Kinh tế Việt Nam có dấu hiệu khởi sắc, song vẫn còn thách thức do diễn biến khó lường của thế giới
BÀI LIÊN QUAN
Mở ra nhiều cơ hội mới cho kinh tế Việt Nam khi xác lập Đối tác toàn diện với MỹBộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ thêm nhiều hành lang rộng mởSau nhiều năm “ngại” cải cách, kinh tế Trung Quốc đang phải trả giá khá đắtTheo VnEconomy, nhiều ý kiến sau khi nhìn nhận số liệu kinh tế được Tổng cục thống kê công bố gần đây cho rằng nền kinh tế có dấu hiệu hồi phục sau khi đã giảm đáy trong quý 2. Do đó, GDP quý 3/2023 được cho là sẽ vượt xa mức tăng 4,14% của quý 2.
Tăng trưởng kinh tế quý 3/2023 tích cực trở lại nhờ một trong những lý do đến từ việc kinh tế của một số nước trên thế giới đã có những chuyển biến khả quan hơn so với dự báo trước đó khi nhiều nền kinh tế không rơi vào tình trạng tăng trưởng âm.
Những chuyển biến lạc quan
So với cùng kỳ năm trước, tăng trưởng GDP quý 1, quý 2 năm 2023 của một số nền kinh tế là Mỹ tăng 1,8% và 2,6%; khu vực châu u tăng 1,1% và 0,6% (không âm như dự báo trước đó); Trung Quốc tăng 4,5% và 6,3%; Ấn Độ tăng 6,1% và 7,8%; Nhật Bản cả 2 quý cùng tăng 2%; Singapore tăng 0,4% và 0,5%; Thái Lan tăng 2,6% và 1,8%; Indonesia tăng 5,0% và 5,2%...
Tình hình tích cực này đã tạo nền tảng để gia tăng các chỉ số về niềm tin kinh doanh và niềm tin người tiêu dùng. Tại nhiều nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật, tiêu dùng được cải thiện. Trong những tháng gần đây, niềm tin người tiêu dùng liên tục được củng cố.
Hiện nay chỉ số niềm tin kinh doanh của các doanh nghiệp trên thế giới cũng đã đạt mức cao nhất kể từ cuối năm ngoái, cho thấy sự lạc quan mạnh mẽ về các hoạt động kinh doanh trong năm nay.
Đáng chú ý, hiện chỉ số này đang ghi nhận ở mức cao tại nhiều nền kinh tế trên toàn cầu như Trung Quốc chỉ số BCI tháng 8/2023 đạt 49,7 điểm, cao hơn 0,6 điểm so với tháng trước; Luxembourg 92,8 điểm, cao hơn 12,2 điểm; Cộng hòa Séc 93,9 điểm, cao hơn 2,8 điểm; Brazil 53,2 điểm, cao hơn 2,1 điểm; Ấn Độ đạt 132 điểm, cao hơn 6 điểm; Mỹ 47,6 điểm, cao hơn 1,2 điểm;...
Đà tăng của chỉ số BCI tác động trực tiếp tới tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam trong 2 tháng đầu của quý 3. Tổng cục Thống kê ghi nhận, xuất khẩu tháng 8/2023 đạt 32,37 tỷ USD, tăng 7,7% so với tháng trước (dù vẫn giảm 7,6% so với cùng kỳ). Xuất khẩu tháng 7 cũng tăng 4,4% so với tháng 6/2023 (giảm 9,9% so với cùng kỳ).
Cầu tiêu dùng trong nước cũng đi theo sự hồi phục của cầu thế giới khi chứng kiến là tăng trưởng mạnh. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành 8 tháng năm 2023 ước đạt 4.043,9 nghìn tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2022.
Bán lẻ hàng hóa, lưu trú và ăn uống, du lịch lữ hành là những mảng đóng góp tích cực cho mức tăng của tổng mức bán lẻ hàng hóa 8 tháng năm nay. Trong đó, luỹ kế 8 tháng năm 2023, doanh thu bán lẻ hàng hóa ước đạt 3.175,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 78,5% tổng mức và tăng 8,7% so với cùng kỳ (loại trừ yếu tố giá tăng 7,4%). Về dịch vụ ăn uống, lưu trú, doanh thu sau 8 tháng 2023 ước đạt 436,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 10,8% tổng mức và tăng 15,6%.
Đáng chú ý, du lịch lữ hành 8 tháng năm 2023 ước đạt doanh thu 22,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 0,6% tổng mức và tăng 47% so với cùng kỳ năm 2022 vì nhu cầu du lịch tăng cao trong mùa cao điểm và các nơi cũng đã triển khai mạnh mẽ nhiều hoạt động nhằm kích cầu du dịch sau một thời gian dài trì trệ do đại dịch.
Các định chế tài chính quốc tế công bố các báo cáo cập nhật kinh tế Việt Nam tháng 8/2023 cho thấy kinh tế quý 3/2023 sau giai đoạn 6 tháng đầu năm gặp nhiều khó khăn đã hồi phục vào có thể tăng tốc trong quý 4.
Báo cáo được Nhóm nghiên cứu kinh tế và thị trường của PwC Việt Nam công bố giữa tháng 8/2023 cho thấy đến nay, triển vọng kinh tế Việt Nam vẫn được đánh giá lạc quan với mức tăng trưởng GDP năm 2023 dự kiến trên 5%.
Kinh tế Việt Nam được đánh giá hồi phục tích cực
Theo dự báo của Ngân hàng HSBC, tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2023 đạt 5%, cao hơn đáng kể so với mức tăng trưởng dự báo mà họ đã đưa ra cho các quốc gia khác tại Đông Nam Á như Indonesia (4,6%), Malaysia (4,3%), Singapore (1,8%) hay Thái Lan (3,7%)…
Đáng chú ý, WB tại Báo cáo Điểm lại tháng 8/2023 của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam đã dự báo, nền kinh tế trong năm sẽ tăng trưởng ở mức 4,7% rồi hồi phục dần lên 5,5% và 6% vào các năm 2024 và 2025.
Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được dự báo khá tích cực. Tuy nhiên các định chế tài chính quốc tế đều điều chỉnh giảm sự tăng trưởng của Việt Nam trong năm nay so với các dự báo trước đó trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu vẫn gặp những khó khăn và thách thức lớn.
Báo cáo WB nhận định: “Lý do là bởi nền kinh tế toàn cầu vẫn bấp bênh. Những động lực giúp phục hồi kinh tế toàn cầu chưa thực sự rõ nét. Hơn nữa, lực cản từ chính sách tiền tệ chặt chẽ hơn đang ngày càng rõ ràng, đặc biệt trong các hoạt động có yếu tố lãi suất nhạy cảm hơn như đầu tư kinh doanh và nhà ở, bao gồm cả xây dựng”.
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) trong Báo cáo Triển vọng kinh tế tháng 6/2023 thậm chí còn nhận định, triển vọng kinh tế toàn cầu vẫn yếu và lạm phát kéo dài trong bối cảnh rủi ro nghiêm trọng dù đã có những tín hiệu cải thiện hơn.
Năm 2023, tăng trưởng kinh tế toàn cầu được dự báo đạt 2,7% với tốc độ thấp nhất kể từ năm 2008 - thời điểm xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Bên cạnh đó việc nhiều nước thực hiện nâng lãi suất và các biện pháp để kiềm chế lạm phát khiến khả năng hồi phục và phát triển kinh tế bị chậm lại. Theo đó, nhu cầu của nền kinh tế toàn cầu sụt giảm khiến nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng không thiết yếu cũng giảm theo và hoạt động thương mại quốc tế tiếp tục đi xuống trong nửa cuối năm nay.
Do đó, các định chế tài chính đều có chung nhận định rằng Việt Nam là một nền kinh tế mở nên thận trọng với những diễn biến khó lường từ tình hình toàn cầu bởi Việt Nam sẽ gặp những thách thức do thương mại gây ra không giống như sự ổn định của nền kinh tế Thái Lan hay Philippines (HSBC).
Trước tình hình đó, WB đưa ra khuyến nghị rằng Chính phủ Việt Nam cần thúc đẩy đầu tư công bởi đó là yếu tố mà Việt Nam có thể chủ động và điều chỉnh với mục tiêu tăng trưởng một cách phù hợp.
WB đưa ra tính toán cho thấy, nếu ngân sách đầu tư công theo kế hoạch được triển khai đầy đủ, mức đầu tư công sẽ đạt 7,1% GDP trong năm 2023 với mức 5,5% GDP dự toán trong năm 2022. Qua đó, đóng góp cho tổng cầu ở mức 0,4% GDP. Trong năm nay, Chính phủ đã lên kế hoạch nâng đầu tư công thêm 38% (so cùng kỳ), ngang 1,6% GDP (thông qua Chương trình Phục hồi và Phát triển Kinh tế 2022-2023). Trong bối cảnh giải ngân vốn đầu tư công ước tăng tới 43,3% so cùng kỳ năm trước trong nửa đầu năm 2023, công tác triển khai đang được đẩy mạnh.
Bà Carolyn Turk, Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam cho biết: “Nền kinh tế Việt Nam đang gặp thách thức từ các yếu tố bên trong và bên ngoài. Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Chính phủ có thể hỗ trợ tổng cầu thông qua đầu tư công hiệu quả, qua đó tạo việc làm và kích thích hoạt động kinh tế”.
Đầu tư công là “cứu cánh”?
Tuy vậy, về cả tiến độ và hiệu suất thì đầu tư công của Việt Nam vẫn chưa đạt được như kỳ vọng. Do đó, theo khuyến nghị của WB, cần phải xúc tiến các giải pháp mang tính thực tiễn và đẩy mạnh tiến độ triển khai dự án. Đó là bóc tách sẽ có mặt bằng tái định cư ra khỏi dự án đầu tư, đặc biệt là với các dự án lớn. Các bộ, ngành trung ương và các tỉnh cũng cần phải tạo dựng cơ chế một cách hệ thống và được số hoá nhằm định hình các dự án có rủi ro cao về chậm trễ, không hợp lý hoá và không hoàn thành các quy trình, thủ tục điều chỉnh hay kết thúc dự án.
WB khuyến nghị Chính phủ cần cân đối lại cơ cấu ngân sách vốn đầu tư công theo hướng chuyển dịch một phần từ cấp địa phương sang cấp Trung ương để có thể hợp lý hóa thể chế về quan hệ tài khóa giữa các cấp chính quyền.
Theo đó, đẩy mạnh lập ngân sách theo chiến lược và theo chương trình hơn là theo danh mục dự án đơn lẻ bằng việc cải thiện cấu trúc phân loại, tổ chức, trình bày ngân sách cũng như triển khai phương thức chương trình đầu tư công tốt hơn để xúc tiến thực hiện định hướng chính sách (bao gồm phát triển vùng, chuyển đổi xanh, và chống chịu, thích ứng với biến đổi khí hậu).
Bên cạnh đó, cũng cần tháo gỡ các hạn chế và khó khăn về cơ chế, thể chế đối với các dự án có tính liên vùng và liên tỉnh, thông qua cơ sở cơ chế chia sẻ và hợp vốn mới nên được thể chế hóa dựa trên công thức được xác định khoa học, minh bạch, trong đó có sử dụng những cân nhắc về huy động tài chính trong nước và quốc tế.