meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Đặc Điểm Và Cơ Hội Nghề Nghiệp Nghành Quản Lý Đất Đai

Thứ tư, 09/06/2021-15:06

Trong bối cảnh kinh tế phát triển, đất đai đang trở thành một “sản phẩm kinh tế” mang lại lợi nhuận hấp dẫn thì ngành Quản lý đất đai cũng có sức hút lớn. Vậy ngành học này có đặc điểm gì, cơ hội nghề nghiệp ra sao, có dễ xin việc không và thu nhập của sinh viên mới ra trường khoảng bao nhiêu?  

Ngành quản lý đất đai là gì?

Ngành quản lý đất đai là gì? Ngành Quản lý đất đai (Land Management) đào tạo về kỹ năng giải quyết các vấn đề liên quan đến đất đai. Sinh viên theo học ngành này sẽ được bổ trợ kiến thức một cách toàn diện về cả 2 mặt là Lý luận và Thực tiễn liên quan đến lĩnh vực khoa học Quản lý đất đai. 

Ngoài ra, sinh viên còn được thực hành những hoạt động liên quan đến công nghệ hiện đại như công nghệ GPS, công nghệ ảnh số, công nghệ toàn tòa để biết cách đo lường và thu thập dữ liệu về quỹ đất. 

Đặc điểm của ngành quản lý đất đai là gì?


1. Đặc trưng cơ bản của ngành Quản lý đất đai
1. Đặc trưng cơ bản của ngành Quản lý đất đai

Làm quen với tính chất đặc biệt của tài nguyên đất 

Đất đai là vốn quý của bất kỳ một quốc gia nào và Việt Nam cũng không phải ngoại lệ. Hơn nữa, đất cũng không thể tự sản sinh thêm nên chúng ta, đặc biệt là những sinh viên theo đuổi ngành học Quản lý đất đai cần phải biết cách bảo vệ Quỹ đất, áp dụng giải pháp khai thác và sử dụng tích cực. 

Thực hành định giá đất 

Những quy định, chính sách, nguyên tắc định giá đất do Chính phủ và Bộ Tài nguyên ra quy định. Chỉ những sinh viên theo học ngành này học tiếp xúc với lĩnh vực này mới biết cách định giá, từ đó có phương án đền bù thỏa đáng.

Bởi hiện nay, sự xuất hiện các vụ khiếu nại, kiện tụng do cán bộ làm sai (sai kiến thức, sai quy định, sai chuyên môn) làm ảnh hưởng không nhỏ đến tài nguyên đất. Không chỉ có vậy, vấn đề định giá sai giữa các khu vực giao chuyển giữa thành thị và nông thôn, nội thành với ngoại thành cũng là vấn đề đáng chú ý. 

Làm việc trong lĩnh vực quản lý đất đai cần tố chất gì?


2. Những tố chất của sinh viên theo học Quản lý đất
2. Những tố chất của sinh viên theo học Quản lý đất
  • Đạo đức nghề nghiệp: Cụ thể hơn là bản lĩnh chính trị vững vàng để không bị những lợi ích trái đạo đức thu hút, điều khiển nhằm thực hiện những hành vi liên quan đến những vấn đề nhạy cảm, trái với quy định pháp luật nhằm trục lợi cho cá nhân, tổ chức nào đó.
  • Có trách nhiệm: Người học phải có trách nhiệm, thái độ nhiệt tình, say mê tìm hiểu về các quy định, chính sách, không ngừng cập nhật quy định của pháp luật thường xuyên. Bởi đặc thù của những công việc liên quan đến ngành Quản lý đất đai có lượng công việc khá lớn, điều đó đòi hỏi người học phải nhiệt tình, hăng say với công việc của mình.
  • Suy luận khoa học, kiến thức sâu sắc, logic: Do đặc điểm của đất đai rất phức tạp, liên quan đến cả những kiến thức kinh tế, xã hội, tự nhiên, pháp lý, môi trường nên người học cần phải có sự suy luận sâu sắc, nhạy bén để nắm bắt các đặc điểm đất đai nơi mình quản lý.
  • Tính sáng tạo, sự năng động: Những kỹ năng này nhằm giúp người học áp dụng công nghệ vào việc quản lý đất đai, sử dụng đất có hiệu quả. Hơn nữa, phải biết cách phân tích thị trường đất, từ đó suy ra sự phát triển của xã hội như thế nào, có ảnh hưởng đến kinh tế đất không. 

Ngành Quản lý đất đai học những gì?


3. Những kiến thức sinh viên ngành Quản lý đất đai được học
3. Những kiến thức sinh viên ngành Quản lý đất đai được học

Những nghiệp vụ chuyên môn mà sinh viên sẽ được học từ ngành học này:

  • Hiểu được những kiến thức cơ bản liên quan đến các công nghệ địa chính, các nguyên tắc, kế hoạch sử dụng đất đai.
  • Nắm rõ quy định chính sách về các nghiệp vụ quản lý đất đai cũng như áp dụng những thủ tục hành chính để giải quyết vấn đề.
  • Khi đã hiểu những kiến thức cơ bản, sinh viên sẽ biết cách áp dụng vào để ra quyết định đầu tư, kinh doanh.
  • Thực hiện những thủ tục hành chính để tạo lập và quản lý hồ sơ đất.
  • Đánh giá tiềm năng những khu đất, hiện trạng sử dụng đất, phương án quy hoạch đất để phát triển kinh tế - xã hội, phương án quy hoạch đô thị và các khu dân cư. 

Học quản lý đất đai ra làm gì và làm việc ở đâu?

Chắc chắn không ít sinh viên vẫn còn hoang mang học quản lý đất đai ra làm gì và làm việc ở đâu: 

Quản lý đất đai 

Vị trí này có thể tìm thấy ở các trung tâm kỹ thuật địa chính, trung tâm tư vấn pháp luật đất đai, nghiên cứu đất, công ty bất động sản… Vì nhu cầu nhân sự ngành Quản lý đất đai đang rất cao nên sinh viên vừa tốt nghiệp có thể tìm được việc dễ dàng tại phòng Tài nguyên, Ban quản lý đô thị… 


4. Sinh viên ngành học quản lý đất có thể làm việc ở đâu, vị trí nào?
4. Sinh viên ngành học quản lý đất có thể làm việc ở đâu, vị trí nào?

Kỹ sư đất 

Tìm kiếm những sinh viên có tác phong nhanh nhẹn, tinh thần cầu tiến, kỹ năng làm việc nhóm tốt. Những sinh viên có kinh nghiệm trong các hoạt động khảo sát, quản lý đất đai. Những nơi sinh viên học Quản lý đất đai có thể tìm kiếm việc làm: 

  • Bộ Tài nguyên và Môi trường;
  • Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
  • Bộ Khoa học và công nghệ;
  • Bộ Tài chính;
  • Tổng cục Quản lý đất đai;
  • Viện Nghiên cứu Quản lý đất đai;
  • Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ;
  • Viện Quy hoạch thiết kế nông nghiệp;
  • Viện Nông hóa thổ nhưỡng;
  • Hội Trắc địa bản đồ Việt Nam;
  • Cục đo đạc bản đồ - Thông tin Địa lý Việt Nam;
  • Viện Quy hoạch đô thị và Nông thôn;
  • Những Văn phòng đăng ký đất đai;
  • Các bộ phận hành chính công;
  • Những công ty Tài nguyên môi trường;
  • Công ty - đơn vị đo đạc thành lập bản đồ;
  • Những trung tâm tư vấn lập kế hoạch quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, kế hoạch xây dựng công trình - dự án;
  • Những trung tâm định giá đất đai, môi giới nhà đất;
  • Những sàn giao dịch bất động sản. 

Học ngành quản lý đất đai có dễ xin việc không?


5. Học quản lý đất đai có dễ tìm việc làm không?
5. Học quản lý đất đai có dễ tìm việc làm không?

Nếu cơ hội việc làm của những sinh viên mới ra trường ở khối ngành công nghệ thông tin là làm việc tại các khu công nghiệp, nhà máy thì sinh viên thuộc ngành Quản lý đất đai lại có cơ hội đảm nhận vị trí việc làm tại các cơ quan hành chính nhà nước. 

Hơn nữa, vấn đề về đất những năm gần đây vô cùng thu hút các nhà đầu tư lớn nhỏ, trong và ngoài nước nên ngành học này cũng có mức độ hot tương đối cao, do đó sinh viên mới ra trường được săn đón tăng theo thời gian. 

Tuy nhiên, không thể kết luận được ngành quản lý đất đai có dễ xin việc không vì mỗi người có sự cố gắng khác nhau. Những ai có sự cố gắng nhất định, hoàn thành tốt những nhiệm vụ và xác định được quản lý đất đai là làm gì thì chắc chắn dễ thăng tiến trong sự nghiệp hơn, cơ hội tìm kiếm việc làm trong môi trường hành chính nhà nước cũng rộng mở hơn.

Thêm nữa, không nhất thiết cứ học ngành này là sẽ làm việc trong môi trường nhà nước, sinh viên hoàn toàn có thể làm những công việc tại những công ty bản đồ, trắc địa, quy hoạch hoặc tại các công ty bất động sản. 

Làm Quản lý đất đai có thu nhập bao nhiêu?

Đây là một trong những vấn đề mà sinh viên thường quan tâm. Thu nhập trung bình của một chuyên viên quản lý đất đai mỗi tháng có thể dao động trong mức từ 7 đến 10 triệu đồng. Mức thu nhập này có thể cao hơn nữa nếu sinh viên xin được việc tại các văn phòng quản lý đất đai ở xã, huyện, doanh nghiệp… 

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về ngành Quản lý đất đai. Nếu bạn đang có nhu cầu quan tâm đến ngành học này thì chắc chắn cần phải nắm rõ những kiến thức này trước khi quyết định có nên theo đuổi hay không.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

Người dân TP.HCM vẫn thấp thỏm chờ kết quả khi nộp hồ sơ đất đai trước giờ G

Nhiều quy định phòng cháy chữa cháy mới có thể “làm khó” loại hình nhà ở kết hợp kinh doanh

Giá bất động sản tăng vọt do thiếu cạnh tranh?

Nên tách nhà ở xã hội khỏi dự án thương mại

Một số địa phương không có dự án NOXH nào được khởi công từ năm 2021 đến nay

Không nên chỉ cho thuê NOXH do công đoàn đầu tư

Bộ Tài nguyên và Môi trường yêu cầu Hà Nội khẩn trương xây dựng bảng giá đất mới

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

20 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

20 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

20 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

20 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước