meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Mỗi tháng tiết kiệm bao nhiêu để mua được nhà Hà Nội?

Thứ năm, 09/03/2023-22:03
Mua nhà ở Hà Nội là bài toán khó với những người có thu nhập trung bình. Vì vậy, tính toán thời gian tích lũy bao nhiêu năm để mua được nhà tại Thủ đô là việc rất nhiều người quan tâm. 

Theo Thanh Niên Việt, Hà Nội và TP. HCM là hai đô thị có mặt bằng giá bất động sản cao nhất cả nước. Chủ yếu là vì thiếu nguồn cung, thừa nguồn cầu, cụ thể là mật độ dân cư cao kéo theo nhu cầu mua nhà tăng, đầu tư lớn và đẩy giá bán nhà đất ngày một cao hơn. Vậy, để sở hữu một căn nhà tại Hà Nội thì người dân cần tích lũy trong bao năm?

Làm việc 169 năm để mua một căn nhà mặt phố?

Thống kê của Cục thống kê cho biết, thu nhập trung bình của người dân Hà Nội là 135 triệu đồng/năm. Đây là mức thu nhập trung bình, nhưng nếu tính toán về giá của một số loại hình nhà ở tại Hà Nội thì số năm người dân cần mua nhà như sau: 


Theo dữ liệu từ Batdongsan.com.vn
Theo dữ liệu từ Batdongsan.com.vn

Theo bảng này, muốn mua nhà mặt phố Hà Nội thì người dân phải làm việc tới 169 năm với giá nhà Hà Nội hiện nay là 22,8 tỷ/căn; Muốn mua biệt thự thì cần 132 năm làm việc với mức giá trung bình là 17,8 tỷ đồng/căn; Nhà riêng với giá 6,3 tỷ đồng/căn thì phải mất 47 năm làm việc. Căn hộ chung cư là loại hình nhà ở có giá bán mềm nhất hiện nay, khoảng 3,1 tỷ đồng/căn, người dân sẽ cần tích lũy trong 23 năm. 

Dữ liệu trên đã phản ánh chính xác hơn về giá nhà và khả năng mua của người dân, bởi mỗi người mua đối với loại hình này sẽ có nhu cầu khác nhau. Tuy số năm tích lũy để mua được căn hộ chung cư tại Hà Nội là 23 năm, thấp hơn nhiều những loại hình khác, nhưng theo ông Nguyễn Quốc Anh - Phó Tổng Giám đốc Batdongsan.com.vn thì đây vẫn là con số lớn. Có thể thấy giá nhà Hà Nội đang vượt quá mức thu nhập và mong muốn của người dân. 

Khảo sát của trang Numbeo.com cho thấy, cả TP. HCM và Hà Nội có tỷ lệ giá nhà trên thu nhập bình quân đầu người cao nhất toàn quốc. Nhưng nó dễ hiểu vì đây là hai đô thị hàng đầu Việt Nam với mật độ dân cư đông đúc. 

Tuy nhiên, thống kê dữ liệu từ cả hai thành phố này để tính toán giá nhà trung bình tại Việt Nam so với thế giới sẽ rất sai số. Các chuyên gia cho rằng, giá nhà tại Việt Nam thực tế không quá cao, ngoại trừ các đô thị lớn thì tỷ lệ người dân sở hữu nhà ở rất cao. 

Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 của Tổng cục Thống kê, toàn quốc có 88,1% hộ gia đình có nhà riêng; 11,4% hộ dân đi thuê mượn của Nhà nước, tư nhân hoặc cá nhân; 0,3% hộ dân cư sống tại khu tập thể. 


Giá nhà tại Việt Nam thực tế không quá cao, ngoại trừ các đô thị lớn
Giá nhà tại Việt Nam thực tế không quá cao, ngoại trừ các đô thị lớn

Tại Hà Nội, tỷ lệ sở hữu nhà ở của người dân thấp hơn nhiều mức trung bình nêu trên. Nhưng thực tế, môi năm vẫn có hàng nghìn người mua nhà lần đầu, hàng nghìn người mua BĐS thứ 2, thứ 3, nguồn cung sơ cấp thiếu hụt không đáp ứng kịp nhu cầu. 

Cũng có nghĩa, thu nhập thực tế của người dân có thể cao hơn số liệu thống kê, có nhiều phân khúc BĐS để lựa chọn, phù hợp thu nhập của họ. Trong đó, chung cư đang trở thành xu hướng của nhiều người trẻ khi loại hình này có nhiều ưu đãi về tài chính, thanh toán. 

Chung cư cũng là loại hình có thêm nguồn cung nhiều hơn, đa dạng giá bán để đáp ứng tốt hơn nhu cầu và tài chính người mua có thu nhập trung bình, thấp trong xã hội. 

Giá nhà Hà Nội vẫn chưa cao 

Ông Quốc Anh cho biết, vài năm gần đây Batdongsan.com.vn đã liên tục thực hiện nghiên cứu so sánh giá nhà nói chung với mức thu nhập bình quân của người dân. Cụ thể, từ năm 2018 tới nay, xu hướng và mức độ đang ngày càng tăng, giá nhà so với thu nhập của người dân Việt Nam hiện đã cao hơn Singapore, Malaysia, Thái Lan và Indonesia. Chứng tỏ giá nhà Việt Nam ngày càng cao hơn trong khi tốc độ tăng trưởng thu nhập của người dân thì chưa theo kịp. 

Giá nhà Hà Nội đang có sự cách biệt khá lớn so với thu nhập bình quân của người dân. Nhưng khi so sánh với các nước trong khu vực thì mức giá này chưa phải quá đắt. Chẳng hạn, với một căn hộ giá rẻ diện tích 45 - 50m2 tại Hà Nội đang có giá khoảng 40.000 - 50.000 USD (tương đương 850 triệu - 1 tỷ đồng/căn) thì tại Bangkok, Hong Kong, Manila đang bán nhà cao gấp 5 - 6 lần, rơi vào mức 300.000 USD/căn. 


Người dân cần lên kế hoạch tích lũy, gia tăng thu nhập, nắm bắt thời điểm có gói vay tốt
Người dân cần lên kế hoạch tích lũy, gia tăng thu nhập, nắm bắt thời điểm có gói vay tốt

Với phân khúc cao cấp, một căn hộ tại Hà Nội có giá bán khoảng 2.500 USD/m2, nhưng tại Singapore, Indonesia, Thái Lan, Thượng Hải, Malaysia bán căn hộ tương tự với giá khoảng 500.000 - 600.000 USD/m2.

Đặt trong tương quan với các quốc gia láng giềng, có thể thấy giá bất động sản tại Hà Nội chưa thuộc hàng đắt đỏ nhất. Theo ông Quốc Anh, giá nhà tại Thủ đô sẽ còn tăng tiếp trong thời gian tới. Nguyên nhân vì mật độ dân cư tại đây rất cao, kéo theo nhu cầu mua nhà lớn. Thống kê của Batdongsan.com.vn cho thấy, thị trường Hà Nội trung bình cần khoảng 70.000 đơn vị bất động sản mỗi năm để đáp ứng nhu cầu mua bán đầu tư của nhóm người mới lên thành phố. 

Tỷ lệ đô thị hóa tại Thủ đô hiện nay chỉ đạt mức trung bình là 49%, thấp hơn so với TP. HCM (trên 70%), hoặc thủ đô các nước khác như Thái Lan (hơn 50%), Hàn Quốc (70 - 80%). 

Mức độ đô thị hóa tại Hà Nội tương đối thấp, vì vậy tiềm năng phát triển bất động sản còn cao và dư địa lớn. Từ đó, giá nhà ở tại đây khó có thể giảm xuống, thậm chí sẽ tăng mạnh. Câu chuyện mua nhà của người dân Thủ đô sẽ ngày càng khó khăn hơn, do đó cần lên kế hoạch tích lũy, gia tăng thu nhập, nắm bắt thời điểm có gói vay tốt để mua nhà sớm, thay vì đợi giá giảm. 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Đất DHT là gì? Người dân có nên đầu tư vào đất DHT hay không?

Đất TSC là gì? Đất TSC có được cấp sổ đỏ hay không?

Đất RSX là gì? Điểm đặc biệt trong quy định sử dụng đất RSX

Thanh khoản bất động sản nghỉ dưỡng tiếp tục chạm đáy trong tháng 8

Mảng bán lẻ của ngân hàng khởi sắc nhờ giảm đầu cơ bất động sản?

Hà Nội: Khu đô thị hơn 2.400 tỷ tại Đông Anh tiếp tục tìm kiếm nhà đầu tư

Nhà ở riêng lẻ tại TP. HCM được xây dựng tầng hầm trở lại

Giá là tác nhân chính khiến người mua nhà phía Nam ngại “xuống tiền”

Tin mới cập nhật

Đất DHT là gì? Người dân có nên đầu tư vào đất DHT hay không?

12 giờ trước

Đất TSC là gì? Đất TSC có được cấp sổ đỏ hay không?

15 giờ trước

Cảng hàng không Sa Pa "vắng bóng" nhà đầu tư, vì đâu nên nỗi?

18 giờ trước

Giá là tác nhân chính khiến người mua nhà phía Nam ngại “xuống tiền”

18 giờ trước

Mãn nhãn với Trung Villa - Bố trí không gian không vách ngăn độc đáo

18 giờ trước