GrabKitchen bị đóng cửa tại thị trường lớn nhất
Theo Doanh nghiệp & Kinh doanh, vào ngày 19/12 sắp tới, Grab sẽ đóng cửa GrabKitchen tại Indonesia. HIện tại, Grab đang có hơn 40 bếp tổng tại Indonesia, nếu đóng mô hình này thì sẽ làm ảnh hưởng tới khoảng 20 nhân viên, theo Tech in Asia.
Tech in Asia cũng đưa ra đánh giá về việc Grab đóng cửa GrabKitchen, đây là một động thái đáng quan tâm vì Grab là một trong những công ty đầu tiên áp dụng mô hình bếp tổng tại khu vực Đông Nam Á. Mô hình này từng là một phần kế hoạch mở rộng mảng giao đồ ăn của Grab.
Tuy nhiên, dường như GrabKitchen lại không đạt được kỳ vọng này trước bối cảnh Grab đã dành mọi sự tập trung vào mục tiêu lợi nhuận.
Dấu chấm hết cho thập kỷ vàng của Grab và hàng loạt các startup Đông Nam Á
Hiện các startup đang hạn chế đốt tiền và nỗ lực duy trì hoạt động cho đến khi thị trường hồi phục.Để gia tăng doanh thu, ứng dụng Grab, Gojek đặt cược vào dịch vụ “mua ngay trả sau”
Theo đó, để có thể gia tăng doanh thu thì các nền tảng “siêu ứng dụng” ví dụ như Grab, Gojek cũng đang cung cấp thêm dịch vụ “buy now, pay later”.Grab tìm cách thích ứng trong bối cảnh lạm phát gia tăng và kinh tế vĩ mô bất ổn
Cũng như nhiều công ty công nghệ khác, Grab cũng phải đối mặt với những kết quả kinh doanh tồi tệ do ảnh hưởng từ lạm phát và nền kinh tế vĩ mô toàn cầu đang bất ổn và không chắc chắn như hiện nay.“Chúng tôi bắt đầu kinh doanh bếp tổng từ 4 năm trước nhằm lấp đầy những khoảng trống về đồ ăn trên nền tảng của mình” - Giám đốc truyền thông Grab Indonesia - Mayang Schreiber nói với Tech in Asia. “Qua thời gian thì nguồn cung và nhu cầu dần thay đổi. Do vậy cùng với việc chúng tôi chuyển sang mô hình kinh doanh sẽ không đòi hỏi nhiều tài sản, chúng tôi quyết định dừng hoạt động bếp tổng tại Indonesia”.
Indonesia là thị trường Đông Nam Á thể hiện rõ nét nhất hoạt động của GrabKitchen. Bên cạnh đó, Grab cũng có hoạt động này tại Singapore, Malaysia và Thái Lan. “Những cơ sở bếp tổng của chúng tôi tại những thị trường khác sẽ hoạt động như bình thường” - Mayang Schreiber nói.
Mô hình đang tốn nhiều chi phí đầu tư
Bếp tổng là một mô hình kinh doanh có chi phí đầu tư rất hiệu quả vì không cần địa điểm đẹp cũng như đầu tư không gian. Chúng có thể được sử dụng để thử nghiệm thực đơn hay những sản phẩm mới có mức độ rủi ro thấp. Do đó, bếp tổng từng được kỳ vọng là một sự thay thế chi phí thấp hơn cho mô hình nhà hàng truyền thống.
Tuy nhiên, Grab lại mang đến một câu chuyện hoàn toàn khác. Việc tìm, thuê địa điểm hay thực hiện công tác, bảo dưỡng, bảo trì hay thuê nhân viên cho bếp tổng thực sự là một thử thách khó với các nền tảng giao đồ ăn vốn không phải đầu tư quá nhiều tài sản.
Grab đã từ chối tiết lộ về chi phí duy trì bếp tổng. Nhưng với quyết định đóng cửa chuỗi GrabKitchen tại Indonesia cho thấy mô hình này đang kéo lợi nhuận đi xuống.
Một người trong ngành nói rằng, mô hình này trả chi phí hoa hồng khá cao cho các đối tác giao hàng, bên cạnh là phí vận hành cũng cao. “Chỉ còn một cách để có lợi nhuận là bán với giá cao hơn, tuy nhiên sẽ làm khách hàng phản đối” - Người này nói.
DishServe - Công ty cũng sử dụng chiến lược bếp tổng nhưng với cách tiếp cận khác. Họ đã sản xuất đồ ăn số lượng lớn tại nhà máy tổng cùng các khâu chuẩn bị cuối cùng được các chủ nhà hoàn thiện trong căn bếp của mình. Với cách làm này, DishServe ghi nhận doanh thu tăng 3,6 lần kể từ đầu năm 2022.
Các startup tiếp tục gọi vốn cho mô hình bếp tổng
Tuy quyết định đóng cửa GrabKitchen của Grab là bước đi lùi trong hệ sinh thái này, nhưng cũng không phải dấu chấm hết cho cuộc chơi của họ.
Hoạt động kinh doanh cốt lõi của Grab thực tế không chỉ là vận hành bếp tổng. Công ty chỉ có hơn 40 bếp tổng so với hàng triệu nhà bán hàng đang bán trên nền tảng của mình. Do đó, động thái của Grab cũng không có nhiều ảnh hưởng đến hệ sinh thái.
Tại khu vực Đông Nam Á, có rất nhiều startup phát triển mảng bếp tổng và đã gọi vốn thành công. Chẳng hạn như CloudEats - Công ty bếp tổng tại Philippines đã thành công gọi vốn 7 triệu USD để mở rộng ra toàn châu Á. Hangry - Công ty vận hành bếp tổng tại Indonesia đã có doanh thu tăng gấp 3 lần trong năm 2021.
Khu vực châu Á - Thái Bình Dương được kỳ vọng sẽ là thị trường bếp tổng lớn nhất toàn cầu vào năm 2027, tốc độ tăng trưởng đạt 14,4%/năm từ năm 2021 cho đến năm 2027. Nói với Tech in Asia, RedSeer cho rằng, nhiều khả năng các đối tác bán hàng hiện tại và tiềm năng của GrabKitchen sẽ hợp nhất với những đối thủ của Grab.
Dapur Bersama - Mô hình bếp tổng của Goto là một trong những cái tên được hưởng lợi. Tuy nhiên, những nhà bán hàng có nhiều điểm bán và mới hợp tác với Grab cho một vài bếp tổng vẫn đang để thực đơn của họ trên nền tảng Grab.
Dapur Bersama bắt đầu ra mắt dịch vụ tại Indonesia sau khi GrabKitchen đã “chào sân” khoảng 1 năm. Nhưng Dapur Bersama phát triển khá nhanh khi tuyên bố hợp tác với Rebel Foods (Ấn Độ) và có thêm 100 bếp tổng tại quốc gia này.
Tại Việt Nam, GrabKitchen có mặt tại khu vực có lượng người dùng đặt đồ ăn nhiều nhưng lại chưa có cửa hàng của những quán ăn được ưa thích. Ví dụ như tại Thủ Đức (TP. Hồ Chí Minh) là nơi hay đặt Bánh Mì Pewpew tại quận Bình Thạnh, nhưng với khoảng cách vận chuyển hơn 10km thì việc có một GrabKitchen Thủ Đức và mời đối tác là Bánh Mì Pewpew bán tại đây là một ý tưởng phù hợp.
Có thể thấy, việc lựa chọn điểm mở GrabKitchen cũng như quán ăn nào được Grab hợp tác sẽ dựa trên dữ liệu mà họ thu thập được từ khách hàng. GrabKitchen đầu tiên của công ty này nằm tại TP. Thủ Đức, Grab đã thuê lại một mặt bằng, sau đó tiến hành hoàn thiện một khu bếp và hợp tác với khoảng 13 thương hiệu ẩm thực, bao gồm thức ăn và đồ uống tới nấu trực tiếp tại đây.
Cuối năm 2019, GrabKitchen tại Indonesia đạt số lượng là 50 cửa hàng. Việt Nam là quốc gia thứ 2 có sự hiện diện của mô hình dịch vụ này.
Lần đầu tiên Grab triển khai mô hình GrabKitchen là vào tháng 9/2018 tại Indonesia, tới tháng 4/2019 thì chính thức đi vào hoạt động. Sau 6 tháng, vào tháng 10/2019 thì công ty đã phát triển được 10 GrabKitchen tại nhiều địa phương của Indonesia.