Những điều kiêng kỵ dùng đũa bạn nên biết
BÀI LIÊN QUAN
Tại sao nên kiêng chạm đũa gõ đũa? Những điều kiêng kỵ khi dùng đũa nên tránhTại sao nên kiêng kỵ đánh con bằng đũa?Tại sao lại kiêng kỵ trong bữa ăn và những điều kiêng kỵ trong ăn uống?Sử dụng đũa có độ dài không đều
Điều kiêng kỵ dùng đũa cần phải tránh đầu tiên chính là sử dụng đôi đũa có độ dài hai chân không bằng nhau. Theo quan niệm xưa của người Trung Quốc, việc làm như vậy mang đến rất nhiều điều xui xẻo. Đũa không đều nhau chính là biểu tượng của quan tài với cấu tạo từ những tấm ván gỗ không bằng nhau.
Vì vậy trước khi dùng bữa, cần phải chú ý so đũa cho bằng nhau, chọn những đôi có độ dài đều nhau để tránh gặp những điềm xấu, không may cho bản thân và gia đình.
Gõ đũa vào bát
Trong quá trình dùng bữa, việc tạo ra tiếng động to gây ảnh hưởng rất lớn đến những người xung quanh, là điểm khiến bản thân trở nên kém duyên. Đặc biệt là hành động dùng đũa gõ vào bát cơm, vì đây được coi như giống hành động của những người đi ăn xin.
Bởi chỉ có những người túng thiếu phải đi xin ăn mới dùng đũa gõ vào bát, chậu để phát ra âm thanh thu hút nhằm xin bố thí của người khác. Vì vậy việc làm này được coi như mang xui xẻo đến, thất lễ với người xung quanh và cần phải tránh.
Ngoài ra, theo quan niệm của người xưa thì gõ đũa vào bát cơm chính là gọi các hồn ma đói lang thang đến ăn, khiến gia đình có nhiều âm khí. Công việc làm ăn cũng bị ảnh hưởng, mãi không thịnh vượng và gặp nhiều điều xui.
Cắm đũa vào bát cơm - kiêng kỵ dùng đũa cần tránh
Cắm đũa thẳng đứng vào bát cơm chính là một trong những hành động tối kỵ trong quá trình sử dụng đũa. Người Á Đông luôn quan niệm rằng hành động cắm đũa vào bát giống với việc cắm nhang và bát cơm. Bát cơm đó sẽ là bát cơm dành cho người đã mất.
Làm vậy ảnh hưởng rất lớn đến vận may của bản thân và gia đình, dương khí trong nhà sẽ bị âm khí đàn áp, những điều may mắn không đến mà thay vào đó là những vận xui rủi kéo dài, vì vậy đặc biệt phải tránh cắm đũa vào bát cơm khi đang dùng bữa.
Nối đũa
Nối đũa cũng chính là một trong những kiêng kỵ dùng đũa mà bạn cần lưu ý. Đó là tránh nhận thức ăn trực tiếp trên đũa người khác bằng đũa của mình, hành động này được gọi là nối đũa. Thay vào đó nên đưa bát ra để nhận phần của người khác gắp cho.
Việc nối đũa này giống như gắp tro cốt sau khi hỏa táng của người chết trong một số phong tục tập quán, đem lại những vận xui không mong muốn. Vì thế bạn cần lưu ý tránh làm như vậy, khi có ý gắp thức ăn cho người khác hãy đổi đầu đũa và bỏ hẳn vào bát của họ.
Dùng đũa để xiên thức ăn
Đũa được thiết kế để gắp thức ăn, nếu có một số món ăn khó gắp thì hãy dùng thìa để lấy dễ dàng hơn. Tránh làm hành động lấy đũa đâm xuyên qua đồ ăn, đây là hành vi mất lịch sự và khiếm nhã. Khiến bạn mất điểm trong lòng người khác, ngoài ra còn có thể mang đến cho nhiều điều xui rủi và nên tránh làm vậy.
Cầm đũa ngón trỏ chỉ về trước
Cách cầm đũa bằng ngón cái, ngón giữa, áp út và ngón út còn ngón trỏ chìa ra được xem là cách cầm “Tiên nhân chỉ lộ”. Ý chỉ hành động như vậy có ý nghĩa như đang chỉ tay trực tiếp vào người khác, giống đang chỉ trích, nhận xét người khác mà ta nên tránh. Bên cạnh đó, hành động như vậy khiến người khác coi ta là một người thiếu văn hóa và bất lịch sự.
Điều kiêng kỵ dùng đũa - Nhấc lên đặt xuống không gắp
Hành động dùng đũa nhấc lên đặt xuống mà không gắp thức ăn chính là đang thể hiện ý tứ khinh thường, chê bai người khác. Vì vậy mà các cha mẹ khi dạy con dùng đũa luôn rèn rũa các con tránh dùng đũa khua khoắng trong mâm cơm, nhấc lên đặt xuống, tìm bới thức ăn.
Hành vi này điển hình cho biểu hiện của một con người không được giáo dục, tu dưỡng đầy đủ. Dễ làm người khác khó chịu và phản cảm, từ đó ảnh hưởng đến các mối quan hệ trong xã hội và công việc làm ăn.
Ngậm đầu đũa
Ngậm đũa khi ăn là một trong những điều kiêng kỵ dùng đũa không nên thực hiện. Trong bữa ăn mà dùng đũa ngậm trong miệng, cắn đầu đũa và phát ra những âm thanh khó chịu được coi là hành vi vô lễ, không có phép tắc. Bên cạnh đó, hành động và những tiếng động phát ra cũng khiến người xung quanh khó chịu, gây mất vệ sinh và không được lòng người khác, dễ gặp nhiều điều xui.
Đặt chéo đũa
Hành động đặt chéo đũa trên bàn khi đã ăn xong hay chưa là không nên. Bởi theo người xưa thì hành động này mang hàm ý chống đối, phản kháng lại người đối diện. Trong thời phong kiến thì những phạm nhân phạm tội mới bị đánh dấu chéo vào. Vì thế cần tránh thực hiện hành động này để không gặp vận xui.
Làm đũa rơi xuống đất
Trong thời xa xưa thì hành động đánh rơi đũa xuống đất là biểu hiện của sự thất lễ, phạm phải đại kỵ, dễ bị tổ tiên khiển trách. Trong thời nay, tuy ý nghĩa tâm linh đó còn ít nhưng hành động làm rơi đũa xuống đất chính là biểu hiện một con người cẩu thả, hậu đậu và cần chú ý.
Dùng đũa ngược
Cách cầm đũa ngược là kiêng kỵ dùng đũa với hàm ý “đảo lộn càn khôn”, rất không hợp lý. Hành động này thể hiện một người không biết ý tứ, phép tắc, không chu đáo. Trên phương diện khoa học thì hành vi này gây mất vệ sinh, do đó bạn cần lưu ý không cầm đũa ngược, cần thiết thì nên dùng một đôi đũa khác.
Lấy đũa gẩy đồ ăn và gắp đồ rơi vãi
Hành động sử dụng đũa gẩy thức ăn trong đĩa để chọn loại đồ mình thích là điều đặc biệt cần tránh thực hiện. Như vậy dễ gây mất lịch sự, mất vệ sinh và mất điểm trong mắt người xung quanh. Bên cạnh đó, cũng cần tránh dùng đũa gắp những đồ ăn rơi vãi trên bàn, hành vi như vậy rất thất lễ và không được thuận mắt.
Lời kết
Bài viết trên đây là thông tin về các điều kiêng kỵ dùng đũa cần phải lưu ý. Hãy ghi nhớ và tránh thực hiện để gặp những điều xui rủi, kém may mắn không mong muốn.