meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Người lao động tại Đông Nam Á “không dám” dùng ngày nghỉ phép

Thứ hai, 01/08/2022-23:08
Tình trạng “sợ” nghỉ phép xảy ra tại nhiều công ty ở Đông Nam Á. Nguyên nhân chủ yếu do lo lắng sẽ bỏ lỡ cơ hội và quy định quan trọng, có lỗi khi dở dang công việc hay có quá nhiều thứ phải làm.

Công ty Milieu Insight (Singapore) đã tiến hành một cuộc khảo sát với sự tham gia của 6.000 lao động trên một số quốc gia gồm Malaysia, Thái Lan, Singapore, Indonesia, Việt Nam và Philippines. Trong số những người được khảo sát, có tới 71% cho biết họ sẽ tiếp tục làm việc ngay cả khi có vấn đề về sức khỏe. Thậm chí, bất chấp vấn đề sức khỏe tinh thần là 65% thì tỉ lệ này vẫn vùi đầu vào công việc.

Những số liệu nói lên tất cả

Nguyên nhân khiến họ có ý định như vậy là do “lo lắng về việc bỏ lỡ những cơ hội hoặc quyết định quan trọng (trong thời gian nghỉ)" (31%), "có lỗi khi bỏ dở công việc" (36%) và "có quá nhiều việc phải làm" (51%). Hơn 50% người lao động được khảo sát tại Indonesia cho biết họ không dám dùng ngày phép cho dù thể chất (59%) và tinh thần (53%) bất ổn. So với những quốc gia láng giềng như Philippines (71% và 66%) và Việt Nam (69% và 64%), tỉ lệ này vẫn còn khá thấp.

Các chuyên gia không ngạc nhiên về những con số trên mặc dù chúng đều cao. Bởi lẽ có tới gần 50% người được khảo sát cho biết ngày phép được công ty xem là một trong những yếu tố đánh giá hiệu suất công việc. Có 56% nhân viên trong khu vực chấp nhận với văn hóa công ty này và chỉ 44% muốn thay đổi điều đó.


Philippines là quốc gia Đông Nam Á có tỉ lệ lao động kiệt sức vì công việc cao nhất trong năm 2021
Philippines là quốc gia Đông Nam Á có tỉ lệ lao động kiệt sức vì công việc cao nhất trong năm 2021

Tỷ lệ lao động muốn thay đổi cao nhất thuộc nước Singapore, nơi này chỉ có 34% nhân viên chấp nhận văn hóa nói trên. Trong khi đó, Indonesia là quốc gia có tỉ lệ chấp nhận cao nhất (67%), tiếp đến là Việt Nam (62%) và Malaysia (61%).

Có 48% nhân viên cho biết họ trở lại sau thời gian nghỉ bệnh với căn bệnh gần khỏi nhưng vẫn còn hơi mệt. Trong khi đó chưa tới 30% khẳng định rằng họ chỉ trở lại công sở khi bệnh đã khỏi hoàn toàn. Năm 2019, Tổ chức Y tế thế giới đã liệt kê kiệt sức vào danh sách Phân loại quốc tế về các chứng bệnh (ICD). Đây vốn là cơ sở để chuẩn đoán và hỗ trợ bảo hiểm y tế. Người lao động bị kiệt sức là do căng thẳng liên quan đến công việc, làm sụt giảm động lực cũng như năng suất lao động.

Nhiều hệ lụy

Công ty Gallup (Mỹ) đã đưa ra kết luận trong báo cáo mới nhất về "Thực trạng công sở toàn cầu" rằng mức độ căng thẳng của người lao động trên toàn cầu tiếp tục chạm mức cao kỷ lục. Có 68.000 người trên hơn 140 quốc gia tham gia khảo sát này. Khảo sát cho biết tỉ lệ nhân viên có nhiều sự căng thẳng vào ngày làm việc trước đó vào năm 2021 là 44%, trong khi năm 2020 là 40% và 2019 là 38%. Quốc gia có tỷ lệ lao động kiệt sức cao nhất trong năm 2021 là Philippines (50%), sau đó là Thái Lan (41%), Campuchia (38%), Myanmar (37%) và Việt Nam (37%).

Nhiều hệ lụy nghiêm trọng xảy ra vì kiệt sức, ví dụ như tình trạng nhân viên kiệt sức mỗi năm tại Mỹ ước tính sẽ ngốn khoảng 125 - 190 tỷ USD chi phí chăm sóc sức khỏe. Bên cạnh đó, chi tiêu quốc gia dành cho mảng chăm sóc sức khỏe cũng phải bỏ ra 8% đối với chi phí điều trị căng thẳng. Có 20% đến 50% lao động trong một tổ chức cũng nghỉ việc vì lý do này.

Các chuyên gia cho rằng các doanh nghiệp cần có những phương án để giảm căng thẳng cho nhân viên nhằm duy trì lợi thế cạnh tranh và đảm bảo năng suất hoạt động. Đồng thời điều này cũng sẽ giúp tránh nguy cơ nhân viên đồng loạt rời khỏi công ty. The ASEAN Post cho rằng để đảm bảo người lao động nghỉ ngơi đúng nghĩa vào những ngày nghỉ phép, sau giờ làm hay cuối tuần, Đông Nam Á có thể tìm kiếm động lực từ Pháp. Quốc gia này đã ban hành luật năm 2017 để đảm bảo giờ nghỉ ngơi trọn vẹn cho người lao động. Điều đó có thể hiểu rằng người thuê lao động không được phép bắt nhân viên trả lời Email hay tin nhắn công việc trong quãng thời gian nghỉ ngơi của họ.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

Tin mới cập nhật

Chưa gỡ được "nút thắt" nguồn cung thì người dân vẫn khó mua được nhà

2 ngày trước

Đánh thuế chuyển nhượng bất động sản theo thời gian nắm giữ: Cần xem xét thấu đáo từ mọi góc độ

2 ngày trước

Môi giới không được giới thiệu cho khách hàng bất động sản do chính mình sở hữu

2 ngày trước

Bitcoin trượt về mức 90.000 USD, cơn “sốt” tiền điện tử đang hạ nhiệt

3 ngày trước

Huawei chính thức ra mắt hệ điều hành mới, "đoạn tuyệt" với android

3 ngày trước