meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Môi giới bất động sản kỳ cựu: Những khách mua nhà sành sỏi sẽ để ý rất kỹ đến vấn đề ngập lụt

Thứ năm, 03/08/2023-17:08
Việc mua nhà ở những con đường thường xuyên ngập lụt sau những trận mưa lớn thì chủ nhà méo mặt bởi vì dù có giảm giá mạnh vẫn khó có thể bán lại.

Theo Nhịp sống thị trường, mua nhà ở những con đường thường xuyên ngập lụt sau những trận mưa lớn thì chủ nhà méo mặt bởi vì dù có giảm giá nhưng vẫn khó bán lại. 

Chị Nguyễn Thùy Linh cho biết rằng, chị đã mua nhà ở phố Đông Thiên - quận Hoàng Mai - Hà Nội, cứ mỗi lần mưa lớn xảy ra là ngõ nhà chị lại bị ngập sâu. 

Chị Linh nói rằng: “Gia đình của tôi đã mua nhà ở đây được 3 năm, lúc mua thì thấy căn nhà nằm trong con ngõ rộng và giá cả hợp lý cho nên tôi đã nhanh chóng xuống tiền. Mặc dù vậy, về ở được khoảng nửa năm thì đến mùa mưa bão ở Hà Nội thì chúng tôi mới tá hỏa bởi vì cứ sau mỗi trận mưa lớn là tầng 1 của căn nhà đã bị ngập. Mặc dù nền nhà cao hơn đường 20cm, tuy nhiên gặp cơn mưa lớn thì ngập và rác thải vẫn tràn vào nhà, có nhiều đồ đạc ở tầng 1 bị ngập nước đã bị hư hỏng”. 


Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Cũng theo chị Linh, sau mỗi cơn mưa thì cả nhà chị lại phải vệ sinh nhà cửa, đồ dùng và rất mất công. Khổ nhất vẫn là nước bẩn tràn vào bể ngầm nước sinh hoạt đã khiến cho chị phải lau dọn bể vô cùng mệt. 

Chị Linh than thở rằng: “Cứ mỗi khi có cơn mưa lớn ở Hà Nội thì tôi đi làm lại thấp thỏm bởi vì lo nước tràn vào nhà gây ra tình trạng chập điện và mất công dọn dẹp”. Sau thời gian ở 2 năm thì vợ chồng chị thấy quá bất tiện cho nên rao bán nhà. Trong thời gian đầu, chị Linh rao bán cao hơn lúc mua khoảng 400 triệu đồng tuy nhiên để nửa năm không có ai hỏi, chị Linh đành phải giảm về dưới giá lúc mua. Dù vậy thì đến hiện tại căn nhà vẫn chưa có khách chốt. 
Cũng tương tự, anh Trần Văn Minh (Thanh Xuân, Hà Nội) cũng đã rao bán căn nhà của mình ở phố Vũ Trọng Phụng (quận Thanh Xuân - Hà Nội) bởi vì thường xuyên bị ngập nước. 

Anh Minh nói rằng, căn nhà nằm ở trong ngõ tuy nhiên ngõ rộng, nhà đẹp, gần đường lớn cho nên anh Minh đã nhanh chóng xuống tiền mua. Lúc mua thì thấy chủ nhà để nền cao hơn đường từ 40 - 50cm tuy nhiên anh Minh không mấy để ý nguyên nhân. 


Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Khi về ở được gần 1 năm thì anh Minh mới phát hiện ra căn nhà của mình nằm ở khu vực ngập nước nặng. Mặc dù nước không tràn vào nền nhà nhưng cứ mỗi cơn mưa to là đường ngập cho nên việc đi lại vô cùng khó khăn. 

Chính vì thế mà anh Minh đã quyết định bán nhà để chuyển đi nơi khác để sống. Sau thời gian 3 tháng đăng tin, bởi vì căn nhà bán với mức giá rẻ nên đã tìm được khách hỏi mua. Dù vậy thì hôm khách đến cọc tiền, đúng ngày có trận mưa lớn ngập đường nên khách đã nhanh chóng quay xem, hẹn vợ chồng anh Minh hôm khác đặt cọc. 

Anh Linh buồn rầu kể lại: “Từ sau hôm cọc hụt đó thì khách cũng không quay lại nữa. Theo môi giới thì bởi vì khách thấy nằm ở khu bị ngập sâu cho nên không muốn mua nữa”. 

Còn chị Lê Ngọc Liên - là một môi giới nhà đất ở Hoàng Mai - Hà Nội cho biết, những khách mua sành sỏi sẽ để ý rất kỹ đến vấn đề về ngập lụt, bởi vì đây là việc vô cùng bất tiện cho mỗi căn nhà. 

Có nhiều khách tìm mua nhà tuy nhiên biết nằm ở trên những tuyến đường nổi tiếng ngập nước là họ đã bỏ qua ngay. 

Chị Liên nhấn mạnh: “Việc thuyết phục khách hàng mua nhà ở những khu vực ngập nhiều trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Hễ đụng vào những khu hay ngập nước chính là khách do dự và không mua nữa”. 

Thường thì với những khác ruột hay chủ đầu tư ruột thì chị Liên đã thường khuyên khách đi xem nhà vào những ngày mưa. 

Bởi lẽ là việc xem nhà ngày mưa sẽ giúp cho khách hàng nhận ra được những khuyết điểm của ngôi nhà và tránh được rắc tối mà phải về ở mới có thể phát hiện được. 


Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Còn vào những ngày mưa, các căn nhà thổ cư thường bộc lộ một số điểm yếu như nước ngấm vào chân tường, lâu ngày thì dẫn đến nấm mốc, thấm dột từ trần làm ảnh hưởng đến sức khỏe của những người sinh sống ở trong nhà, gây mất thẩm mỹ. 

Vì thế, chị Liên nói rằng, nhà nằm ở khu vực thường xuyên bị ngập hay bị nước tràn vào mỗi khi mưa to thường sẽ có mức giá rẻ hơn 10 - 20% so với khu vực vị trí tương đồng nhưng lại không bị ngập. 

Chị Liên nhấn mạnh: “Vì thế, nếu như phát hiện ra lỗi, người mua hoàn toàn có thể thương lượng lại giá với chủ nhà ngay tại chỗ. Như thế thì khách hàng sẽ mua được nhà với mức giá hợp lý hơn”. 

Giám đốc sàn bất động sản Tuấn Anh - ông Giang Anh Tuấn nói rằng, những căn nhà nằm ở khu vực bị ngập nước thường sẽ có mức giá rẻ hơn thị trường, kén khách hơn. 

Đối với những người mua nhà, ngoài giá cả, phong thủy, cơ sở hạ tầng giao thông cùng với môi trường sống, ngập nước chính là yếu tố được đưa vào khảo sát đầu tiên. Bởi lẽ là mua nhà ở những khu vực dễ bị ngập nước không những đi lại khó khăn mà cuộc sống cũng bị ảnh hưởng, chi phí cũng bị thiệt hại. 
Và theo ông Tuấn, có rất nhiều cách để nhận biết căn nhà có có vấn đề với mưa ngập hay là không. 

Đầu tiên chính là quan sát độ cao của cốt nền căn nhà so với những căn nhà xung quanh. Nếu như cốt nền nhà của khu vực này cao hẳn lên so với những căn nhà xung quanh thì thường là khu dễ bị ngập lụt. Khi trời mưa thì sẽ khó khăn hơn để về nhà bởi vì phải qua vùng nước ngập sâu. 

Ông Tuấn nhấn mạnh, phần lớn nhà xung quanh có cốt nền cao là đường trước nhà dễ ngập. Bên cạnh đó, những người mua nhà cũng nên quan sát chân tường nhà của khu vực cần khảo sát. Nếu như trời mưa khô ráo mà chân tường có rong rêu bám sát, có vết ố chạy song song với chân tường thì có nghĩa là nước sẽ cao đến đó khi ngập. Không những thế, người mua nhà cũng nên hỏi kỹ người dân sống ở xung quanh đó để biết được mức độ nước ngập ra sao. 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Môi giới thỏa sức sáng tạo trên nền tảng meeyland.com khi tích hợp 2 tính năng mới đột phá

Môi giới không được giới thiệu cho khách hàng bất động sản do chính mình sở hữu

Kết luận 70% môi giới trên toàn quốc quay trở lại thị trường dễ gây hiểu lầm

TS. Nguyễn Văn Đính: "Môi giới không đủ khả năng tài chính để tích trữ bất động sản và chờ giá tăng"

Thuộc nhóm thu nhập cao nhất Việt Nam, nghề môi giới động sản có thực sự màu hồng?

Người mua nhà tại một số dự án phải chi khoản chênh "ngầm" lên đến 20% cho môi giới

Thị trường bất động sản ghi nhận tín hiệu mới từ lực lượng môi giới

Học môi giới bất động sản cách tiếp cận khách hàng trong năm 2024

Tin mới cập nhật

Chuyên gia: Cần thúc đẩy giãn dân về ngoại thành để giám áp lực giá nhà ở trung tâm

1 ngày trước

Hà Nội sắp thanh tra việc quản lý, sử dụng quỹ nhà tái định cư

1 ngày trước

HoREA đề xuất giải pháp “mở khóa” nguồn cung nhà ở vừa túi tiền

1 ngày trước

Nhìn lại những đột phá của công nghệ AI trong năm 2024

1 ngày trước

Thị trường bất động sản năm 2025: Chủ đầu tư cần tính toán kỹ hơn về giá bán thay vì chạy theo lợi nhuận

4 ngày trước