Môi giới bất động sản trở lại làm nghề sau một năm về quê mưu sinh
Môi giới rục rịch quay lại với nghề khi khách tìm mua đất tăng
Sau thời gian 3 năm gần như ngủ đông thì thị trường bất động sản đang có dấu hiệu ấm trở lại. Những người có tiền nhàn rỗi đã bắt đầu tìm kiếm cơ hội đầu tư, nghề môi giới bất động sản cũng có nhiều cơ hội hơn. Anh Nguyễn Văn Công (Thanh Thủy - Phú Thọ) nói rằng sau 2 năm làm nhân viên môi giới bất động sản ở một công ty tại Hà Nội, vào năm 2022, anh đã bỏ nghề về quê kinh doanh cám lợn cùng với gia đình.
Anh Công nói rằng, sau khi Nhà nước áp dụng một số biện pháp ngăn chặn sốt đất ảo, cùng với đó là lãi suất tăng cao, tác động tiêu cực bởi dịch bệnh COVID-19, lượng khách tìm mua đất nền đã giảm mạnh. Rất khó khăn mới có thể bán được hàng, tuy nhiên thì công ty cũng chậm trả hoa hồng đã khiến cho anh không thể trụ lại được với nghề.
Anh Công cho hay: “Trên thực tế, thời điểm trước khi xảy ra một loạt sự kiện trên thì nghề môi giới bất động sản mang đến nguồn thu nhập ổn định. Hiện tại thì dù về quê kinh doanh cám với gia đình tuy nhiên tôi vẫn muốn quay lại với nghề. Bạn bè của tôi còn làm môi giới cho hay, khách hàng đang tăng trở lại bởi vì thế mà tôi đang muốn quay lại”.
Anh Vũ Văn Phong - là nhân viên môi giới đất nền, chung cư ở một công ty môi giới bất động sản ở Hà Nội nói rằng, thời gian gần đây lượng khách mua đã bắt đầu có sự cải thiện: “Thời gian gần đây, công ty tôi cũng tuyển thêm người. Nếu như so với thời điểm năm 2021 thì vẫn khá ít tuy nhiên đã có sự cải thiện. Giao dịch dần cải thiện, tuy nhiên cơ hội cho môi giới mới không nhiều như trước đây. Tôi nghĩ rằng hiện tại người nào có tệp khách hàng cũ thì sẽ trụ vững, môi giới tay ngang vẫn sẽ bị đào thải”.
Thị trường phục hồi cần có thời điểm thuận lợi
Các chuyên gia bất động sản nói rằng, với tin hiệu tích cực từ việc giảm lãi suất cũng như sửa đổi cùng lúc 3 luật liên quan, thị trường bất động sản dự báo sẽ ấm dần từ cuối năm 2023. Những luật có liên quan trực tiếp đến thị trường bất động sản bao gồm Luật Đất đai năm 2013, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 đang sửa đổi và dự kiến sẽ được Quốc hội xem xét thông qua ở kỳ họp thứ 6 vào tháng 10/2023 sắp tới sẽ là cú hích giúp cho thị trường có sự khởi sắc.
Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia - TS Cấn Văn Lực nhận định, thị trường bất động sản hiện nay cơ hội còn nhiều hơn thách thức bởi vì thách thức lớn nhất thì thị trường bất động sản đã vượt qua.
Hiện nay, thị trường bất động sản vấp phải khó khăn chung của thế giới. Vào thời điểm này là thời điểm thuận lợi để bàn thảo về những vấn đề hồi phục thị trường bởi những cơ sở khẳng định điều này đã dần xuất hiện.
Đầu tiên là về kinh tế vĩ mô, kinh tế thế giới và Việt Nam đang có dấu hiệu hồi phục, vào năm 2024 - 2025 sẽ tốt hơn. Thứ hai đó là lạm phát cũng như lãi suất không còn tăng và đang giảm dần. Tính đến tháng 8 thì lạm phát đã duy trì được mức 4,57%. Còn về lãi suất, tính đến ngày 1/9, lãi suất qua đêm đã giảm gần bằng thời điểm đầu năm 2021 xuống dưới 1%, lãi suất tái chiết khấu ghi nhận là 3%; lãi suất tái cấp vốn 4,5%.
Thứ ba đó là những vướng mắc về pháp lý, thể chế cũng đang dần được tháo gỡ và thực thi. Thứ tư đó là quy hoạch các cấp đang hoàn thiện, đầu tư công và phát triển hạ tầng được đẩy mạnh. Và trong 8 tháng đầu năm, giải ngân đầu tư công đã đạt mức hơn 352.000 tỷ đồng. Thứ năm là nghĩa vụ tài chính trong tầm kiểm soát và tiếp cận vốn duy trì. Cuối cùng chính là cung - cầu giảm, giá tiếp đến cân bằng và phù hợp hơn.