Người Việt Nam đam mê đặt hàng online nhất khu vực Đông Nam Á
Grab mới đây đã công bố Báo cáo về Xu hướng giao hàng thực phẩm và hàng hóa tại Đông Nam Á trong năm 2022 (dựa theo thông tin khảo sát đối với trên 60.000 người sử dụng dịch vụ giao hàng đồ ăn và hàng hóa trong khu vực Đông Nam Á, bao gồm hơn 7.00 người dùng tại Việt Nam). Theo đó, người dùng vẫn ưa chuộng sử dụng dịch vụ giao hàng, trong đó dịch vụ giao hàng hóa và đồ ăn được xem như một phần của lối sống hiện đại, thay vì chỉ được coi là nhu cầu thiết yếu trong giai đoạn dịch bệnh Covid - 19 bùng nổ hoặc là sở thích trước đại chúng.
GrabKitchen bị đóng cửa tại thị trường lớn nhất
Mô hình bếp tổng GrabKitchen đã biến Grab trở thành một trong những công ty đầu tiên sử dụng mô hình kinh doanh bếp tổng (cloud kitchen) tại Đông Nam Á.Để gia tăng doanh thu, ứng dụng Grab, Gojek đặt cược vào dịch vụ “mua ngay trả sau”
Theo đó, để có thể gia tăng doanh thu thì các nền tảng “siêu ứng dụng” ví dụ như Grab, Gojek cũng đang cung cấp thêm dịch vụ “buy now, pay later”.Grab tìm cách thích ứng trong bối cảnh lạm phát gia tăng và kinh tế vĩ mô bất ổn
Cũng như nhiều công ty công nghệ khác, Grab cũng phải đối mặt với những kết quả kinh doanh tồi tệ do ảnh hưởng từ lạm phát và nền kinh tế vĩ mô toàn cầu đang bất ổn và không chắc chắn như hiện nay.Có 7 trên 10 người dùng cho rằng, dịch vụ giao hàng ngày nay đã gắn liền với nhịp sống hàng ngày của con người. Những người tiêu dùng tham gia vào khảo sát đã đưa ra 3 lý do chính cho việc sử dụng dịch vụ giao hàng là: Sự tiện lợi; Chuẩn bị cho những cuộc họp; Khả năng đáp ứng nhu cầu.
Dịch vụ giao hàng thực tế đã ăn sâu vào lối sống hiện đại, người tiêu dùng không đơn giản chỉ đặt hàng nhiều hơn mà còn sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn cho mỗi đơn hàng. Theo số liệu thống kê, chi phí giao đồ ăn và hàng hóa trong tháng 5/2022 đã cao gấp 1,3 lần so với tháng 11 năm ngoái.
Tại thị trường Việt Nam, đối tượng chính sử dụng dịch vụ giao hàng có xu hướng là các gia đình trẻ. Có khoảng 72% người dùng sử dụng dịch vụ giao đồ ăn tại Việt Nam là gia đình có con nhỏ, số lượng đặt hàng trong một tháng tối thiểu là 7 lần. Tương tự, dịch vụ giao hàng hóa cũng có 76% người dùng là gia đình có con nhỏ, sử dụng dịch vụ hơn 14 lần mỗi tháng.
Cũng trong khảo sát, 2 trên 5 người tiêu dùng tại Việt Nam ăn vặt ít nhất là một lần mỗi ngày, hơn 60% người tiêu dùng có sở thích đặt đồ ăn nhẹ cho nhóm mỗi đơn hàng. Trong đó, chuối chiên và sữa chua trân châu là hai món ăn nhẹ được gọi giao hàng nhiều nhất tại Việt Nam.
Báo cáo của Grab cho thấy, xu hướng mua sắm thực phẩm trực tuyến của người tiêu dùng trong khu vực Đông Nam Á có xu hướng thay đổi. Cụ thể, hơn 90% người tiêu dùng đã mua voucher thực phẩm trả trước và đọc trước các bài đánh giá sản phẩm, quán ăn trực tuyến; Hơn 80% người tiêu dùng đặt trước đồ ăn hoặc lựa chọn hình thức lấy món tại quán sau khi đã đặt đơn hàng trực tuyến; Hơn 70% người tiêu dùng đặt hàng và thanh toán trực tuyến những bữa ăn tại chỗ.
Có 9 trên 10 người tiêu dùng cho biết họ ưa chuộng những thương hiệu mang tới những trải nghiệm tích hợp cả trực tuyến và ăn tại chỗ.
Người dùng Đông Nam Á đang biến ứng dụng giao hàng trở thành công cụ tìm kiếm các món ăn. Họ đã khám phá ra những quán ăn mới thông qua các ứng dụng giao hàng. Có 88% người tiêu dùng biết đến một nhà hàng mới nhờ ứng dụng giao đồ ăn; 74% người tiêu dùng truy cập vào ứng dụng giao hàng để tìm kiếm trước khi quyết định lựa chọn nhà hàng, cửa hàng nào. Người dùng Grab trung bình sẽ dành ra 17 phút để quyết định việc đặt món ăn.
Nhờ nhu cầu đặt hàng cao từ khách hàng khiến các nhà hàng liên tục số hóa để đáp ứng việc giao nhận thực phẩm, hàng hóa. Tại Việt Nam, cứ 9 trên 10 nhà hàng đã có mặt trên nền tảng giao hàng, đây được coi là dịch vụ không thể thiếu hiện nay đối với hoạt động kinh doanh của họ. Con số này đã cao hơn so với mức trung bình là 8 trên 10 nhà hàng của khu vực.
Trong khu vực Đông Nam Á, tổng doanh thu bán hàng trung bình của các nhà hàng đã tăng 15% so với giai đoạn trước khi tham gia vào nền tảng giao hàng.
Cùng với đó, thực phẩm có nguồn gốc thực vật, có lợi cho sức khỏe đang ngày càng phổ biến hơn. Khoảng 48% người tiêu dùng của vùng Đông Nam Á tham gia khảo sát đã dùng thử các thực phẩm có nguồn gốc thực vật trong vòng 6 tháng qua; 86% người tiêu dùng đã ăn ít nhất một món ăn có lợi cho sức khỏe trong mỗi 2 - 3 ngày.
Người tiêu dùng Việt Nam trong nửa đầu năm nay đã quay trở lại niềm đam mê bánh mì. Theo bảng xếp hạng, bánh mì giữ vị trí thứ 4 của những món ăn được đặt nhiều nhất trên GrabFood
Xu hướng ăn đồ ăn tốt cho sức khỏe đang diễn ra mạnh mẽ nhất tại Việt Nam, các con số này lần lượt là 83% và 93%. Xu hướng này đã phản ánh thói quen đặt hàng của người tiêu dùng Việt Nam sử dụng ứng dụng Grab. Nhu cầu về các bữa ăn lành mạnh trên GrabFood đang tăng gấp đôi trong ở giai đoạn 2019 - 2022. Những đơn hàng chăm sóc sức khỏe tinh thần và thể chấp đã tăng lên 6 lần trên GrabMart trong giai đoạn 2020 - 2022.
Ngoài ra, ăn vặt được xếp vào hoạt động nhóm trong bối cảnh văn phòng của các công ty đã mở cửa trở lại. Điều này khiến 2/5 người ăn vặt ít nhất một lần trong ngày và hơn 60% người tiêu dùng đặt đồ ăn nhẹ cho nhóm mỗi đơn hàng.
Báo cáo của Grab cũng chỉ ra xu hướng ẩm thực địa phương đang có vị trí cao khi người tiêu dùng Việt Nam đang trở lại với đam mê bánh mì trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2022. Bánh mì chiếm vị trí thứ 4 trong danh sách những món ăn có nhiều lượt đặt hàng nhất trên GrabFood. Bên cạnh đó, cơm sườn cũng đã tăng hạng trong năm 2022 và đang giữ vị trí thứ 2.
Bên cạnh đó, số lượng người Việt Nam mua hàng trực tuyến đạt 51 triệu trong năm nay, tăng 13,5% so với năm 2021. Việt Nam đang chiếm 15% tổng thị trường mua sắm trực tuyến trong khu vực Đông Nam Á.