meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Ngành nào sẽ hưởng lợi từ 200.000 tỷ đồng room tín dụng dự báo sẽ phân bổ thêm vào cuối năm? 

Thứ bảy, 17/09/2022-07:09
Đợt nới room tín dụng đầu tiên trong năm 2022 vào hồi đầu tháng 9 cho thấy tín dụng được điều chỉnh thêm mới “nhỏ giọt” chưa thể đáp ứng cơn “khát vốn” của doanh nghiệp và người dân. Trong khi đó, các nhà phân tích dự báo sẽ có thêm một đợt điều chỉnh room tín dụng vào cuối năm nay để phân bổ hết 200.000 tỷ đồng tín dụng. 

Các ngân hàng “sức khỏe” tốt được nới room tín dụng 

Theo danviet.vn, Ngân hàng Nhà nước cho biết, tính đến 26/8 tăng trưởng tín dụng của toàn nền kinh tế đã đạt 9,91%, tương đương với mức tăng 1.035.008 tỷ đồng so với hồi đầu năm. Như vậy, để đạt mục tiêu tăng trưởng 14% thì trong 4 tháng còn lại của năm 2022, dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế có thể tăng thêm 4,09% tương đương với quy mô khoảng 427.163 tỷ đồng. 

Vào ngày 7/9, Ngân hàng Nhà nước đã có thông báo tăng hạn mức tín dụng cho 15 ngân hàng thương mại có đề nghị trước đó. Đây đều là những ngân hàng có chỉ số tốt. Tín dụng được tăng thêm dao động từ 0,7% đến 4% tùy từng ngân hàng. 


 
 

Theo đó, Sacombank nới thêm hạn mức cao nhất với 4%, so với hạn mức cũ là 7%. Như vậy từ nay đến cuối năm ngân hàng này còn dư địa tăng trưởng hơn 11.000 tỷ đồng. Với ngân hàng có 100% vốn nhà nước là Agribank được nơi thêm room tín dụng là 3,5%, mức tín dụng được cấp từ đầu năm là 7%. Dự kiến nhà băng này còn dư địa khoảng 50.000 tỷ đồng để tung ra thị trường cho đến cuối năm nay. 

Trong khi đó, Vietcombank là một trong hai ngân hàng thị trường có sự kỳ vọng dư địa tăng trưởng cao nhất. Đợt nới room tín dụng lần này, Vietcombank được nới thêm 2,7%. mức trần cũ là 15%. 

Như vậy, hạn mức tín dụng mới cả năm 2022 của Vietcombank là 17,7%. Đại diện ngân hàng này cho biết, hết tháng 8/2022, tăng trưởng tín dụng của ngân hàng đạt 14,7% so với đầu năm. Do đó, 4 tháng còn lại của năm, ngân hàng còn dư địa cho vay mới tối đa khoảng 32.000 tỷ đồng. 

Có thêm một đợt nới room tín dụng nữa

Theo ước tính của các đơn vị phân tích, lượng room tín dụng vừa mới được phân bổ thêm của Ngân hàng Nhà nước mới chỉ đạt 175.000 - 200.000. Như vậy, còn khoảng 200.000 tỷ đồng room tín dụng chưa được cơ quan điều hành phân bổ. 

Chứng khoán Rồng Việt nhận xét đợt nới room tín dụng lần đầu tiên trong năm 2022 này của Ngân hàng Nhà nước là khá thận trọng so với mục tiêu tăng trưởng 14% được đặt ra từ đầu năm. Do đó, đơn vị này dự đoán sẽ có thêm một đợt nới room tín dụng nữa vào quý IV/2022. "Điều này cũng đồng nghĩa cung tín dụng hạn hẹp trong khi nhu cầu vay về cuối năm thường cao, kéo theo lãi suất cho vay sẽ tăng mạnh trong thời gian tới" nhóm phân tích của Chứng khoán Rồng Việt dự báo.

Bộ phận Phân tích Chứng khoán SSI (SSI Research) cho rằng đợt điều chỉnh room tín dụng vừa qua, mức tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống tính tăng thêm khoảng 2%, thấp hơn so với kỳ vọng của thành viên trên thị trường. Vì vậy, sẽ còn dư địa để Ngân hàng Nhà nước thêm một đợt điều chỉnh vào cuối năm nay. 

Chuyên gia đến từ Chứng khoán VCBS cho rằng, hạn mức tín dụng tăng thêm nhưng vẫn khá thấp hơn so với kỳ vọng. Đơn vị dự báo, hạn mức tăng trưởng tín dụng sẽ còn được phân bổ thêm, khả năng tăng thêm 2 - 3%/đợt.


Nhiều chuyên gia, tổ chức dự báo sẽ có thêm một đợt tăng hạn mức tín dụng vào cuối năm 2022.
Nhiều chuyên gia, tổ chức dự báo sẽ có thêm một đợt tăng hạn mức tín dụng vào cuối năm 2022.

Chứng khoán ACBS cho rằng hạn mức tăng trưởng tín dụng toàn ngành vừa được nới thêm khoảng 2%, tương đương với 200.000 tỷ đồng. Để tăng trưởng tín dụng cả năm đạt 14% thì cần thêm một đợt điều chỉnh hạn mức nữa trước khi kết thúc năm 2022. "Chúng tôi duy trì kỳ vọng tăng trưởng tín dụng trong năm 2022 đạt 15% do nhu cầu tín dụng của nền kinh tế vẫn đang ở mức cao và NHNN có thể nới hạn mức tín dụng thêm một lần vào cuối năm nếu tình hình lạm phát dịu bớt", ACBS dự báo.

Việc các đơn vị phân đưa ra dự đoán này dựa vào thực tế trong các năm trước, Ngân hàng Nhà nước thường xem xét cấp hạn mức tín dụng cho các ngân hàng vào đầu quý I. Sau đó, trong năm sẽ thực hiện điều chỉnh 1 -2 lần để phù hợp với mục tiêu điều hành. Trong năm 2021, Ngân hàng Nhà nước đã có 2 đợt nới room tín dụng cho các ngân hàng. Lần đầu tiên diễn ra vào thời điểm trung tuần tháng 7, lần thứ hai là vào cuối tháng 11. 

Mặc dù, động thái nới room tín dụng của cơ quan điều hành là tín hiệu vui cho các ngân hàng thương mại. Nhưng theo phản ánh của một số doanh nghiệp, hạn mức tín dụng được nới thêm chỉ vài trăm nghìn tỷ đồng vẫn chưa thể giúp doanh nghiệp và người dân giải “cơn khát vốn”. Đặc biệt trong những tháng cuối năm khi doanh nghiệp bước vào mùa cao điểm cuối năm. 


Nới thêm hạn mức tín dụng sẽ giúp doanh nghiệp, người dân có cơ hội tiếp cận vốn, thúc đẩy sự phục hồi của nền kinh tế.
Nới thêm hạn mức tín dụng sẽ giúp doanh nghiệp, người dân có cơ hội tiếp cận vốn, thúc đẩy sự phục hồi của nền kinh tế.

Về việc phân bổ dòng vốn mới được cấp thêm, một lãnh đạo ngân hàng thương mại cho biết khi được tăng thêm hạn mức tín dụng các ngân hàng phải cam kết dành vốn cho những lĩnh vực ưu tiên, hạn chế vốn vào những lĩnh vực rủi ro. 

"Có những chi nhánh tỉnh chỉ còn có dư địa vài trăm tỷ đồng để giải ngân trong 4 tháng cuối năm, nhưng chúng tôi vẫn phải rất thận trọng trong việc phân bổ hạn mức tăng trưởng tín dụng cho từng chi nhánh trên cơ sở room được giao thêm. Hơn nữa, so với nhu cầu, mức tăng trưởng tín dụng được cấp thêm đối với ngân hàng không nhiều, vì vậy ngân hàng chúng tôi vẫn chưa thực hiện điều chỉnh cho các chi nhánh", vị giám đốc này nói.

Có thể thấy, Ngân hàng Nhà nước nên tăng thêm chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng trong những tháng cuối năm. Nếu không thì người dân và doanh nghiệp rất khó tiếp cận được nguồn vốn, làm mất đi cơ hội phục hồi và phát triển kinh tế hậu đại dịch Covid-19. 

"Nếu không khơi thông được dòng chảy nguồn vốn thì kết quả phục hồi rất khó được như kỳ vọng", TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nhấn mạnh.

Hướng dòng vốn vào lĩnh vực ưu tiên 

Các chuyên gia phân tích cho rằng việc Ngân hàng Nhà nước cấp thêm room tín dụng cho các ngân hàng đã phần nào giúp tháo gỡ khó khăn đang tồn tại, phần nào thúc đẩy nền kinh tế duy trì xu hướng đi lên nhưng không gây thêm áp lực lạm phát do tăng trưởng quá nóng. 

Nguồn vốn tín dụng sẽ tăng không đều vào tất cả các ngành mà sẽ hướng vào các ngành sản xuất. Trong đó, một số ngành như xuất nhập khẩu, các nhà sản xuất, các nhà bán lẻ sẽ có lợi về khả năng tiếp cận vốn bổ sung. 


Dòng vốn tín dụng được cấp thêm sẽ phân bổ cho các lĩnh vực ưu tiên.
Dòng vốn tín dụng được cấp thêm sẽ phân bổ cho các lĩnh vực ưu tiên.

Xuất nhập khẩu dự kiến sẽ được tiếp cận với các hạn mức tín dụng và những khoản vay để phục vụ cho các hoạt động thương mại. 

Các nhà sản xuất có khả năng tiếp cận vốn lưu động để mua nguyên vật liệu và trả lương cho nhân viên. 

Các nhà bán lẻ, FMCG có nhu cầu vốn lưu động cao sẽ được tiếp cận dòng vốn để dự trữ hàng tồn kho phục vụ mùa mua sắm cuối năm. 

Các ngân hàng đạt mức tăng trưởng thu nhập cao trong 6 tháng đầu năm 2022 dự kiến sẽ được hưởng lợi do thu nhập lãi vẫn là nguồn đóng góp chính vào tổng thu nhập. 

Trong khi đó, các doanh nghiệp bất động sản có lẽ vẫn chưa tìm ra được lời giải cho bài toán vốn. Tuy nhiên, điều đáng mừng là các khoản vay dành cho cá nhân, hộ gia đình (gồm các khoản vay mua nhà) vẫn có thể được giải ngân. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Hà Nội: Vì sao 150 hộ dân tại chung cư The Golden An Khánh chưa được cấp sổ hồng?

Nhà trọ, chung cư mini không cam kết về PCCC sẽ bị dừng hoạt động

Công an Hà Nội yêu cầu dừng giao dịch 77 lô đất dịch vụ tại La Khê, Hà Đông

Khu vực sẽ được đầu tư hơn 1.250 tỷ đồng xây dựng dự án công viên lớn thứ 2 Hà Nội: Gấp đôi công viên Thống Nhất, gấp 5 công viên Hòa Bình

Hà Nội quy định chung cư thương mại 70-100 m2 chỉ 3 người ở

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản có thể hiệu lực từ 1/8

Xây dựng chính sách mới về hỗ trợ nhà ở cho người có công, người nghèo

Tin mới cập nhật

Bitcoin trượt về mức 90.000 USD, cơn “sốt” tiền điện tử đang hạ nhiệt

21 phút trước

Huawei chính thức ra mắt hệ điều hành mới, "đoạn tuyệt" với android

22 phút trước

TP. HCM: 5 công trình tiêu biểu được xếp hạng Di tích Kiến trúc – Nghệ thuật cấp thành phố

24 phút trước

Giao dịch bất động sản chỉ được công chứng trong phạm vi tỉnh

25 phút trước

Vì sao NOXH cho thuê vẫn chưa "hút" nhà đầu tư?

26 phút trước