Không hiểu tâm lý người dùng, Walmart thất bại tại thị trường Trung Quốc
BÀI LIÊN QUAN
Apple lệ thuộc vào thành phố đông dân nhất Trung Quốc như thế nào?Apple dần cảm nhận được rủi ro khi phụ thuộc vào chuỗi cung ứng Trung QuốcXu hướng tiêu dùng của người Trung Quốc thay đổi hậu đại dịchTheo Nhịp sống kinh tế, vào năm 1996 Walmart đã mở cửa hàng đầu tiên tại Trung Quốc, một đại siêu thị vô cùng rộng lớn tại thành phố Thâm Quyến. Mặc dù vậy, bất chấp việc gã khổng lồ trong ngành bán lẻ Mỹ đã vô cùng nỗ lực tìm ra cách thức cũng như chiến lược kinh doanh phù hợp, vì vậy Walmart vẫn chậm trễ hơn những đối thủ tại địa phương.
Những đại siêu thị khổng lồ, nơi được kỳ vọng có thể sẽ biến Walmart trở thành thương hiệu bán lẻ hàng đầu Trung Quốc, đã phải vật lộn trong nhiều năm trời để theo kịp những doanh nghiệp nhỏ lẻ tại đại lục - những cái tên nổi tiếng với những sản phẩm địa phương giá rẻ và gần đây nhất là giao hàng tận nhà vô cùng nhanh chóng.
Theo tờ WSJ, Walmart chính là một ví dụ điển hình của một trong nhiều tập đoàn phương Tây khổng lồ đang gặp khó khăn trong việc phát triển tại thị trường Trung Quốc.
Được biết, bằng chứng là hồi tháng 4, doanh số bán lẻ trên toàn Trung Quốc đã giảm tới hơn 11% so với năm 2021, trong bối cảnh những lệnh hạn chế di chuyển khiến người dân không thể thoải mái ra ngoài mua sắm.
Giám đốc điều hành Walmart, Doug McMillon nói rằng: "Những biện pháp phong toả vô cùng nghiêm ngặt đã khiến chúng tôi gặp nhiều áp lực lớn về vận hành và tài chính".
Được biết, Trung Quốc chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng doanh thu của Walmart nhưng thị trường bán lẻ của đất nước tỷ dân từ lâu đã trở thành một phần quan trọng trong tham vọng bá chủ của tập đoàn Mỹ.
Walmart đã cắt giảm quy mô hoạt động tại Anh, Brazil, Nhật Bản và một số loạt những thị trường đầy hứa hẹn khác, nhưng vẫn kiên trì với sự hiện diện của mình tại Trung Quốc đại lục.
Để lý giải được điều này, đại diện Walmart cho biết rằng Trung Quốc là quốc gia có những hoạt động sản xuất và nguồn cung rộng lớn. Việc vận hành chuỗi những cửa hàng tại đây, theo đó sẽ giúp Walmart bắt kịp xu hướng trên thị trường bán lẻ và thương mại điện tử
Không nắm bắt được tâm lý người dùng Trung Quốc
Theo WSJ, ngay khi Walmart tiến sâu vào thị trường bán lẻ Trung Quốc hơn 25 năm trước, doanh nghiệp này đã áp dụng cách thức tiếp cận như với thị trường Mỹ đó là nhiều chuỗi cửa hàng khổng lồ được quản lý bởi những trung tâm phân phối, giúp người tiêu dùng mua hàng chất lượng cao với giá cả vô cùng phải chăng. Mặc dù vậy, cách thức này đã chưa thực sự hiệu quả.
Câu chuyện của Zhang Jiawei, 29 tuổi là một minh chứng, anh chàng này chia sẻ rằng khi còn bé, việc cuối tuần anh cùng gia đình tới Walmart là việc đầu tiên trong danh sách những việc phải làm. Những kệ hàng đầy màu sắc với đủ mọi thứ trên đời đã in sâu vào trong tâm trí của Jiawei từ tấm bé.
Mặc dù vậy, hiện nay khi cần mua những tạp hoá phẩm, Walmart không còn là sự lựa chọn của gia đình anh nữa, họ ưa thích siêu thị Freshippo hơn, siêu thị thuộc sở hữu của tập đoàn Alibaba Group, một phần vì thương hiệu này có cung cấp dịch vụ giao hàng vô cùng nhanh chóng chỉ sau chưa đầy 30 phút.
Zhang Jiawei chia sẻ rằng: "Việc đi tới Walmart giờ đây không còn quá thú vị, họ hiếm khi thay đổi cách bày trí hoặc làm mới dịch vụ và sản phẩm. Ví dụ như bạn sẽ không bao giờ tìm thấy một chai coca cola vị cherry mới nhất tại đây".
Hồi năm ngoái, theo bộ phân nghiên cứu thị trường Euromonitor International, Walmart từ vị trí thứ hai đã tụt xuống và trở thành nhà điều hành đại siêu thị lớn thứ tư tại quốc gia này.
Công ty tư vấn quản lý Bain & Co và Kantar Worldpanel cũng cho biết rằng doanh số bán hàng tại mọi đại siêu thị Walmart tại đại lục đã đều giảm trung bình 3%/năm tính từ năm 2016 tới năm 2020.
Theo chuyên gia phân tích người tiêu dùng tại Euromonitor, Han Hu cho biết rằng: "Walmart không phải những gì mà người tiêu dùng Trung Quốc muốn", người này khẳng định rằng người Trung Quốc rất thích mua sắm hàng tạp hoá online.
Doanh số bán hàng của Walmart tại Trung Quốc theo tờ WSJ đã đều tăng trong những quý gần đây, chủ yếu nhờ xu hướng mua sắm hàng hoá dự trữ trước thời gian phong toả, nhưng lợi nhuận lại không nhất quán. Doanh số tăng 4,4% trong quý gần nhất, thấp hơn nhiều so với dự kiến của tập đoàn.
Được biết, Sam's Club, chuỗi những cửa hàng bán lẻ thuộc Walmart là điểm sáng tại thị trường Mỹ nhờ nguồn cung cấp hàng hoá cho những đối tượng mua sắm có thu nhập khá.
Mặc dù vậy, trong 7 quý vừa qua, Sam's Club cho biết rằng những đợt phong toả đã khiến tăng trưởng doanh thu giảm đi rất nhiều. Walmart cũng đã phải đóng cửa tới hơn 40 cửa hàng trên tổng số 400 đại siêu thị vào năm ngoái trước tình hình nhiều nhà quản lý đang cân nhắc lại vai trò của những đại siêu thị trong thời gian dài.
Trong báo cáo, Walmart đã giải thích nguyên nhân đóng cửa là do thời hạn thuê mặt bằng đã hết, nhưng theo nhiều chuyên gia cùng ngành, sự gia tăng trong chi phí cũng như tốc độ phát triển của dịch vụ giao hàng nhanh tại địa phương đã khiến nhiều những cửa hàng truyền thống do Walmart dẫn đầu mất đi lợi thế cạnh tranh của mình.
Những nỗ lực tại thị trường đại lục
Walmart vào năm 2016 thay vì xây dựng một nền tảng thương mại của riêng mình, doanh nghiệp lại mua cổ phần của JD và công ty con của JD, những thoả thuận hợp tác này đã giúp Walmart dần phát triển thêm mảng điện tử thương mại với mô hình thử nghiệm "siêu thị thông minh", cho phép người tiêu dùng sử dụng smart phone để quét mã tại quầy thanh toán.
Vào đầu năm 2019, Walmart đã tuyên bố sẽ đầu tư tới khoảng 8 tỷ Nhân dân tệ, tương đương với 1,2 tỷ USD vào những trung tâm phân phối tại Trung Quốc trong vòng 2 thập kỷ, động thái này chủ yếu nhằm mục đích đẩy mạnh hơn mảng giao hàng thực phẩm và hạ nhiệt đi sức ép cạnh tranh ngày càng lớn từ những đối thủ địa phương và bán lẻ trực tuyến.