Ngành văn học là gì và những cơ hội việc làm cho ngành văn học
BÀI LIÊN QUAN
Tác phẩm văn học là gì? Điểm đặc trưng của tác phẩm văn họcKhối C gồm những ngành nào? Cơ hội việc làm của những ngành học khối CĐặc trưng của văn học viết là gì? Đặc trưng các thể loại văn học Việt NamNgành văn học là gì?
Ngành văn học là ngành mang đến cho người học những kiến thức nền tảng về kiến thức phổ biến về văn hóa, lí luận văn học, ngôn ngữ và trang bị kiến thức chuyên sâu về văn học Việt Nam cùng những nền văn học nổi tiếng trên thế giới.
Sinh viên theo học ngành Văn học sẽ được rèn luyện các kỹ năng về tư duy, phương pháp giảng dạy, phương pháp nâng cao khả năng cảm thụ văn học và khả năng sáng tác văn học, phương pháp luận giúp nghiên cứu văn học,. Ngành học này giúp sinh viên có tinh thần trách nhiệm cao, thấm nhuần niềm tự hào dân tộc, có phẩm chất đạo đức, biết trân trọng, phát huy giá trị nhân văn của dân tộc, nhằm xây dựng đời sống văn học lành mạnh.
Những tố chất cần có khi theo học ngành Văn học là gì?
- Kỹ năng viết và cảm thụ văn học: không cần diễn giải quá chi tiết, khi xác định theo đuổi ngành này, chúng ta đều biết tố chất cần thiết đó chính là khả năng viết và cảm thụ văn học tốt. Vì bước chân vào ngành học này bạn sẽ được tiếp xúc với những tác phẩm văn học nổi tiếng, văn học phương tây, nghiệp vụ biên tập, xuất bản…
- Kỹ năng thu thập, xử lý thông tin: Nếu bạn công tác tại các tòa soạn báo, cơ quan truyền thông thì kỹ năng này vô cùng quan trọng, giúp phục vụ cho việc viết bài đăng tin hàng ngày
- Có hiểu biết sâu rộng về văn hóa, xã hội và lịch sử: Học Văn học bạn sẽ được học nhiều môn liên quan đến lịch sử văn học Việt Nam, văn hóa Việt Nam và các nước trên thế giới. Chính vì vậy, bạn cần có hiểu biết sâu về văn hóa, xã hội, lịch sử để có thể nắm bắt được kiến thức một cách nhanh chóng
Các trường có đào tạo ngành Văn học
Hiện nay có khá nhiều trường Đại học trên toàn quốc đào tạo sinh viên theo học ngành văn học.
Khu vực miền Bắc
- Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân Văn ĐHQGHN
- Trường ĐH Hải Phòng
- Trường ĐH Sư phạm Hà Nội
- Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2
- ĐH Khoa học – ĐH Thái Nguyên
Khu vực miền Trung
- Trường ĐH Sư phạm – ĐH Đà Nẵng
- Trường ĐH Duy Tân
- Trường ĐH Quy Nhơn
- Trường ĐH Quảng Nam
- Trường ĐH Khoa học – ĐH Huế
Khu vực miền Nam
- Trường ĐH Cần Thơ
- Trường ĐH Tây Đô
- Trường ĐH Sư phạm TPHCM
- Trường ĐH Văn Lang
- Trường ĐH Văn Hiến
- Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân Văn TP.HCM
- Trường ĐH An Giang
Các khối xét tuyển ngành Văn học
Dưới đây là những khối thi dùng để xét tuyển vào ngành văn học tại các trường Đ H trên toàn quốc mà bạn cần biết để chuẩn bị hành trang kiến thức cho đam mê của mình.
- Khối C00: Môn Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý
- Khối C03: Môn Ngữ văn - Toán - Lịch sử
- Khối C04: Môn Ngữ văn - Toán - Địa lí
- Khối C15: Môn Ngữ văn - Toán - Giáo dục công dân
- Khối D01: Môn Ngữ Văn - Toán - Tiếng Anh
- Khối D02: Môn Ngữ Văn - Toán - Tiếng Nga
- Khối D03: Môn Ngữ Văn - Toán - Tiếng Pháp
- Khối D04: Môn Ngữ Văn - Toán - Tiếng Trung
- Khối D05: Môn Ngữ Văn, Toán, Tiếng Đức
- Khối D06: Môn Ngữ Văn - Toán - Tiếng Nhật
- Khối D14: Môn Ngữ văn - Lịch sử - Tiếng Anh
- Khối D15: Môn Ngữ văn - Địa lý - Tiếng Anh
- Khối D78: Môn Ngữ văn - KHXH - Tiếng Anh
- Khối D79: Môn Ngữ văn - KHXH - Tiếng Đức
- Khối D80: Môn Ngữ văn - KHXH - Tiếng Nga
- Khối D81: Môn Ngữ văn - KHXH - Tiếng Nhật
- Khối D82: Môn Ngữ văn - KHXH - Tiếng Pháp
- Khối D83: Môn Ngữ văn - KHXH - Tiếng Trung
Chương trình đào tạo ngành Văn học
Khối kiến thức chung
- Giáo dục quốc phòng
- NLCB của CN Mác-Lênin-phần 1
- Tiếng Anh 1
- Tiếng Pháp 1
- Tiếng Nga 1
- Giáo dục thể chất 1
- NLCB của CN Mác-Lênin-phần 2
- Tiếng Anh 2
- Tiếng Pháp 2
- Tiếng Nga 2
- Tin học đại cương
- Tâm lý học
- Mỹ học và Giáo dục thẩm mỹ
- Giáo dục thể chất 2
- Âm nhạc
- Tư tưởng Hồ Chí Minh
- Tiếng Anh 3
- Tiếng Pháp 3
- Tiếng Nga 3
- Kỹ năng giao tiếp
- Giáo dục thể chất 3
- Giáo dục học
- Đường lối CM của ĐCS Việt Nam
- Giáo dục thể chất 4
- Tâm lý học giáo dục
- Quản lý Nhà nước và Quản lý ngành giáo dục
Khối kiến thức chuyên ngành
- Cơ sở văn hóa Việt Nam
- Văn học dân gian Việt Nam
- Cơ sở ngôn ngữ văn tự Hán Nôm
- Lịch sử Việt Nam
- Tiếng Việt thực hành
- Đại cương nghệ thuật học
- "Tam giáo" và văn hóa Việt Nam
- Logic học
- Văn học Việt Nam trung đại I (Khái quát TK X - TK XVIII)
- Văn học Việt Nam trung đại II (TK XVIII - TK XIX)
- Văn bản Hán Văn
- PP nghiên cứu khoa học
- Xã hội học
- Văn học, nhà văn, bạn đọc
- Văn học Việt Nam hiện đại I ( vào đầu TK XX - 1945)
- Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt
- Môi trường và phát triển
- Lịch sử văn minh thế giới
- Đại cương thi pháp học
- Đại cương về NN và tiếng Việt
- Tác phẩm và thể loại văn học
- Văn học Việt Nam hiện đại II (giai đoạn 1945 - 1975)
- Ngữ pháp và ngữ pháp VB Tiếng Việt
- Tiến trình văn học
- Văn học Phương Tây II (Từ Thế kỷ XIX đến XX)
- Ngữ dụng học
- Phong cách học tiếng Việt
- Phê bình văn học
- Phân tích diễn ngôn
- Văn học trong nhà trường
- Văn học và du lịch, Văn học báo chí
- Các vấn đề thể loại văn học và Văn học với các loại hình nghệ thuật
- Thi pháp văn học dân gian và Thi pháp văn học trung đại
- Một số vấn đề LL về văn hóa học và văn hóa VN
- Văn học Việt Nam hiện đại III (Giai đoạn sau 1975)
Các môn Văn học nước ngoài
- Văn học châu Á
- Văn học Phương Tây I (Từ cổ đại - Thế kỷ XVIII)
- Văn học Nga
- Tiểu thuyết phương Tây
- Các trường phái lý luận phê bình văn học Âu – Mỹ hiện đại
- Văn bản Nôm
- Văn học các nước Đông Nam Á
- PP sưu tầm nghiên cứu văn học dân gian VN, Sử thi dân gian các dân tộc ít người ở VN
- PP luận nghiên cứu văn học
- Các tác gia VH Nga cổ điển
- Thơ phương Đông
- Vấn đề TC minh giải VB Hán Nôm
Các môn ngoại ngữ
- Tiếng Anh chuyên ngành
- Tiếng Pháp chuyên ngành
- Tiếng Nga chuyên ngành
Các chuyên đề và thực tập
- Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm
- Thực tập cuối khóa 1
- Thực tập cuối khóa 2
- Khóa luận tốt nghiệp
- Chuyên đề lý luận văn học 1
- Chuyên đề VH việt nam hiện đại 2
- Chuyên đề lý luận văn học 2
- Chuyên đề VH việt nam hiện đại
Cơ hội việc làm của ngành Văn học là gì?
Sinh viên theo học ngành văn học sau khi ra trường có thể làm việc ở nhiều cơ quan, tổ chức như:
- Cán bộ nghiên cứu và giảng dạy tại các trường ĐH, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, hoặc các viện và trung tâm nghiên cứu về Văn học, Báo chí, Truyền thông trong và ngoài nước
- Các nghề như phóng viên, bình luận viên, biên tập viên, điều phối viên truyền thông và tổ chức các sự kiện cho cơ quan báo chí, truyền thông đại chúng
- Chuyên viên thuộc các cơ quan thông tin, truyền thông cấp tỉnh, thành phố, huyện, xã như: cán bộ chức năng trong cơ quan quản lý báo chí, xuất bản hoặc thực hiện những nhiệm vụ đòi hỏi kiến thức cơ bản, hệ thống về truyền thông và nghiệp vụ báo chí như: cơ quan văn hoá - tư tưởng, thông tin tổng hợp của các cơ quan, tổ chức chính trị xã hội, kinh tế, ngoại giao,...
Sau khi tốt nghiệp ngành văn học, người học có đủ khả năng tiếp tục học tập và nghiên cứu cao hơn các chuyên ngành Văn học, Ngôn ngữ, Báo chí, Truyền thông …
Lời kết
Hy vọng qua những kiến thức được chia sẻ trong bài viết trên, các bạn đã có thông tin hữu ích giải đáp vấn đề ngành Văn học là gì. Nếu các bạn có đam mê đặc biệt với ngành học này, thì hãy xác định từ sớm, chuẩn bị những kiến thức và tố chất cần thiết thật tốt nhé!