Đặc trưng của văn học viết là gì? Đặc trưng các thể loại văn học Việt Nam
Khái niệm về thể loại văn học Việt Nam
Văn học chính là nghệ thuật của ngôn từ, khi đó văn học đổi mới sẽ mang theo sự chuyển biến đa dạng trong cấu trúc, những kiểu văn bản và phương thức biểu đạt, các thể loại nhằm phản ánh chân thực nhất nhu cầu của con người và cuộc sống.
Vì vậy, khái niệm thể loại văn học có thể được hiểu là phương thức để tái hiện đời sống và các thể thức để cấu tạo văn bản.
Ta có lấy ví dụ như đề tài người mẹ trong chiến tranh thì nhà thơ Tố Hữu chọn viết về người mẹ ở hậu phương qua tâm hồn người lính với bài thơ “Bầm ơi”, nhà thơ Nguyễn Thi viết về người vợ, người mẹ đang cùng chồng và đồng bào mình cầm súng đánh giặc trong “Người mẹ cầm súng”.
Những thể loại văn học tiêu biểu của Việt Nam
Khi tìm hiểu về đặc trưng của văn học viết là gì, ta không thể không tìm hiểu về những thể loại văn học tiêu biểu của Việt Nam.
Thể loại văn học dân gian
Văn học dân gian được biết đến là văn học khẩu truyền, là văn học truyền miệng. Đây là thể loại văn học với những tác phẩm truyền miệng của những tầng lớp nhân dân, phát sinh từ thời xa xưa, phát triển dần qua từng thời kỳ lịch sử và được lan truyền đến nay.
Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian Việt Nam:
- Tính nguyên hợp thể hiện sự hòa lẫn nhiều hình thức khác nhau của xã hội trong các thể loại văn học. Văn học dân gian không chỉ là nghệ thuật ngôn từ mà còn là phương tiện nghệ thuật khác. Phương tiện này tồn tại ở 3 dạng là ẩn, cố định và hiện.
- Tính tập thể: những sáng tác này của nhân dân nhưng không phải toàn bộ nhân dân đều là tác giả. Tính tập thể này thể hiện chủ yếu thông qua việc con người dần sử dụng nhiều các tác phẩm văn học.
- Tính truyền miệng: tác phẩm văn học dân gian được lưu truyền từ đời này qua đời khác thông qua hình thức là kể chuyện.
- Tính dị bản: do được truyền miệng từ đời này qua đời khác nên sẽ có dị bản khi truyền từ người này qua người kia.
- Trong văn học dân gian, người ta chia nhỏ thành nhiều loại khác nhau: thần thoại, truyền thuyết, sử thi, truyện cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, ca dao, vè, câu đố,...
Văn học dân gian chính là dùng lời ăn tiếng nói hàng ngày, dùng hình ảnh để phản ánh nên hiện thực qua lời nói.
Thể loại văn học viết
Nhiều người quan tâm văn học viết và đặc trưng của văn học viết là gì. Vậy, văn học viết là thể loại văn học ra đời muộn (thế kỷ 10) nhưng đã tạo nên thời kỳ lịch sử oanh liệt và rực rỡ. Văn học viết đóng vai trò quan trọng, thống trị nền văn học của cả dân tộc. Sự phát triển của thể loại văn học viết dựa vào sự ảnh hưởng của các yếu tố truyền thống và quốc tế.
Văn học viết thực ra được xây dựng dựa trên văn hóa và văn học dân gian. Các thể loại ca dao và tục ngữ đều ở những tác phẩm thơ Nôm, truyện Kiều, Quốc âm thi tập. Các yếu tố cổ tích, thần thoại, truyền thuyết,.. cũng thường xuyên là sản phẩm đặc trưng của tác phẩm văn học viết.
Văn học thời phong kiến Việt Nam do ảnh hưởng lớn từ văn hóa và văn học Trung Hoa nên được tạo bằng chữ Hán, mượn các thể loại văn học Hán như tiểu thuyết chương hồi, thơ Đường, hịch, cáo,...
Văn học viết Việt Nam trong giai đoạn chuyển từ văn học cổ điển sang văn học hiện đại còn chịu nhiều ảnh hưởng từ Pháp. Các thể thơ Đường luật đã dần bị phá bỏ trong sáng tác của nhiều người. Thay vào đó, người ta chú trọng làm thơ và văn theo thể loại tự do với các phóng sự, truyện ngắn, tiểu thuyết,... theo phong cách Tây hóa.
Văn học viết Việt Nam chia theo 2 giai đoạn: thời kỳ văn học trung đại gồm các trữ tình, tự sự chủ yếu theo thể loại cáo hịch, tiểu thuyết, thơ đường và thời kỳ văn học hiện đại gồm các loại tự sự, trữ tình bằng chữ quốc ngữ và giàu hình ảnh.
Thể loại văn học mạng
Một trong những thể loại tiêu biểu của văn học đang được ưa chuộng nhiều hiện nay là văn học mạng : web fiction. Đây là thể loại thường xuyên xuất hiện ở các giáo trình, luận văn khoa học như những tác phẩm luận văn phê bình được xuất bản trên không gian ảo qua mạng Internet.
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ toàn cầu, văn học mạng dần được xếp vào dạng tồn tại độc lập nhưng có sự hỗ trợ với các thể loại văn học dân gian và văn học viết.
Một tác phẩm nổi tiếng ở giai đoạn sơ khai cho văn học mạng là bài “Đôi dép” của Nguyễn Trung Kiên. Tác phẩm này là sự thành công từ công nghệ thông tin, đồng thời là nhân tố quyết định cho việc quảng bá văn học, ngôn ngữ Việt Nam đến nhiều quốc gia trên thế giới.
Sự khác biệt về đặc trưng của văn học viết là gì?
Dưới đây là bảng so sánh đặc trưng của văn học dân gian so với văn học viết để bạn đọc có cái nhìn khách quan và cụ thể hơn.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Phần kết
Trên đây là lí giải về văn học Việt Nam và giải thích đặc trưng của văn học viết là gì để bạn đọc có thể tham khảo. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn có thể có cho mình những thông tin hữu ích về văn học và ngày càng học tốt hơn và tìm cho mình phương pháp học giỏi văn để thuận lợi cho học tập và thi cử nhé.