Nghề môi giới chứng khoán là gì? Những yêu cầu nâng cao của công việc này
BÀI LIÊN QUAN
Hiện nay người trẻ có nên làm môi giới chứng khoán không?Môi giới chứng khoán là gì? Làm sao để trở thành môi giới giỏi?Nhân viên môi giới chứng khoán là gì?
Trong khi thị trường chứng khoán đang trở nên đầy tiềm năng thì các nhà đầu tư mới vẫn đang tìm cách để tham gia vào thị trường này. Cũng vì lí do này mà nghề môi giới chứng khoán ra đời trở thành một cầu nối trung gian thực hiện việc mua bán cổ phiếu cho khách hàng của mình chính là những nhà đầu tư chứng khoán. Đồng thời, họ cũng là người sẽ kết nối người mua và người bán với nhau.
Mô tả công việc của nhân viên môi giới chứng khoán
Nhân viên môi giới chứng khoán sẽ chịu trách nhiệm hướng dẫn tư vấn cho các khách hàng chưa có nhiều thông tin và hiểu biết về tài chính, để họ đưa ra được quyết định đúng đắn khi tham gia vào thị trường chứng khoán. Do đó, nhân viên môi giới chứng khoán sẽ thường làm những công việc như sau:
- Tư vấn, hướng dẫn mua bán cổ phiếu: Thông thường nhân viên môi giới sẽ phải tìm hiểu, tổng hợp, đánh giá thị trường đang diễn ra như thế nào để có những thông tin cung cấp cho nhà đầu tư giúp họ lựa chọn các danh mục phù hợp nhằm tối đa hóa lợi nhuận.
- Thực hiện các giao dịch trên sàn chứng khoán theo yêu cầu của khách hàng.
- Nhận định thị trường để cung cấp các thông tin và đưa ra đánh giá chính xác nhất về thị trường giúp khách hàng lựa chọn thời điểm mua bán sao cho phù hợp nhất.
- Tìm kiếm khách hàng tiềm năng: Cũng giống như nhân viên kinh doanh của công ty, nhân viên môi giới chứng khoán cũng có nhiệm vụ quan trọng khi phải đảm bảo được doanh số khách hàng góp phần vào sự phát triển thịnh vượng của công ty. Do đó, nhân viên môi giới chứng khoán phải thường xuyên tìm kiếm khách hàng để mang đến những khách hàng tiềm năng.
- Người “thầy” với nhà đầu tư mới: Đối với nhà đầu tư mới chưa có nhiều kiến thức mà vẫn muốn tham gia thị trường chứng khoán thì nhân viên môi giới chứng khoán sẽ là người thầy của họ khi cung cấp các thông tin và kiến thức cho nhà đầu tư về thị trường, các lệnh mua bán… Đối với những nhà đầu tư lâu năm, nhân viên môi giới lại đóng vai trò như người giúp nhà đầu tư thu thập các thông tin về thị trường, doanh nghiệp, giúp họ tiết kiệm thời gian.
Những kỹ năng cần có của nhân viên môi giới chứng khoán
Nhân viên môi giới chứng khoán là một nghề đòi hỏi khá cao về kĩ năng để có thể làm việc tốt trong môi trường khốc liệt, đồng thời tránh gây ra rủi ro cho khách hàng. Để có thể làm trong nghề môi giới chứng khoán bắt buộc bạn cần có một số kỹ năng dưới đây để làm việc tốt hơn:
Kỹ năng giao tiếp với khách hàng
Đây là một kĩ năng cực kì quan trọng với nhân viên môi giới chứng khoán, vì phải có kĩ năng giao tiếp thì mới tiếp cận được và hiểu được khách hàng mong muốn gì. Khi đã tiếp cận dk khách hàng thì nhân viên môi giới sẽ có nhiều cơ hội để thể hiện những kỹ năng, hiểu biết giúp khách hàng tin tưởng vào khả năng của họ.
Đây là một trong những kỹ năng thiết yếu để truyền đạt được thông tin tới khách hàng một cách dễ hiểu và chính xác nhất.
Bên cạnh đó, nhân viên môi giới chứng khoán còn phải dựa vào kỹ năng giao tiếp để có thể nắm bắt được sở thích, nhu cầu và khả năng kinh tế của khách hàng. Cần phải thông qua những thông tin đó thì mới có thể hướng khách hàng đến những quyết định đúng đắn nhất.
Ngoài ra, điều đó còn giúp khách hàng đạt được mong muốn cũng như đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu để làm nên sự uy tín cho chuyên viên môi giới.
Nắm bắt cơ hội chuẩn xác
Trong đầu tư cơ hội là chìa khóa vàng để dẫn đến thành công, khi nhà đầu tư chọn được một thời điểm nhất định để ra quyết định đúng đắn thì sẽ tạo ra một bước đột phá cho chặng đường dài. Đối với nghề môi giới chứng khoán việc nắm bắt cơ hội là kĩ năng và yêu cầu bắt buộc phải có.
Thông thường, khách hàng sẽ nghe theo lời nhân viên môi giới nên việc chọn thời điểm vàng để tư vấn mua vào hay bán ra là vô cùng quan trọng. Để có thể nắm bắt được cơ hội thì nhân viên môi giới cần phải có các kĩ năng như tổng hợp, phân tích các thông tin tài chính, thu thập các bảng thống kê, phân tích xu hướng vận động của các định chế tài chính và đưa ra các báo cáo nhằm tư vấn tài chính cho khách hàng.
Kỹ năng tìm hiểu thông tin
Thị trường chứng khoán luôn có những sự thay đổi bất ngờ theo từng giờ, từng ngày nên nếu nắm bắt thông tin sớm thì nhà đầu tư sẽ có nhiều cơ hội để thay đổi cục diện. Vì thế muốn làm nhân viên môi giới chứng khoán bắt buộc phải có kỹ năng tìm hiểu thông tin.
Trong đó, giá cổ phiếu cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi thông tin truyền thông, vì vậy, bạn cần có sự tìm hiểu thông tin về các doanh nghiệp để tư vấn cho khách hàng hướng đi tốt nhất.
Song, việc tiếp nhận thông tin cũng cần phải có sự chắt lọc thì nhân viên môi giới mới có thể đưa ra định hướng đúng đắn cho khách hàng, ngược lại nếu những thông tin đưa ra sai lệch sẽ dễ ảnh hưởng đến kết số tiền của nhà đầu tư. Vì thế, kĩ năng tìm hiểu thông tin rất quan trọng mà nhà môi giới cần phải thường xuyên cập nhật và trau dồi.
Rèn luyện chịu được áp lực công việc
Nghề nghiệp nào cũng sẽ có những áp lực và đối với nghề môi giới chứng khoán cũng vậy. Thu nhập của nhân viên môi giới chủ yếu đến từ doanh thu của khách hàng, nghĩa là bạn phải giúp cho khách hàng tạo ra giá trị thì bạn mới có lương.
Hay ngay cả việc tìm khách hàng cũng là áp lực vô hình trong công việc, chưa kể đến việc nhân viên môi giới sẽ phải tư vấn cho khách hàng 24/7. Ngoài ra, trong một số trường hợp nếu bạn không đưa ra dự đoán chính xác thì cũng sẽ ảnh hưởng đến khách hàng và kết quả bạn theo đuổi.
Kỹ năng tìm kiếm khách hàng
Đối với nghề môi giới chứng khoán hay bất cứ nghề nào thì việc tìm khách hàng là một kĩ năng không thể thiếu, đây là điều kiện quyết định đến cơ hội phát triển nghề nghiệp.
Để khách hàng có thể tin tưởng và giao niềm tin thì nhân viên môi giới viên chứng khoán phải thể hiện được kinh nghiệm và nền tảng kiến thức tốt trong lĩnh vực này. Đồng thời, cần phải tăng cường tìm kiếm nguồn khách hàng thông qua một số phương pháp như: Gửi email, làm quen qua những buổi hội thảo, hẹn gặp mặt trực tiếp…
Các bước để trở thành nhân viên môi giới chứng khoán giỏi
Muốn trở thành một nhân viên môi giới chứng khoán giỏi nhất định bạn phải có kĩ năng và kiến thức, đồng thời, không ngừng trau dồi học hỏi và nắm bắt các cơ hội trên thị trường. Để trở thành một nhân viên môi giới giỏi bạn cần phải nắm rõ 5 bước nền tảng như sau:
Trang bị kiến thức cơ bản
Thị trường chứng khoán biến động theo quy luật cung cầu của thị trường chứ không dựa trên những yếu tố ngẫu nhiên. Vì thế, để tiếp cận với nghề bắt buộc bạn phải có thông tin cơ bản về thị trường cũng như các kiến thức nền tảng về tài chính.
Hiện nay, không ít trường đại học đã mở các khóa học chuyên về tài chính để hướng dẫn cho những người mới mà bạn có thể tham khảo để bắt đầu học tập. Hoặc bạn cũng có thể tham gia các lớp học hoặc các khóa học về chứng khoán của các công ty tài chính, chứng khoán.
Thực nghiệm đầu tư chứng khoán
Sau khi đã có những kiến thức nền tảng về tài chính bạn đừng vội đi tư vấn mà hãy tự mình thử đầu tư để có những kinh nghiệm thực chiến quý báu. Đây được coi là những trải nghiệm quý giá và thực tế để bạn chứng minh với khách hàng bạn là nhân viên tư vấn tốt.
Sau khi đã có hiểu biết và kinh nghiệm thực tế thì bạn sẽ dễ dàng đạt được mục tiêu của mình trong khi đầu tư với chính những đồng tiền mà mình bỏ ra.
Thực tập để lấy kinh nghiệm làm việc
Trên thực tế việc bạn tư vấn để khách hàng đầu tư và việc bạn tự mình đầu tư sẽ là hai công việc hoàn toàn khác nhau. Khi tự mình đầu tư dù thắng hay thua thì tự bạn sẽ chịu trách nhiệm với những quyết định đó nhưng khi trở thành một nhân viên môi giới viên chứng khoán trọng trách của bạn sẽ lớn hơn khi bạn phải phân tích định hướng cho khách hàng để hạn chế tối đa rủi ro cho họ.
Vì thế, để thành công vớ nghề môi giới chứng khoán bạn bắt buộc phải có những trải nghiệm thực tế với các con số và khách hàng. Muốn thực hiện điều này cũng rất đơn giản khi bạn chỉ cần đến các công ty chứng khoán xin thực tập. Đồng thời, cũng có thể thi lấy chứng chỉ hành nghề để có cơ hội làm việc chính thức cho các công ty.
Trong quá trình thực tập bạn cần tận dụng tối đa thời gian để học hỏi những kiến thức chuyên sâu như phân tích thị trường, dự báo khả năng lên xuống của thị trường đồng thời cũng phải trau dồi thêm các kĩ năng khác như tìm kiếm khách hàng, giao tiếp,… để có thêm tệp khách hàng tiềm năng.
Phát triển sự nghiệp riêng
Hãy đưa ra một kế hoạch dài hạn để phát triển sự nghiệp sau khi đã có những trải nghiệm và thực sự hiểu biết về công việc môi giới chứng khoán. Bạn cần phải biết vị trí của mình ở đâu để đặt ra các mục tiêu như mức lương bao nhiêu, tìm kiếm được bao nhiêu khách hàng một tháng.
Để đạt được những mục tiêu trên bắt buộc bạn phải có một kế hoạch dài hơi để phát triển sự nghiệp bền vững trong tương lai.
Mức lương trung bình của nhân viên môi giới chứng khoán
Thông thường đối với nhân viên môi giới chứng khoán nắm giữ các vị trí, công việc thuộc khối ngành tài chính thì mức lương sẽ nhỉnh hơn. Thu nhập của các nhân viên môi giới chứng khoán thường sẽ được chia làm 2 phần gồm lương cứng và hoa hồng thông qua doanh thu và giao dịch được với bao nhiêu khách hàng.
Vì thế tiếp cận được với nhiều khách hàng, tư vấn cho họ thành công lớn thì mức lương của các môi giới viên càng cao. Mỗi công ty chứng khoán sẽ áp dụng mức hoa hồng và cách tính hoa hồng khác nên chọn những công ty uy tín có quy mô lớn sẽ có nhiều cơ hội để phát triển và lương cao hơn mặt bằng chung.
Ví dụ, mức lương cơ bản hàng tháng công ty chứng khoán trả là 8 triệu. Bên cạnh đó, tỷ lệ hoa hồng được chia theo mức 25%-75% thì có nghĩa là khi mỗi giao dịch với khách hàng thành công mà công ty thu về được 100 triệu thì nhân viên sẽ được hưởng 25 triệu.
Do vậy, mức lương của nhân viên môi giới chứng khoán có thể dao động từ 15 đến 40, 50 triệu đồng mỗi tháng tuỳ thuộc vào tỷ lệ chia hoa hồng cũng như số lượng khách hàng họ chốt đơn và tư vấn thành công.
Nghề môi giới chứng khoán đang trở thành một ngành khá hot trên thị trường nhưng điều đó đồng nghĩa với việc tỷ lệ cạnh tranh cũng tăng cao. Do đó, phải những người thật sự có năng lực và kiến thức chuyên sâu cũng như kinh nghiệm lâu năm thì mới có thể tồn tại và đạt được mức lương như kì vọng.