ 37B).
Nhớ lại ngày ấy, ông kể: “Cả gia đình tiết kiệm được một chút, tôi mạnh dạn về quê tìm đất. Khi đó, bạn bè và nhiều người bảo tôi sao không mua đất ở Hà Nội, mua đất ở quê biết bán được cho ai, thà gửi tiết kiệm ngân hàng còn hơn. Nhưng thời gian đó đất ở Hà Nội ít nhất cũng tiền tỷ còn đất quê có vài trăm triệu đồng/lô. Tôi thích mua đất quê vì số tiền này tôi cũng động đến nên mua cứ bỏ đấy, lúc đấy không có giá trị gì nhiều nhưng sau này có khi lại thành của hiếm”.
Rồi cứ như vậy, làm được bao nhiêu, ông Quý lại gom thành một món rồi về quê tìm mua đất. Đến năm 2015, trong tay nhà đầu tư này đã có tới 4 mảnh đất, đều nằm sát đường lớn.
Vào năm 2018, với việc nâng cấp hạ tầng tại khu vực Quốc lộ 37B cùng việc kiến thiết hệ thống trường học xung quanh, mảnh đất 160m2 của ông Quý đã được trả giá lên tới 800 triệu đồng. Khi đó, ông vẫn quyết không bán và quyết định đợi tăng giá thêm khi khu vực xung quanh hoàn thiện hạ tầng. Đến năm 2021, cơn sốt đất lan tỏa toàn thị trường, Nam Định cũng không ngoại lệ, những mảnh đất của ông Quý khi ấy đều đã tăng từ 15 - 20 lần so với thời điểm xuống tiền.
“Mảnh đất 160m2 mà tôi mua năm 2010 khi đó được trả tới 2 tỷ đồng, tức tăng gấp 20 lần nhưng tôi vẫn không bán”, ông Quý nói.
Đến đầu năm 2022, mảnh đất của ông Quý được người ta trả giá lên tới 2,8 tỷ đồng. Nắm bắt lúc cơn sốt vẫn điên cuồng, ông đã gật đầu bán, lãi gấp 28 lần so với thời điểm mua.
“Tôi bán rồi tìm mảnh đất ở những khu vực tương tự và chưa có biến động giá nhiều để mua. Bây giờ tôi còn 3 mảnh nữa cũng đều tăng từ 17 - 22 lần, giờ bán đi cũng không để làm gì nên tôi cứ để đấy. Sau này không cần tới tiền làm gì thì tôi để cho các con”, ông Quý nói.
Tương tự, anh Thái Tài (quê Hưng Yên, hiện đang sống tại Hà Nội) chia sẻ, từ trước đến nay, cứ tiết kiệm được bao nhiêu tiền anh đều mang về Hưng Yên mua đất để tích trữ tài sản.
"Tôi buôn bán kinh doanh ở Hà Nội, công việc cũng gọi là tạm ổn nhưng để chắc chắn giữ được tiền tôi cứ có bao nhiêu cũng mang về quê mua đất. Những năm 2011 - 2013 giá đất rẻ lắm, chỉ vài triệu đồng/m2 mà đất nằm ở sát đường lớn", anh Tài nói.
Được biết, đến nay trong tay nhà đầu tư này đang nắm giữ 5 lô đất, diện tích từ 150 - 200m2 mỗi lô. “Trước mỗi lô tôi mua có khoảng 200 - 300 triệu thôi, bây giờ thì lên đến 5 - 10 tỷ đồng hết rồi, tính ra đến vài chục triệu đồng/m2. Mấy năm nay đất ở Hưng Yên liên tục tăng giá mạnh, nhưng tôi không có nhu cầu bán. Vì có bán nếu mua ở đây cũng chỉ được mảnh đất tương tự nên tôi cứ để đó.
Mọi người hay nói với tôi là “buôn tài không bằng dài vốn”, tôi ngẫm cũng rất đúng. Tôi cũng không phải dân đầu tư gì đâu, cứ có tiền là mua đất và đều là tiền thật không phải đi vay”, anh Tài chia sẻ.
Anh Tùng, một môi giới bất động sản lâu năm tại Hà Nội cho biết, thực tế có rất nhiều người tích cóp tiền rồi mua đất để sau nhiều năm lãi đến vài chục lần. "Nhiều người cứ sốt đất mới đi mua, khi đó giá biến động mạnh, lướt lát cũng chỉ như đi nhặt tiền lẻ. Chẳng may thị trường cắt cơn sốt có khi phải ôm cả đống nợ, cắt lỗ đất. Nhưng những người có tiền thật, họ mua để tích sản, sau 5 - 7 năm nhìn lại đã có lãi cả chục lần, mà họ đâu từ như vậy rất nhàn, không phải mất thời gian nay mua mai bán như những người lướt sóng”, anh Tùng nói.
Trong 6 tháng đầu năm 2022, giá căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ, đất nền vẫn ghi nhận tăng so với thời điểm cuối năm 2021, mức độ tăng giá các phân khúc bất động sản tập trung trong cuối quý I, rồi chậm dần và có dấu hiệu chững lại trong quý II (khi các hoạt động đầu tư, kinh doanh, dịch vụ thuộc các ngành nghề, lĩnh vực khác được phục hồi, bình thường trở lại).
Mới đây, tại Hội Nghị phát triển thị trường bất động sản an toàn, lành mạnh, bền vững, TS. Trần Du Lịch đánh giá, trong hơn 20 năm qua, thị trường bất động sản đã đóng góp tích cực trong quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa ; là một trong những động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Bên cạnh đó, bất động sản cũng là lĩnh vực có tỷ trọng thu hút đầu tư kinh doanh lớn. Vốn nhà nước đầu tư dẫn dắt cho tư nhân đầu tư kinh doanh bất động sản là vốn mồi là hiệu quả nhất.
Đối với nhà đầu tư, thị trường bất động sản đã làm thay đổi bộ mặt nhiều đô thị theo hướng hiện đại; xây dựng nhiều sản phẩm du lịch - bất động sản, làm thay đổi nhiều địa bàn hoang sơ thành những khu du lịch có tầm cỡ quốc tế; cung cấp một khối lượng nhà ở khổng lồ cho quá trình đô thị hóa và tăng dân cư đô thị; đồng thời cũng đóng góp quan trọng cho nguồn thu ngân sách…