MPS là gì? Phân biệt MPS và MRP trong việc lập kế hoạch sản xuất
BÀI LIÊN QUAN
Bạn có biết Marital status là gì không?Department store là gì? Bí quyết để kinh doanh Department Store thành côngPMC là gì? Làm sao để trở thành một PMC thành côngKhái niệm MPS là gì
MPS là viết tắt của cụm từ Master Production Scheduling, khái niệm mô tả kế hoạch sản xuất tổng thể hoặc quá trình sản xuất. MPS bao gồm kế hoạch và lịch trình đối với hàng hóa được sản xuất trong thời gian cụ thể như hàng tồn kho, hàng chế biến, sản xuất... MPS tạo cơ sở để xây dựng kế hoạch sản xuất và dự tính những phát sinh, nhu cầu hàng hóa.
MPS thúc đẩy dây chuyền sản xuất và đảm bảo các nguồn tài nguyên của doanh nghiệp được sử dụng hợp lý, hiệu quả.
MPS được trình bày dưới dạng bảng dữ liệu trong đó bao gồm nhiều thông số thể hiện thời gian, quy trình sản xuất, số liệu về hàng tồn kho, dự tính lượng tiêu thụ và nhu cầu phân phối trên thị trường để xây dựng kế hoạch sản xuất và phân bổ các nguồn lực hợp lý, thúc đẩy năng suất lao động.
Trong thực tế, những người quản lý xuất nhập sẽ chịu trách nhiệm xây dựng lịch trình sản xuất, đảm bảo tính chính xác và uy tín trước khi báo cáo tới lãnh đạo cấp cao. Tuy nhiên, các lịch trình sản xuất này cũng có thể được tùy chỉnh, thay đổi sao cho linh hoạt, hợp lý và hiệu quả hơn trong khi thực hiện.
Ứng dụng của MPS trong quá trình sản xuất
MPS là một công cụ bảng biểu đơn giản, hiệu quả, phù hợp với mọi quá trình sản xuất. Lịch trình sản xuất xác định chính xác số hàng hóa cần phải sản xuất nhằm phân phối tới thị trường. Bảng biểu này đóng vai trò như một bảng dự kiến tiêu thụ trong thời gian gần.
MPS cũng cung cấp các giải pháp kịp thời cho các tình trạng vấn đề phát sinh như thâm hụt nguyên vật liệu, hao hụt chi phí đầu tư, thừa thiếu nguồn lao động, đảm bảo hiệu quả vận hành tăng cao.
Từ đó, có thể nói MPS ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu của doanh nghiệp, tác động đến các yếu tố chất lượng sản phẩm, thời gian, phân phối tài nguyên và nguồn lao động sản xuất. Một MPS hoàn chỉnh giúp tối ưu hoạt động sản xuất, thúc đẩy quá trình phân phối, từ đó tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
MPS cũng là cơ sở để thiết lập, mở rộng các hoạt động cần thiết khác như xây dựng danh sách BOM, MRP và mức hàng hóa tồn kho cần thiết để duy trì phân phối liên tục, không gián đoạn.
MPS là phương pháp cần thiết giúp doanh nghiệp hạn chế tối đa các chi phí không cần thiết, tối ưu hóa lợi nhuận trên từng sản phẩm, phòng tránh rủi ro trong quá trình sử dụng các nguồn lực và dưới sự biến động thị trường.
Phân biệt MPS và MRP
Trong khi MPS là kế hoạch sản xuất, biểu thị thời gian sử dụng nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm thì MPR là bảng biểu thể hiện kế hoạch đặt mua nguyên vật liệu cho từng sản phẩm.
Các vật liệu hiển thị trong bảng biểu MRP phụ thuộc vào nhu cầu sản xuất, số lượng sản xuất sản phẩm, có tính liên quan chặt chẽ với nhau. Người quản lý vận hành sẽ dựa trên số liệu bảng biểu MRP mà đưa ra quyết định số lượng vật liệu, chi tiết cần mua để đảm bảo quá trình sản xuất không bị gián đoạn.
MRP được thiết lập để trả lời các câu hỏi như: cần những nguyên vật liệu gì để sản xuất? số lượng nguyên vật liệu cần thiết là bao nhiêu? Thời gian dùng nguyên vật liệu là khi nào và cần những loại nào? Thời gian dự kiến giao hàng là khi nào?
MPS hiển thị các thông số dữ liệu dựa trên nhu cầu của khách hàng, đối tác và những tính toán dựa trên biến động thị trường. MPS thể hiện thời gian biến động trong quá trình sản xuất để đảm bảo theo kịp tiến độ hàng hóa phân phối mỗi ngày, tính toán hiệu suất công việc và năng suất của máy móc đảm bảo số lượng hàng hóa tồn kho không quá cao.
Quá trình xây dựng MPS dựa trên 1 phần số liệu của bảng biểu BOM trong khi để xây dựng MRP cần đánh giá dựa trên toàn bộ số liệu nguyên vật liệu của bảng biểu BOM. Chính vì vậy, các doanh nghiệp thường sử dụng hai bảng biểu này song song để đảm bảo tạo ra kết quả sản xuất hiệu quả hơn.
Những công việc cần sử dụng MPS
MPS được sử dụng chủ yếu trong công việc của chuyên viên sản xuất hoặc quản lý sản xuất, trợ lý quản lý sản xuất... Những công việc này đòi hỏi nhân viên cần lập kế hoạch, giám sát kế hoạch sản xuất đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra, thúc đẩy tình hình kinh doanh, tài chính của công ty.
Kỹ năng lập MPS có thể được đào tạo tại các trung tâm, trường lớp chính quy chuyên ngành quản trị doanh nghiệp, quản trị kinh doanh, quản lý chuỗi cung ứng... hoặc các ngành có liên quan tới điều hành sản xuất.
Ngoài ra, bạn có thể rèn luyện các lập MPS thông qua các trung tâm đào tạo nghề bên ngoài như trung tâm quản lý quy trình sản xuất, trung tâm đào tạo quản lý dự án. Thành thạo kỹ năng lập MPS sẽ giúp bạn có ưu thế về chuyên môn và dễ dàng nhận được nhiều đãi ngộ trong quy trình công tác.
Trong hoạt động quản lý sản xuất, việc lập kế hoạch MPS và MRP là cực kỳ quan trọng, đảm bảo Chuỗi cung ứng được hoạt động liên tục và thúc đẩy doanh thu của doanh nghiệp. Chính vì thế, ngày nay các doanh nghiệp luôn ưu tiên các ứng viên có năng lực lập MPS hoặc biết cách sử dụng các phần mềm lập kế hoạch sản xuất.
Hy vọng những thông tin chi tiết, mới nhất trên đây đã giúp quý bạn đọc phân biệt sự khác nhau giữa MPS và MRP cũng như có những lựa chọn phù hợp giúp cân đối, tối ưu các nguồn lực của doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh.