Năm điều kiêng kỵ khi chuyển bàn thờ cần nắm rõ
BÀI LIÊN QUAN
Bàn thờ không dùng nữa phải làm sao? Cách hóa giải bàn thờ cũNăm điều kiêng kỵ khi chuyển bàn thờ cần nắm rõNhững điều kiêng kỵ khi đặt bàn thờ chung cư mà gia chủ nên biếtChọn ngày di chuyển bàn thờ
Bước quan trọng đầu tiên mà gia chủ cần phải thực hiện là chọn ngày và giờ đẹp để di chuyển bàn thờ. Có một số lưu ý khi chọn ngày và giờ tốt như:
-
Tránh các ngày tam tai: Ví dụ, năm 2020 được coi là năm tam tai với những người tuổi Mão, Dần, Thìn. Vì vậy, những gia chủ thuộc tuổi này không nên thay đổi hoặc di chuyển bàn thờ.
-
Tránh các ngày Thiên cẩu, Vãng vong, Thọ tử, và Sát sư - đây là những ngày cực xấu với âm khí nặng.
-
Ngày di chuyển bàn thờ phải hợp phong thủy với gia chủ. Hơn thế nữa, phải chọn ngày và giờ Hoàng đạo, vì những ngày này đều có vận khí tốt mang lại sự thuận lợi cho công việc trong gia đình, các thần linh cũng sẽ ngụ tại dương thế, dễ dàng chứng kiến lòng thành tâm của gia chủ.
Thủ tục để chuyển bàn thờ
Di chuyển bàn thờ thường có hai lý do: chuyển sang nhà mới ở hoặc di chuyển sang hướng khác trong nhà cũ.
Di chuyển sang nhà mới
Khi chuyển sang nhà mới, gia chủ cần phải làm lễ nhập trạch di chuyển bàn thờ và bát hương. Phải sắm đầy đủ những lễ vật cần thiết để thực hiện nghi lễ tại cả nhà cũ và nhà mới như sau:
-
Tại nhà cũ: Khi đến giờ Hoàng đạo, gia chủ thực hiện thắp hương khấn vái, đọc bài cúng xin chuyển bàn thờ về nhà mới và phải vái tạ ơn. Sau khi hoàn tất quy trình, đợi hết hương và hóa vàng, gia chủ sẽ bao phủ bát hương bằng vải đỏ (tránh lộ thiên, không cho âm binh đến trú ngụ) và di dời sang nhà mới.
-
Tại nhà mới: Khi di chuyển sang nhà mới, gia chủ bày biện mâm cúng rồi khấn vái để báo cáo với thần linh, gia tiên và thổ địa. Lưu ý phải thắp nhang đủ 7 ngày để gia tiên làm quen được với nhà mới.
Di chuyển sang vị trí khác trong nhà
Việc di chuyển bàn thờ ở trong nhà sẽ đơn giản hơn rất nhiều. Gia chủ chỉ việc chuẩn bị một mâm lễ và thực hiện một lần cúng.
-
Chuẩn bị bày biện mâm lễ đầy đủ lên bàn thờ ngay ngắn và gọn gàng.
-
Gia chủ đặt 1 cốc nước, 3 lễ tiền vàng, 3 chén rượu và 1 bình hoa (cắm 5 bông) rồi thắp 3 nén hương cùng 1 chút rượu rắc lên bàn thờ. Khi đến giờ Hoàng đạo thì bái lạy 3 lần và đọc văn khấn xin chuyển bàn thờ.
Năm điều kiêng kỵ khi chuyển bàn thờ
Một số điều kiêng kỵ khi chuyển bàn thờ mà gia chủ nên ghi nhớ như:
Không cúng bái khi chuyển bàn thờ
Có một số người hay cho rằng việc di chuyển bàn thờ là việc làm bình thường nên không cần chuẩn bị lễ vật cúng bái chuyển bàn thờ. Tuy nhiên, bàn thờ là nơi tôn nghiêm, nếu không làm lễ xin phép mà tự ý di chuyển sẽ làm kinh động đến tổ tiên, thần linh. Vì thế, các chuyên gia phong thủy khuyên rằng: trước khi di dời bàn thờ gia đình nên chuẩn bị kỹ đầy đủ lễ vật cúng bái, văn khấn xin chuyển bàn thờ để báo cho bề trên được biết, tránh kinh động đến gia tiên.
Không xem ngày khi chuyển bàn thờ
Trên thực tế, có nhiều gia đình do không xem ngày, giờ chuyển bàn thờ hay chuyển vào ngày xấu nên đã phạm đại kỵ, khiến nhiều chuyện không may, xui rủi kéo đến làm ảnh hưởng đến sự bình an, kinh tế và sức khỏe của cả nhà. Vì vậy, khi di chuyển bàn thờ, dù là trường hợp gấp gáp cũng nên xem ngày, giờ Hoàng đạo thật kỹ để tránh những rủi ro về sau.
Đặt bàn thờ quay vào hướng xấu
Một điều mà các gia đình nên chú ý là tránh chuyển bàn thờ sang vị trí mới mà lại quay vào nơi ẩm thấp, tối tăm hoặc mất vệ sinh như: nhà kho, nhà vệ sinh,... Điều này làm ảnh hưởng xấu đến bề trên, kém tôn trọng với gia tiên và những người đã khuất.
Ngoài ra, cần phải xem hướng để đặt bàn thờ, tránh phải hướng xấu, xung khắc với mệnh của gia chủ. Điều này cũng dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực, những điềm xấu đến với gia đình.
Làm vỡ, đổ các đồ vật thờ cúng
Một trong những điều đại kỵ cần tránh đó là làm đổ vỡ những vật dụng thờ cúng trên bàn thờ. Vì một số lý do chủ quan và khách quan hay do vội vã, cẩu thả mà sẽ mang đến những điều xui rủi trong cuộc sống sau này.
Gia chủ nên có sự chuẩn bị trước cho việc di dời bàn thờ sang vị trí khác và làm thật cẩn thận. Trong trường hợp, chuyển sang nhà mới bạn nên chuẩn bị một chiếc thùng sạch sẽ, giấy báo sạch, khăn mềm, xốp nổ…để đóng gói những vật dụng dễ vỡ trên bàn thờ. Tránh để các đồ vật khác đè nặng lên hoặc vận chuyển mạnh tay gây đổ vỡ đồ thờ cúng.
Nhờ người khác làm thủ tục thay gia chủ
Di chuyển bàn thờ sang một vị trí mới là công việc liên quan đến tâm linh và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của cả gia đình do đó việc này tốt nhất nên do chủ gia đình thực hiện. Gia chủ có thể là nam nhân hoặc nữ nhân đứng đầu gia đình đó đều làm được. Đặc biệt nhờ người khác làm thay là điều kiêng kỵ khi chuyển bàn thờ. Vì trên thực tế chẳng ai có thể làm thay bạn mà tốt và cẩn thận được như chính bản thân bạn được đúng không nào. Do đó, các gia đình khi có ý định di chuyển bàn thờ sang vị trí mới cần nhớ dù có bận cỡ nào cũng nên tự làm nhé để không phạm phải những đại kỵ làm ảnh hưởng đến sự thịnh vượng và sức khỏe của cả gia đình.
Phần kết
Bài viết trên đây là những thông tin chia sẻ về việc chuyển bàn thờ sang vị trí khác và những điều kiêng kỵ khi chuyển bàn thờ mà các gia đình nên nhớ. Hy vọng qua những chia sẻ này gia chủ sẽ nắm được cụ thể hơn và thực hiện việc di dời bàn thờ đúng cách để không phạm phải những điều đại kỵ đồng thời có cuộc sống hạnh phúc, ấm êm tại ngôi nhà của mình.