Tư vấn giám sát xây dựng là gì? Kỹ năng & cơ hội nghề nghiệp

Thứ tư, 30/06/2021-09:06

Tư vấn giám sát là công việc nhằm đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình xây dựng. Đây chính là phần việc không thể thiếu trong bất kỳ công trình nào. Vậy tư vấn giám sát là gì? Được thực hiện ra sao? Có những lưu ý nào? Hãy theo dõi thông tin chúng tôi đưa ra ở bài viết sau.

Tư vấn giám sát xây dựng là gì?

Trước khi đi vào những thông tin cụ thể, chi tiết hơn về phần việc này, tôi sẽ cùng các bạn đi định nghĩ về tư vấn giám sát xây dựng là gì?


Ảnh 1: Tư vấn, giám sát xây dựng là phần việc rất quan trọng nhằm đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình
Ảnh 1: Tư vấn, giám sát xây dựng là phần việc rất quan trọng nhằm đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình

Đây là phần công việc giám sát bao quát toàn bộ quá trình thi công công trình, là dịch vụ tư vấn các công việc giám sát thi công theo những nội dung đề ra trên hợp đồng đã ký kết với nhà đầu tư xây dựng, cụ thể là bao gồm công tác giám sát thi công và giám sát lắp đặt thiết bị.

Nội dung chính của tư vấn giám sát xây dựng

Như vậy, nội dung của tư vấn giám sát được quy định như thế nào? Bạn hãy tiếp tục tìm hiểu thông tin sau đây nhé!

Trong Nghị định 46/2015/NĐ-CP của Chính Phủ về Quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng có quy định nội dung chính của tư vấn giám sát xây dựng gồm:

  • Thông báo nhiệm vụ, quyền hạn các cá nhân trong hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu giám sát thi công cho các nhà thầu có liên quan để phối hợp thực hiện;
  • Kiểm tra các điều kiện khởi công công trình xây dựng theo quy định của Điều 107 Luật Xây dựng;
  • Kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầy thi công so với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng, gồm: nhân lực, thiết bị, phòng thí nghiệm xây dựng, hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công;

Ảnh 2: Nội dung cần thực hiện được đề cập cụ thể tại Nghị định 46/2015/NĐ-CP của Chính Phủ
Ảnh 2: Nội dung cần thực hiện được đề cập cụ thể tại Nghị định 46/2015/NĐ-CP của Chính Phủ
  • Kiểm tra biện pháp thi công xây dựng của nhà thầu so với thiết kế biện pháp thi công đã phê duyệt;
  • Xem xét và chấp thuận các nội dung do nhà thầu trình và yêu cầu nhà thầu thi công chỉnh sửa các nội dung này trong quá trình thi công để phù hợp với thực tế và điều khoản trong hợp đồng;
  • Kiểm tra và chấp thuận vật liệu, sản phẩm xây dựng, cấu kiện, thiết bị lắp đặt vào công trình;

Ảnh 3: Quá trình tư vấn và giám sát phải được thực hiện trên cơ sở nắm vững các văn bản pháp luật cũng như điều khoản hợp đồng xây dựng
Ảnh 3: Quá trình tư vấn và giám sát phải được thực hiện trên cơ sở nắm vững các văn bản pháp luật cũng như điều khoản hợp đồng xây dựng
  • Kiểm tra, đôn đốc nhà thầu thi công xây dựng công trình và các nhà thầu khác triển khai công việc tại công trường theo yêu cầu về tiến độ thi công;
  • Tư vấn giám sát còn cần thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường đối với cá công trình xây dựng theo quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, giám sát các biện pháp bảo đảm an toàn với các công trình xung quanh;
  • Đề nghị chủ đầu tư tổ chức điều chỉnh thiết kế nếu phát hiện bất hợp lý hoặc sai sót;
  • Tạm dừng thi công với nhà thầu khi xét thấy chất lượng không đảm bảo về yêu cầu kỹ thuật, về đảm bảo an toàn, phối hợp với các bên liên quan để giải quyết những vướng mắt phát sinh trong quá trình thi công, khắc phục sự cố theo quy định của Nghị định;
  • Thực hiện nghiệm thu công việc xây dựng để chuyển bước thi công, nghiệm thu giai đoạn hoặc bộ phận của công trình, nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, kiểm tra và xác nhận khối lượng công việc hoàn thành;
  • Thực hiện các nội dung khác theo quy định của bản hợp đồng xây dựng quy định.

Những yêu cầu, trách nhiệm và quyền hạn người tư vấn giám sát

Trên cơ sở nội dung của công tác tư vấn giám sát xây dựng, chúng ta có thể nắm được những yêu cầu, trách nhiệm và quyền hạn của người làm công việc này. Để từ đó, phát huy được hết những quyền hạn, trách nhiệm, thực hiện đúng đủ các yêu cầu để đảm bảo công việc hoàn thiện nhất.

Thứ nhất, về yêu cầu, người tư vấn, giám sát cần phải có được những hành trang sau:

  • Nắm vững các văn bản quy phạm, pháp luật về quản lý và đầu tư xây dựng cơ bản
  • Có hiểu biết về tiêu chuẩn quy phạm kỹ thuật
  • Nắm vững những căn cứ pháp lý về quản lý và đầu tư xây dựng của Nhà nước và các cơ quan liên quan
  • Nắm vững nội dung hồ sơ thiết kế đã duyệt, các điều kiện kỹ thuật riêng áp dụng cho các hạng mục công trình do Tổ chức Tư vấn thiết kế lập ra, hợp đồng và các phụ lục đi kèm,..
  • Nắm vững biện pháp, trình tự thi công, tận tâm, trách nhiệm

Ảnh 4: Nghiệm thu công trình cần đảm bảo chính xác, trung thực về chất lượng cùng những sai sót tồn tại
Ảnh 4: Nghiệm thu công trình cần đảm bảo chính xác, trung thực về chất lượng cùng những sai sót tồn tại
  • Nắm tiến độ và nhân lực, máy móc cần thiết để thực hiện
  • Phân tích đánh giá chất lượng hoàn thành
  • Hiểu và thực hiện đúng quá trình nghiệm thu
  • Phát hiện lỗi sai thì phải lập tực thông báo, lập biên bản báo cáo cho ban quản lý dự án hay cấp trên trực tiếp cùng các bộ phận liên quan để khắc phục.

Thứ ba, về trách nhiệm của người tư vấn giám sát:

  • Lập biên bản về các trường hợp không đúng thực tế và các tài liệu khác trong quá trình giám sát kỹ thuật

Ảnh 5: Người làm tư vấn, giám sát công trình xây dựng cần đặc biệt có đủ trình độ chuyên môn, tận tâm và trách nhiệm
Ảnh 5: Người làm tư vấn, giám sát công trình xây dựng cần đặc biệt có đủ trình độ chuyên môn, tận tâm và trách nhiệm
  • Để tổ chức xây lắp thi công không phù hợp với thiết kế và không có lý do đầy đủ
  • Xác nhận không đúng với tổ chức xây lắp các khối lượng đã thực hiện không đúng thiết kế, không đúng với điều kiện kỹ thuật thi công và nghiệm thu công tác xây dựng
  • Tư vấn giám sát không được kiêm nhiệm các công trình của tổ chức xây lắp hay tổ chức thiết kế công trình mình phụ trách
  • Tư vấn giám sát không được tự ý quyết định thay đổi thiết kế

Thứ tư, về quyền hạn của người thực hiện công việc tư vấn, giám sát công trình xây dựng:

  • Người giám sát yêu cầu các đơn vị thi công phải thực hiện đúng thiết kế đã duyệt, ý kiến của người tư vấn giám sát được ghi trong nhật ký công trình là điều bắt buộc các đơn vị thi công phải xem xét
  • Không nghiệm thu với những khối lượng xây lắp, đề nghị không thanh toán các dạng khối lượng
  • Ngừng có thời hạn phần việc xây lắp không đảm bảo chất lượng hoặc phát hiện có những sai sót, biểu hiện đáng ngờ…

Quy trình tư vấn giám sát thi công

Quy trình tư vấn giám sát thi công quy định trách nhiệm của những người liên quan từ khi bắt đầu khởi công xây dựng đến khi công trình hoàn thiện và bàn giao lại. Vậy quy trình này được thực hiện như thế nào, bạn đừng bỏ qua phần thông tin quan trọng này của chúng tôi.


Ảnh 6: Thực hiện phần việc theo đúng quy trình để mang đến chất lượng công việc tốt nhất, công trình hoàn thiện nhất
Ảnh 6: Thực hiện phần việc theo đúng quy trình để mang đến chất lượng công việc tốt nhất, công trình hoàn thiện nhất

Quy trình đi theo 15 bước như sau:

  • Bước 1: Tập hợp thông tin và tiếp nhận hồ sơ công trình
  • Bước 2: Phân công các yếu tố như nhân sự, phương tiện
  • Bước 3: Thực hiện việc lập đề cương cho việc tư vấn giám sát
  • Bước 4: Kiểm tra và tiến hành chuyển giao đề cương tư vấn cho cấp trên
  • Bước 5: Tiến hành in sao, đóng dấu và lưu bản gốc đề cương sau khi được phê duyệt
  • Bước 6: Thực hiện các nhiệm vụ trên cơ sở đề cương đã được duyệt
  • Bước 7: Báo cáo tiến độ và chất lượng thi công công trình theo tháng
  • Bước 8: Quan tâm đến nghiệm thu công việc, bộ phận và giai đoạn thi công công trình
  • Bước 9: Thực hiện việc nghiệm thu khối lượng thi công theo phần việc
  • Bước 10: Nghiệm thu và thanh toán khối lượng công việc của từng giai đoạn
  • Bước 11: Kiểm tra quá trình nghiệm thu thanh toán và kiểm tra hồ sơ thanh toán
  • Bước 12: Đóng dấu hồ sơ thanh toán sau khi được Ban lãnh đạo, phòng kiểm định xác nhận
  • Bước 13: Tập hợp đầy đủ hồ sơ thi công nghiệm thu
  • Bước 14: Kiểm tra toàn bộ hồ sơ
  • Bước 15: Thực hiện đóng dấu và lưu hồ sơ đã hoàn tất.

Như vậy, bài viết đã đề cập đến khối lượng khá lớn thông tin về tư vấn giám sát trong một công trình xây dựng. Hy vọng các bạn đã tìm hiểu hết bài viết của chúng tôi và phần nào lĩnh hội được những thông tin đó. Hãy chia sẻ bài viết của chúng tôi đến những người đang tìm hiểu về công việc này.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tuổi Dần hợp hướng nào để cuộc sống thuận buồm xuôi gió, tài lộc đầy nhà?

Người mệnh Mộc hợp hướng nào để công danh thuận lợi, tình duyên suôn sẻ?

Nằm ngủ quay đầu hướng nào tốt cho sức khỏe, thu hút tài lộc?

Choáng ngợp với những dinh thự cao cấp bậc nhất của dàn sao Hong Kong

Khám phá cơ ngơi ngoài đời xịn sò của dàn diễn viên trong phim "Đào, Phở và Piano"

Chiêm ngưỡng những căn penthouse sang - xịn - mịn của các Hoa và Á hậu Việt

Biệt thự của sao Việt được "thay áo" đón Tết Giáp Thìn: Góc nào cũng thấy hơi thở mùa xuân, có món decor “đi phượt” gần 2000km

"Mục sở thị" cơ ngơi bề thế của dàn phu nhân Vbiz: Biệt thự dát vàng, sang như khách sạn 5 sao lại nằm toàn ở những khu đất vàng

Tin mới cập nhật