Những điều cần biết về đôi đũa và quan niệm kiêng đấu đũa của người Việt
BÀI LIÊN QUAN
Tại sao nên kiêng kỵ đánh con bằng đũa?Những điều cần biết về đôi đũa và quan niệm kiêng đấu đũa của người ViệtCó nên vứt dao hay không và những đại kỵ phong thủy về dao kéoTìm hiểu về quy tắc dùng đũa của người Việt
Đối với người Việt, được dạy về cách sử dụng đũa rất quan trọng bởi chúng không chỉ là nét văn hóa đẹp, là cách được giáo dục hoàn chỉnh mà còn mang nhiều ý nghĩa tâm linh.
Khi cầm đũa, người dùng chỉ sử dụng 3 đầu ngón tay: ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa. Ngón áp út sẽ được đặt dưới mặt đũa, ngón cái và ngón trỏ dùng để cố định đũa, phần cuối đũa thì để thừa khoảng 1 phân.
Trước khi cầm đũa lên thì phải so đũa, xếp cho hai đầu đũa đều nhau. Người Việt Nam tin rằng đôi đũa tượng trưng cho tình cảm đôi lứa, chỉ trọn vẹn khi có đôi có cặp. Vì vậy, gia đình muốn êm đẹp hòa thuận thì phải so đũa bằng.
Trong mâm cơm, người nhỏ nhất so đũa cho các thành viên, từ người già nhất và khách. Người có vai vế lớn nhất sẽ là người cầm đũa gắp thức ăn đầu tiên, sau đó con cháu bắt đầu dùng bữa. Nếu gắp thức ăn cho người khác nên dùng đũa mới hoặc đảo đầu đũa của mình để đảm bảo vệ sinh và sự lịch sự, tinh tế.
Người dùng đũa phải đặt thức ăn vào bát rồi mới đưa vào miệng, bát còn thức ăn thì không nên gắp thêm vào. Khi gắp thức ăn nên dùng đũa để đảo tìm miếng ngon, không khuấy đũa vào bát nước canh hay nước chấm dùng chung để không làm người khác thấy mất vệ sinh. Với người Việt, đũa vừa là vật dụng cụ phục vụ ăn uống vừa để thể hiện văn hóa, sự khéo léo và tinh tế.
Văn hóa dùng đũa ở Việt Nam như thế nào?
Xét về góc độ tự nhiên, đũa được sử dụng theo đôi, mang ý nghĩa vững chãi khi một trong hai di chuyển. Điều này chứng tỏ sự hòa hợp về mặt âm dương giữa các yếu tố thụ động và hoạt động, tạo nên một tổng thể trọn vẹn.
Đôi đũa người Việt sử dụng đa số có đầu tròn và vuông. Người ta tin rằng hình tròn tượng trưng cho trời còn hình vuông tượng trưng cho đất. Khi cầm đũa, các ngón tay sẽ kẹp giữa tượng trưng cho nhân loại, được trời đất nuôi dưỡng, bao bọc nên đũa sẽ mang đến điều tốt lành và may mắn.
Đũa cũng là đại diện cho một số điều trong Phật giáo như thất tình (bảy cảm xúc của con người như hỉ, nộ, ái, ố...) và lục dục (sáu nguyên nhân khiến con người đem lòng yêu thương và nổi lên ham muốn).
Đôi đũa thể hiện tình cảm gia đình bởi chúng dùng để gắp thức ăn cho mình và mời các thành viên khác để chia sẻ miếng ăn. Việc gắp thức ăn trong bữa cơm gia đình còn thể hiện sự quan tâm, chăm sóc với nhau giữa các thành viên, tạo không khí ấm cúng.
Khi dùng đũa, không khua tay múa mép hay chỉ vào mặt người khác, không gây tiếng động như gõ đũa lên bát (vì giống gọi ma đến nhà), không cắm đũa thẳng đứng lên bát cơm vì giống cắm nhang vào bát hương và kiêng đấu đũa. Bên cạnh đó, người dùng cũng không nên mút đầu đũa, ăn lại đũa đã rơi xuống đất.
Tại sao kiêng đấu đũa?
Cũng bởi đôi đũa mang nhiều nét nghĩa về văn hóa tinh tế và vấn đề về tâm linh nên người dùng phải cẩn trọng khi dùng, đặc biệt là kiêng đấu đũa. Có nghĩa là, khi gắp thức ăn cho người khác, ngoài việc bạn phải trở đầu đũa để giữ gìn vệ sinh cho người nhận thì bạn còn phải để thức ăn hẳn vào chén của họ.
Đây là quan niệm kiêng kỵ để tránh chuyền thức ăn của mình sang đũa người khác. Lý do là bởi nếu “nối đũa” hay “đấu đũa” như vậy sẽ mang đến vận xui rủi cho mọi người. Khi hỏa táng người đã mất, người ta thường chuyền tro cốt bằng đũa. Vậy nên việc này nên được kiêng kỵ tuyệt đối kẻo mang vận xui vào người.
Câu chuyện đấu đũa của TikToker Nhật Bản khiến netizen phẫn nộ
Trong ẩm thực Việt Nam nói riêng và ẩm thực trên toàn thế giới nói chung, mỗi địa phương đều có những thói quen và nét văn hóa riêng khi ăn uống, thậm chí là cách dùng đũa, thìa và các vật dụng trên mâm cơm.
Tìm hiểu về nét văn hóa ẩm thực Việt, một TikToker Nhật Bản cũng đã tìm hiểu sơ bộ và chỉ ra điều này. Tuy nhiên, những nội dung mà anh chàng này truyền tải lại sai lầm khiến cho các cư dân mạng Việt Nam vô cùng phẫn nộ khi đó là phong tục hoàn toàn đi ngược với thói quen của người Việt. Anh chàng cho rằng chuyện nối đũa là rất bình thường ở Việt Nam và hoàn toàn không có vấn đề gì.
Trên thực tế, việc chuyền đồ ăn từ đũa của người này sang đũa người khác cũng là một trong những điều cấm kỵ ở Việt Nam. Theo quan niệm của người Việt, hành động "nối đũa" khiến người ta nghĩ tới việc gắp tro cốt của người chết sau khi hỏa táng. Việc gắp thức ăn như vậy được cho là mang lại điều xui xẻo, dễ gây bất hoà, dễ làm vương vãi, mất vệ sinh.
Phần kết
Mỗi nền ẩm thực có một nét văn hóa khác nhau nên luôn cần tìm hiểu chi tiết để trở nên lịch sự trong mỗi bữa ăn. Việc kiêng đấu đũa sẽ là việc cần làm để thể hiện sự tinh tế, tránh điều xui rủi.