meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Nghề phụ hồ là gì? Những công việc của phụ hồ cụ thể và chi tiết nhất

Thứ hai, 05/12/2022-09:12
Trong lĩnh vực xây dựng, nghề phụ hồ là một nghề vô cùng vất vả và thường sẽ chỉ phù hợp với nam giới hơn. Lý do là bởi vì nghề phụ hồ phải làm những công việc rất nặng nhọc, chủ yếu là khuân vác, bốc xếp, dãi nắng, dầm mưa.

Khái niệm phụ hồ là gì?

Phụ hồ là một nghề nghiệp thuộc lĩnh vực xây dựng, là những người lao động phổ thông, lao động chân tay, phụ trợ các thợ chính trên công trường. Đây là công việc được những người không có trình độ học thức, không có bằng cấp, chưa có một công việc ổn định lựa chọn. 

Tuy nhiên, khi đất nước ta bước vào giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa, công nghệ trong lĩnh vực xây dựng ngày càng hiện đại, thì số lao động theo ngành nghề này cũng dần bị thuyên giảm. Vậy nên, công việc phụ hồ hiện nay đang rất khan hiếm nguồn nhân lực, các công trình xây dựng nếu không có đội ngũ này thì sẽ rất khó hoàn thành đúng tiến độ, và điều này cũng gây cản trở không ít tới các nhà thầu.


Những người làm phụ hồ sẽ chỉ đảm nhận các công việc lặt vặt trong xây dựng
Những người làm phụ hồ sẽ chỉ đảm nhận các công việc lặt vặt trong xây dựng

Công việc chính của phụ hồ 

Những người làm phụ hồ sẽ chỉ đảm nhận các công việc lặt vặt. Các công việc đấy có thể kể đến như là: trộn hồ, xách nước, đào đất trộn vữa, bưng bê gạch, xách hồ, gạch ngói, quét vôi, khiêng tôn,..

Hầu hết những người làm nghề phụ hồ đều không học qua trường lớp, phần đông các phụ hồ đều tự học hỏi cách làm từ những người đàn anh đi trước. Tất cả những công việc của phụ hồ đều được thực hiện dưới sự chỉ đạo của đơn vị nhà thầu. Họ chỉ cần làm theo công việc đã được thiết kế sẵn, có quy trình có sẵn để hoàn thành trọn vẹn công việc.

Người phụ hồ sẽ thực hiện những nhiệm vụ công việc chính tuân thủ theo quy trình sau:

  • Đào móng – Công việc này sẽ thực hiện theo như sự chỉ dẫn của thợ chính để từ đó đào sao cho đúng chuẩn, đúng chính xác về độ cao, đủ độ sâu. Ngoài ra, nhà thầu cũng cần phải xác định được chính xác vị trí đặt móng, cân móng sao cho vuông góc và song song.
  • Sắt cột và đổ cột – Lúc này, người thợ chính sẽ phải làm việc với người thợ sắt và thợ cốp pha để từ đó chuẩn bị những thứ quan trọng, cần thiết như là sắt, khuôn cho việc đổ cột bê tông. Sau khi tiến hành đổ cột bê tông xong thì thợ xây đã có thể bắt tay ngay vào việc thi công xây tường cao bao quanh.
  • Lắp đặt và hoàn thiện công trình– Giai đoạn tiếp theo chính là việc thực hiện công việc lắp đặt những vật dụng, thiết bị của công trình như làm cửa chính, cửa sổ, thi công cầu thang – một trong những công việc khó nhất, làm đường phào chỉ tường, thi công các công trình phụ, làm mũ cột, tô tường, sơn tường quét vôi, lát gạch nền và thi công ốp gạch tường.

Về mặt tổ chức thì người đứng đầu mỗi nhóm thợ phụ hồ được gọi là Cai. Đây chính là người có quyền lực nhất cao nhất ở trong nhóm thợ, Cai sẽ điều tiết sắp xếp công việc cho mọi người.

Những yêu cầu cơ bản nhất đối với nghề phụ hồ

Nghề phụ hồ là công việc đơn giản, chỉ lao động chân tay nhưng vẫn cần phải có những yêu cầu cơ bản như:

  • Sức khỏe tốt: Trong nghề phụ hồ, sức khỏe là điều quan trọng đối với người lao động. Người làm công việc phụ hồ không được mắc các bệnh liên quan thần kinh, tư duy bình thường, khỏe mạnh có thể bưng bê vật nặng.
  • Chịu được áp lực từ thời tiết: Phụ hồ làm việc ngoài trời nên sẽ phải chịu được mưa nắng, lạnh giá, nóng bức.
  • Sự nhanh nhạy, nắm bắt công việc hiệu quả, khả năng quan sát tốt, chăm chỉ có tinh thần làm việc cao, sẵn sàng tuân thủ mọi yêu cầu của chủ thầu.
  • Công việc phụ hồ rất bấp bênh và người lao động phải chấp nhận vấn đề này.
  • Người phụ hồ không có ngày nghỉ, nếu có công trình thì họ sẽ phải làm liên tục cả tuần trong nhiều tháng nếu muốn kiếm được khoản tiền đủ chi tiêu, sinh hoạt.

Nghề phụ hồ là công việc đơn giản chỉ yêu cầu có sức khỏe đẹp
Nghề phụ hồ là công việc đơn giản chỉ yêu cầu có sức khỏe đẹp

Thu nhập của nghề phụ hồ là bao nhiêu?

Ngày công của người thợ phụ hồ là 150-250 nghìn/ngày làm việc. Nếu đi làm chăm chỉ tất cả những ngày trong tháng thì một phụ hồ có thể kiếm được khoản tiền lương trung bình 5 - 7 triệu đồng. Mức lương có thể cao hơn lên 10 triệu đồng nếu thực hiện công trình đòi hỏi cao về chất lượng. Số tiền này phù hợp với những người không có trình độ học vấn, kinh nghiệm, kiến thức. Sau khi đã có thể học hỏi những kiến thức trong lĩnh vực xây dựng, thì phụ hồ có thể lên làm thợ chính hoặc làm Cai để tăng mức thu nhập.

Bên cạnh nhận lương theo ngày thì phụ hồ cũng có thể nhận lương theo hình thức khoán tiền công trình – Với hình thức nhận lương này, các phụ hồ sẽ nhận được một khoản tiền phù hợp với khối lượng công việc trong tháng đã được người thợ hoàn thành. Mức lương khoán được trả sẽ căn cứ vào các loại hợp đồng giao khoán công việc trong các công trình thi công xây dựng. Đây là hình thức nhận lương dành cho phụ hồ thường được sử dụng cho những công trình xây dựng dân dụng như là nhà ở, cửa hàng kinh doanh hay những công trình phụ.


Nghề phụ hồ không có quyền lợi về chăm sóc sức khỏe hay bảo hiểm
Nghề phụ hồ không có quyền lợi về chăm sóc sức khỏe hay bảo hiểm

Những quyền lợi dành cho người làm nghề phụ hồ

Về cơ bản, những người làm thợ xây hay làm nghề phụ hồ đều là các loại hình công việc tự do, vì thế người lao động sẽ không được tham gia bất kỳ loại bảo hiểm nào, không được hưởng các chế độ nghỉ ngơi. Tại một số nơi ngoài mức lương cứng thì người làm phụ hồ không nhận được bất cứ trợ cấp nào khác.

Đây là sự khác biệt lớn đối với các ngành nghề yêu cầu bằng cấp, tay nghề khác và người lao động buộc phải chấp nhận bởi vì những nhà thầu không phải công ty, doanh nghiệp, nên không có nghĩa vụ đóng bảo hiểm cho nhân công. Tiếp theo, thợ phụ hồ cũng sẽ không được nhận tiền thưởng lương tháng 13 hay những khoản phụ cấp như phụ cấp xăng xe, điện thoại, phụ cấp chuyên cần,... như công nhân làm việc trong doanh nghiệp khác.

Tuy nhiên, họ sẽ được nuôi ăn bữa trưa nếu như địa điểm làm việc công trình xa nhà nhưng vẫn phải đi làm toàn thời gian trong ngày. Hoặc phụ hồ cũng sẽ được lo chỗ ăn và chỗ ngủ nếu đó là địa điểm công trình bắt buộc người lao động phải ở lại.

Ngoài ra, nếu trong quá trình làm việc có không may xảy ra sự cố như tai nạn lao động thì chủ thầu sẽ là người đứng ra lo chữa trị, hỗ trợ cho người lao động, tuy nhiên chỉ trên tinh thần giúp đỡ chứ không phải hoàn thành trách nhiệm.

Trên đây là những điều cần biết về phụ hồ và yêu cầu của công việc. Mức lương phụ hồ không cao nhưng có thể đảm bảo cuộc sống cho người lao động.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Tin mới cập nhật

Vẫn nhiều tranh cãi quanh ngưỡng nợ thuế từ 10 – 100 triệu đồng bị hoãn xuất cảnh

1 ngày trước

TP. HCM: Cho vay tối đa 200 tỷ đồng không lãi suất với dự án nhà ở xã hội

2 ngày trước

Huy động 100.000 tỷ đồng trái phiếu cho NOXH: Lãi suất ra sao sẽ phù hợp?

2 ngày trước

TS. Lê Xuân Nghĩa: Phương pháp đấu giá nhiều vòng đang phản tác dụng

2 ngày trước

TP.HCM chốt tỷ lệ % tính tiền thuê đất: Doanh nghiệp "chóng mặt" với chi phí

2 ngày trước