meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Lạm phát bủa vây, Nga và Trung Quốc tăng cường nhập khẩu một mặt hàng đồ khô của Việt Nam

Thứ ba, 30/05/2023-10:05
Trong bối cảnh xuất khẩu thủy sản sụt giảm mạnh, các sản phẩm cá khô của Việt Nam đang được xem là vị cứu tinh của ngành khi tỉ trọng xuất khẩu trong tháng 4 tăng vọt.

Theo Nhịp sống thị trường, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết trong tháng 4, xuất khẩu các mặt hàng thủy sản đạt hơn 810 triệu USD, đã giảm 28,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Cũng trong tháng này, các mặt hàng thủy sản xuất khẩu chính vẫn ở trong tình trạng tăng trưởng âm với mức giảm sâu. Cụ thể, xuất khẩu mực bạch tuộc giảm 11%, cá ngừ giảm 38%, xuất khẩu tôm giảm 35% và xuất khẩu cá tra giảm 52% và các sản phẩm từ cá chế biến khác cũng ghi nhận sự suy giảm nhưng với mức giảm nhẹ hơn.

Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ trong tháng 4 vừa qua cũng giảm mạnh nhất với mức giảm 53%. Tiếp đó là EU với mức giảm 40%, xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc giảm 40%, Nhật Bản giảm 15% và Hàn Quốc giảm 30%. Ngoài các thị trường ghi nhận mức giảm sâu, một số thị trường khác lại có tín hiệu khả quan trong tháng 4 như xuất khẩu sang Brazil tăng 5%, sang Nga tăng 25%, Anh tăng nhẹ 1% và Israel tăng 21% và đáng chú ý là thị trường Saudi Arabia với mức tăng lên tới 67%.


Cá chỉ vàng và cá cơm là 2 loại cá khô Việt Nam được ưa chuộng nhất
Cá chỉ vàng và cá cơm là 2 loại cá khô Việt Nam được ưa chuộng nhất

Theo đó, xuất khẩu thủy hải sản tính tới hết tháng 4 đã đem về hơn 2,6 triệu USD, giảm 36,7% so với cùng kỳ năm trước.

Theo VASEP, ngoài các mặt hàng chủ lực như cá tra, tôm sụt giảm mạnh thì các sản phẩm đồ khô đang trở thành tâm điểm đáng chú ý trong xuất khẩu thủy sản. Tính riêng trong tháng 4 năm nay, xuất khẩu cá biển khô các loại đã tăng 65%, đạt gần 26 triệu USD. Nếu tính 4 tháng đầu năm, sản phẩm này đã đem về gần 78 triệu USD, tăng 33% so với cùng kỳ năm trước. Hiện nay, cá cơm và cá chỉ vàng là 2 loại cá khô Việt Nam được ưa chuộng nhất. Trong đó, cá chỉ vàng chiếm 14% và cá cơm chiếm 66%.

Top 5 thị trường nhập khẩu cá khô nhiều nhất của Việt Nam là Hàn Quốc chiếm 3%, Hong Kong chiếm 4%, Malaysia chiếm 8%, Nga chiếm 17%, Trung Quốc chiếm 56%. Theo kết quả 4 tháng đầu năm nay, chỉ có Malaysia giảm nhu cầu cá khô Việt Nam, trong khi 4 thị trường còn lại đều tăng cường nhập khẩu, trong đó Hong Kong tăng 59% và Trung Quốc tăng tới 72%.

Ngoài ra, trong 4 tháng đầu năm, nhiều thị trường khác cũng đẩy mạnh nhập khẩu cá khô của Việt Nam như Lithuania tăng 61%, Rumani tăng 90%, Australia tăng 10% và Đài Loan tăng 45%.

Theo đánh giá của VASEP, người tiêu dùng đã thay đổi thói quen trong bối cảnh sống chung với lạm phát, bởi giá cả đã chi phối hành vi mua bán của họ. Sản phẩm tươi sống đang dần bị thay thế bằng sản phẩm đóng hộp và hàng khô. Bởi vậy, các hãng cung cấp thủy sản hiện nay bên cạnh chịu áp lực còn phải điều chỉnh giá để hấp dẫn khách hàng, chưa kể phải chú ý tới gia tăng dịch vụ để kích cầu.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

1 ngày trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

1 ngày trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

1 ngày trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

1 ngày trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

1 ngày trước