meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Khối ngoại liên tục "tung tiền" mua ròng cổ phiếu: Nên mừng hay lo?

Thứ hai, 19/12/2022-10:12
Trong bối cảnh thị trường chứng khoán vẫn đang chịu những tác động lớn từ các yếu tố rủi ro vĩ mô toàn cầu, việc nhà đầu tư nước ngoài liên tục mua ròng được đánh giá là điểm sáng của thị trưởng. Bởi thông thường, khối ngoại thường có xu hướng đầu tư trong trung và dài hạn.

Khối ngoại liên tục mua ròng là điểm sáng của thị trường

Thanh khoản thị trường chứng khoán trong nước thời gian qua giảm mạnh do chịu tác động khá lớn từ việc các ngân hàng Trung ương lớn trên thế giới áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt, bao gồm cả Việt Nam. Có thể thấy, chính sách tiền tệ thắt chặt khiến nhà đầu tư trong nước thận trọng hơn trước những rủi ro có thể xuất hiện đối với nền kinh tế, nhất là dòng tiền nhà đầu tư cá nhân bán ròng rất mạnh. 

Thống kê của Công ty Chứng khoán VNDirect cho thấy, tính tới đầu tháng 11/2022, giá trị giao dịch bình quan trên cả 3 sàn đã giảm 22,3% so với cùng kỳ năm 2021 xuống còn ở mức 20.862 tỷ đồng. Thanh khoản bình quân trên HoSE đạt 17.696 tỷ đồng/phiên (giảm 19,6% so với cùng kỳ), trong khi đó, chỉ tiêu này của 2 sàn HNX và UPCoM đạt lần lượt 2.023 tỷ đồng/phiên (giảm 36,0%) và 1.142 tỷ đồng/phiên (giảm 32,8%).


Trái ngược với việc bán ròng mạnh của nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài lúc đầu cũng bán ròng mạnh, nhưng sau đó đã quay lại mua ròng kể cả khi thị trường giảm sâu
Trái ngược với việc bán ròng mạnh của nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài lúc đầu cũng bán ròng mạnh, nhưng sau đó đã quay lại mua ròng kể cả khi thị trường giảm sâu

Tuy nhiên, trái ngược với đà bán ròng mạnh của nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài ban đầu cũng bán ròng mạnh, nhưng sau đó đã quay lại mua ròng ngay cả khi thị trường giảm sâu.

Số liệu từ VNDirect chỉ ra, các nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng trên thị trường chứng khoán Việt Nam khoảng 6.614 tỷ đồng (283 triệu USD) trong quý I/2022 sau khi xung đột Nga - Ukraine leo thang cùng việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ bắt đầu tăng lãi suất. Tuy nhiên, khối ngoại sau đó đã dần quay lại tích cực hơn kể từ tháng 4 và mua ròng mạnh trong đợt giảm sâu của thị trường vào tháng 11.

Đặc biệt, trong tháng 11/2022, khối ngoại đã đẩy mạnh mua ròng, đạt 16.900 tỷ đồng trên cả 3 sàn, mức cao nhất theo tháng kể từ tháng 5/2018. Nhờ sự tham gia tích cực này, tỷ trọng giao dịch của khối ngoại đạt 14% trong tháng 11, cao hơn mức 11,1% của tháng 10 đồng thời bỏ xa mức 8,3% bình quân 11 tháng năm 2022.

Nhiều chuyên gia chứng khoán cho rằng, trong bối cảnh thị trường vẫn đang chịu tác động lớn từ các yếu tố rủi ro vĩ mô toàn cầu, việc khối ngoại mua ròng bền bỉ và dài hạn là điểm sáng của thị trường. Bởi, các nhà đầu tư nước ngoài thường có xu hướng đầu tư trong trung và dài hạn, đồng thời, dòng tiền ngoại bao gồm cả các quỹ đầu tư chuyên nghiệp có sự phân tích đánh giá kỹ lưỡng.

Những tháng đầu năm, khi những lo ngại về lạm phát toàn cầu gia tăng, chính sách tiền tệ thắt chặt và xung đột địa chính trị leo thang, thì thị trường chứng khoán Việt Nam đã điều chỉnh tương tự hầu hết các thị trường mới nổi, khiến định giá thị trường rơi xuống mức thấp nhất trong 5 năm qua. Điều này đã kích hoạt dòng vốn ngoại trở lại tìm kiếm cơ hội đầu tư tại những cổ phiếu đầu ngành có mức định giá hấp dẫn với rủi ro giảm giá thấp.


Khối ngoại đang đánh giá thị giá thị trường đang rất hấp dẫn, nhất là các mã đầu ngành. Cơ hội nâng hạng từ cận biên lên mới nổi là rất lớn
Khối ngoại đang đánh giá thị giá thị trường đang rất hấp dẫn, nhất là các mã đầu ngành. Cơ hội nâng hạng từ cận biên lên mới nổi là rất lớn

Ông Đỗ Bảo Ngọc, Phó Tổng Giám đốc Công ty Chứng khoán Kiến Thiết Việt Nam (CSI) đánh giá, dòng tiền ngoại vào ròng mạnh trong thời gian qua là điểm sáng mà các nhà đầu tư cần quan tâm. Khối ngoại đang đánh giá thị giá thị trường rất hấp dẫn, nhất là các mã đầu ngành. Theo đó, cơ hội nâng hạng từ cận biên lên mới nổi là rất lớn.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc phân tích Khối khách hàng cá nhân của Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam cho rằng, yếu tố hấp dẫn nhất của thị trường chứng khoán Việt Nam hiện tại là định giá. Bên cạnh đó, tâm lý nhà đầu tư nước ngoài thường hướng tới xu hướng đầu tư dài hạn, vì vậy, giai đoạn giảm mạnh sẽ là cơ hội lớn cho nhà đầu tư nước ngoài mua vào. 

Chứng khoán Việt Nam còn nhiều yếu tố hấp dẫn dòng vốn ngoại

Theo bà Trần Thị Khánh Hiền, Giám đốc Khối phân tích, Công ty Chứng khoán VNDirect, trong khi nhà đầu tư từ Mỹ, châu  u còn tương đối thận trọng, thì nhà đầu tư từ khu vực Đài Loan, Singapore, Thái Lan,… lại rất lạc quan về thị trường chứng khoán Việt Nam.

Lý giải về điều này, chuyên gia VNDirect cho rằng, điều này khá dễ hiểu bởi trong bối cảnh Fed nâng lãi suất điều hành, thì dòng vốn có xu hướng rút khỏi các thị trường mới nổi. Tuy nhiên, dòng vốn thông minh trong khu vực vẫn lựa chọn thị trường Việt Nam là điểm đến đầu tư, bởi họ hiểu rõ đặc tính của thị trường chứng khoán Việt Nam và tin rằng câu chuyện tăng trưởng của Việt Nam cũng giống như các thị trường Thái Lan hay Đài Loan 5 năm hay 10 năm về trước. Do đó, khi thị trường giảm là cơ hội để giải ngân và tích lũy.


Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Còn theo ông Đinh Quang Hinh, Trưởng Bộ phận kinh tế vĩ mô và chiến lược thị trường của VNDirect, tín hiệu đạt đỉnh của cả lạm phát toàn cầu cho đến lãi suất của Mỹ sẽ kích thích khẩu vị rủi ro của nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm câu chuyện tăng trưởng cao từ những thị trường mới nổi. Bên cạnh đó, việc thất thế của các cổ phiếu công nghệ thời gian gần đây đã dẫn đến sự chuyển hướng đầu tư sang các hoạt động kinh doanh truyền thống, đây cũng là bản chất của thị trường chứng khoán Việt Nam, nơi các nhóm ngành như ngân hàng, bất động sản, điện lực và tiêu dùng chiếm ưu thế về vốn hóa.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, để thu hút thêm dòng vốn ngoại, thị trường cần phải cải thiện sự minh bạch cũng như có thêm nhiều loại sản phẩm. Với nhà đầu tư nước ngoài, khi tiếp cận thị trường Việt Nam, họ rất khó rất khó tiếp cận thông tin quan trọng. Điều này đã dẫn đến việc khối này phải gánh chịu thêm rủi ro không cần thiết. Vì vậy, cải thiện sự minh bạch sẽ là chìa khóa giúp thu hút nhà đầu tư nước ngoài.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Cơn sốt đất đấu giá đã dịch chuyển về tỉnh: Nhà đầu tư tránh đi vào “vết xe đổ”

Dự kiến năm 2025 sẽ khởi công 6 dự án đường bộ cao tốc quy mô lớn với tổng chiều dài 294km, vốn hơn 32.000 tỷ đồng

Năm 2025, kênh đầu tư nào sẽ thu hút dòng tiền?

Fintech là bệ phóng để trung tâm tài chính quốc tế TP.HCM "cất cánh"

Hà Nội: Chủ đầu tư siêu dự án 30.000 tỷ tiếp tục chuyển nhượng hơn 1,5ha "đất vàng"

"Siêu" dự án gần 60.000 tỷ của "đại bàng" Malaysia được Chính phủ tháo gỡ khó khăn

Xu hướng dịch chuyển nhà ở sang các đô thị vệ tinh

Nghịch lý thị trường vàng cận Tết: Chính thống đìu hiu, “chợ đen” tấp nập

Tin mới cập nhật

Chuyên gia dự báo, thị trường bất động sản 2025 sôi động nhưng khó sốt

6 giờ trước

Chuyên gia "hiến kế" cách đánh thuế bất động sản theo thời gian sở hữu hiệu quả

11 giờ trước

Tái khởi động đấu giá đất tại các vùng “nóng”: Liệu có nổ ra cơn sốt giá mới?

11 giờ trước

Mức độ quan tâm nhà đất tăng gấp 4 – 6 lần sau Tết

11 giờ trước

Gói vay ưu nhà ở cho người dưới 35 tuổi: Chuyên gia đề xuất 5% trong thời hạn 30 năm!

11 giờ trước