meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Lạm phát lan rộng toàn cầu, những lời xin lỗi tại Nhật Bản cũng biến mất

Chủ nhật, 28/08/2022-18:08
Luôn có những lời xin lỗi cấp thiết tại Nhật Bản sau mỗi lần có đợt tăng giá dù đó là tăng định kỳ. Tuy nhiên trong bối cảnh lạm phát đang lan rộng trên toàn thế giới, truyền thống đó dường như không còn xảy ra nữa.

Cách đây ít năm, hàng chục giám đốc và nhân viên của một hãng sản xuất kem que nổi tiếng của Nhật Bản đã phải cúi thấp người để gửi lời xin lỗi trong một đoạn quảng cáo trên truyền hình. Lý do là họ đã tăng giá sản phẩm lần đầu tiên trong vòng 25 năm.

Nhà sản xuất này - Akagi Nyugyo hiện cũng có kế hoạch tăng giá đối với gần 30 sản phẩm kem khác của mình. Tuy nhiên, cũng sẽ chẳng còn màn cúi đầu xin lỗi nào như vậy nữa.

Giám đốc marketing Fumio Hagiwara nói: “Chúng tôi bất chợt phải đối mặt với cơn sóng thần tăng giá do lạm phát. Chỉ bằng cách tăng giá, chúng tôi mới có thể sống sót”.

Lời tuyên bố thẳng thừng

Những câu chuyện giữa các mối quan hệ trở nên trơn tru hơn khi có lời xin lỗi. Đây được xem là chất bôi trơn quan trọng cho các câu chuyện tại Nhật Bản. Cho dù chỉ là những bất tiện nhỏ nhất như giữ hộ cửa thang máy trong giây phút, thói quen của người Nhật Bản thường có câu xin lỗi dù đó là bạn bè hàng xóm hay đồng nghiệp nói chuyện với nhau.


Giám đốc và nhân viên Akagi Nyugyo cúi đầu xin lỗi sau khi tăng giá kem vào năm 2016
Giám đốc và nhân viên Akagi Nyugyo cúi đầu xin lỗi sau khi tăng giá kem vào năm 2016

Trên sân ga, người vận hành xe lửa sẽ phát đi thông điệp xin lỗi vì tàu đến trễ dù chỉ một phút. Những cơ sở kinh doanh khi có những vấn đề nhỏ như không trả lời điện thoại nhanh tay cũng thường xuyên gửi lời xin lỗi đối với khách hàng. Và tất nhiên cũng sẽ có một lời xin lỗi kèm theo với việc tăng giá hàng hóa thông thường.

Nhật Bản trải qua gần 30 năm với giá cả chỉ giảm hoặc duy trì ở mức ổn định, tuy nhiên trong bối cảnh lạm phát đang lan rộng trên toàn cầu khiến những doanh nghiệp cũng không còn giữ thói quen xin lỗi như thường lệ.

Công ty thực phẩm Yaokin vào hồi tháng 4 đã tăng giá loại snack que umaibo vị ngô cao. Giá mới của sản phẩm này là 12 yen, nghĩa là tăng thêm 2 yen. Họ đã phát đi thông báo tăng giá này trên Twitter rằng: “Để có thể duy trì đảm bảo sự sống còn của ngành công nghiệp snack, chúng tôi cần phải có lợi nhuận”. Nếu chỉ một vài tháng trước đó, thông báo này có lẽ sẽ bị cho là lời thông báo quá thẳng thừng.

Tất nhiên nhiều người vẫn kỳ vọng rằng công ty sẽ có một lời xin lỗi và hối lỗi như thế nào đó. Và để thừa nhận việc mình không tỏ ra hối lỗi như vậy, sau đó công ty Yaokin cũng đã đăng tải quảng cáo khác trên báo có trích dẫn từ một nhà bán lẻ snack rằng: “Hiện tại không phải là lúc để bỏ tiền vào quảng cáo xin lỗi”.


Snack umaibo của Yaokin
Snack umaibo của Yaokin

Một hãng marketing đã tiến hành cuộc thăm dò về việc giá snack umaibo của Yaokin tăng. Báo cáo cho thấy gần 70% người tham gia đã chọn câu trả lời có nội dung là “quá bất ngờ khi giá snack chưa từng tăng trước đó”. Đây là loại snack được bán lần đầu tiên cách đây 42 năm.

Yuko Ueda, một bà nội trợ 41 tuổi cho rằng trong khi giá cả cùng mọi mặt hàng đều tăng lên thì các lời xin lỗi cũng không còn, điều này không phải là một sự ngạc nhiên.

Bà Ueda nói: “Tôi mong trải nghiệm khách hàng sẽ được nâng cao và sản phẩm cũng sẽ tốt hơn khi giá cả tăng thay vì cần có những lời xin lỗi”.

Không còn lo sợ một mình chịu trận xấu mặt

Các cơ sở kinh doanh trong năm nay đều có sự thay đổi trong cách hành xử bởi họ không còn e ngại rằng sẽ xấu mặt một mình nữa vì gần như các bên đối thủ khác cũng tăng giá.

Tsutomu Watanabe, giáo sư kinh tế học thuộc Đại học Tokyo, nói: “Từ lâu các doanh nghiệp vẫn rất lo sợ trong việc tăng giá vì cho rằng sẽ mất khách hàng về tay đối thủ. Tuy nhiên điều này lại đang thay đổi”.

Thế nhưng cũng có một số ý kiến tỏ ra nghi ngại rằng việc số đông đang tăng giá thì cũng có những cơ sở kinh doanh khác lợi dụng điều đó để tăng giá ngầm. 

Atsushi Takashina, một người 67 tuổi đã nghỉ hưu, nói: “Tôi đã biết rằng chi phí phân bón và nhiên liệu đều tăng. Tuy nhiên, tôi nghĩ một số bên về thực phẩm đang lợi dụng sự gia tăng chung để nâng giá sản phẩm của họ”.

Ở một mặt khác, gần đây thống đốc ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã phải xin lỗi vì hứng chịu những chỉ trích ích do nói rằng người dùng đang dần có thái độ chấp nhận hơn đối với việc tăng giá. Ông là người đã nỗ lực đẩy lạm phát tăng nhẹ trong nhiều năm qua nhằm tạo cú hích đối với nền kinh tế.

Lạm phát lan rộng toàn cầu, những lời xin lỗi tại Nhật Bản cũng biến mất - ảnh 3

Bất chấp những điều này, Các công ty vẫn nỗ lực tỏ ra tế nhị đối với việc tăng giá. Một trong những chiến thuật ở thời điểm này là xin người tiêu dùng thông cảm thay vì gửi lời xin lỗi.

Gần đây, Torikizoku, một chuỗi nhà hàng chuyên phục vụ gà nướng giá rẻ đã lên tiếng mong người tiêu dùng hiểu và thông cảm sau khi họ thực hiện tăng giá bởi lẽ chuỗi phải đối mặt với chi phí nguyên liệu thô và nhiên liệu ngày càng tăng.
Ichiyoshi Soba, nhà hàng mì ở Tokyo vào tháng 12/2021 đã tăng thêm 7 xu với mọi đồ trong thực đơn và họ cũng treo biển để thể hiện sự hối lỗi. Nhà hàng nói: “Chúng tôi thành thật xin lỗi khách hàng”.

Theo ông Kohei Yamamoto, chủ tịch của Ichiyoshi Soba, kể từ đợt tăng giá vào tháng 12/2021, chi phí đã tăng gần 20%. Theo dự kiến mức chi phí còn tăng cao hơn nữa. Bởi vậy ông phải tăng giá thêm một lần nữa vào một thời điểm nào đó trong năm 2022 này.

Ông cho biết không còn cách nào khác ngoài việc tăng giá. Ông cũng đề cập đến việc tăng giá sẽ dễ dàng hơn nếu nhà hàng của ông được mở tại một nước ở phương Tây. Nơi đây, khách hàng thường sẽ phải chịu những chi phí do công ty đẩy sang. Và điều này xảy ra khá phổ biến. 

Ông Yamamoto nói về khách hàng: “Thật sự mà nói, tôi cảm thấy có lỗi với họ”.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

13 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

13 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

13 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

13 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước