KBank - ngân hàng của gia tộc Madam Pang rót 560 triệu USD “lấn sân” thị trường tài chính Việt
BÀI LIÊN QUAN
Cuối năm, nhóm ngân hàng “Big 4” rao bán hàng loạt tài sảnNgân hàng Nhà nước bơm ròng trên thị trường mở Tiếp tục có thêm ngân hàng giảm lãi suất cho vay lên đến 3,5%/nămBà Madam Pang - “Nữ tướng” tỷ phú của U23 Thái Lan
Theo Nhịp sống thị trường, KBank được thành lập vào năm 1945 bởi doanh nhân Choti Lamsam. KBank có tên ban đầu là Ngân hàng Nông dân Thái Lan. Dưới sự điều hành của các thành việc thuộc dòng tộc Lamsam thì KBank đã trở thành một trong ba ngân hàng lớn nhất tại xứ Chùa Vàng.
Bà Madam Pang có tên thật là Nualphan Lamsam. Bà là thế hệ thứ năm của gia tộc Lamsam và hiện tại đang điều hành KBank. Nữ doanh nhân này có bằng cử nhân ngành Marketing của Đại học Chulalongkorn và ngành tâm lý học của Đại học Queensland rồi sau đó lấy bằng thạc sĩ quản lý Đại học Boston.
Được biết, các thành viên ở trong gia đình của Madam Pang đều là những cái tên nổi tiếng trong lĩnh vực ngân hàng và bảo hiểm. Cha của bà là Photipong Lamsam - ông là chính trị gia của Đảng Dân chủ còn mẹ là Yupa Lamsam, - bà là một thành viên của công ty bảo hiểm Muang Thai Insurance. Bên cạnh đó, em gái và em trai của bà Madam Pang đều là những doanh nhân rất thành đạt.
Gồng lãi ngân hàng vì giấc mơ “an cư lạc nghiệp” của vợ chồng trẻ
An cư lạc nghiệp là quan niệm từ lâu của người Việt Nam. Nhiều cặp vợ chồng trẻ vì muốn sớm có nhà để ổn định cuộc sống và công việc đã “liều” mua nhà khi tài chính chưa cho phép. Cuộc sống của nhiều gia đình trẻ từ “an cư” đã trở thành “bất an”.Ngân hàng Nhà nước nói về đề xuất "ngân hàng tự xử lý tài sản bảo đảm không cần qua tòa án"
Ngân hàng Nhà nước từ chối đưa đề xuất một nội dung liên quan đến xử lý tài sản đảm bảo vào dự thảo sửa đổi Luật Các tổ chức tín dụng sẽ trình Quốc hội trong thời gian tới...Theo tìm hiểu, các hoạt động kinh doanh của Madam Pang đều tăng trưởng rất tốt, mặc dù nền kinh tế trên thế giới gặp nhiều khó khăn bởi đại dịch COVID-19. Tập đoàn Muang Thai Insurance của bà đã đạt được mức doanh thu là 338 triệu USD vào năm 2021, so với cùng kỳ năm 2020 tăng gần 10%. Madam Pang còn điều hành công ty thời trang cao cấp và phân phối siêu xe Audi ở Thái Lan. Ước tính rằng tổng tài sản cá nhân vào năm 2022 của bà ghi nhận là 740 triệu USD và thậm chí còn có thể cao hơn bởi thừa kế từ gia tộc Lamsam.
Ngoài những thành công trong lĩnh vực kinh doanh, Madam Pang còn được mệnh danh là người đàn bà thép của bóng đá Thái Lan. Cũng trong khoảng thời gian dài, bà là Trưởng đoàn của đội tuyển quốc gia và đã đầu tư khoảng 3 triệu USD cho đội bóng với khát vọng sẽ đưa Thái Lan vươn lên trường thi đấu quốc tế. Cùng với những thành tích nổi vật trên thì vào đầu năm 2022, Forbes cũng đã bầu chọn Madam Pang là một trong 50 phụ nữ dưới 50 tuổi quyền lực bậc nhất ở châu Á.
KBank rót 560 triệu USD thâm nhập vào thị trường Việt Nam
Vào tháng 8 vừa qua, KBank đã tiến hành khai trương chi nhánh với sự có mặt của Madam Pang. Thời điểm trước đây, Ngân hàng KBank đã có văn phòng đại diện hoạt động ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
Có thể thấy, điểm mạnh của KBank chính là cung cấp các giải pháp hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Điều này cũng phù hợp với mong muốn của Thành phố Hồ Chí Minh trong việc tạo điều kiện kinh doanh thuận lợi cho khối kinh tế tư nhân.
Không những thế, KBank cũng chú trọng vào việc phát triển dịch vụ ngân hàng số của khu vực. Đây chính là một trong những ngân hàng đi đầu trong việc sử dụng ứng dụng di động Kplus và dịch vụ e-KYC. Kplus được xem như ứng dụng ngân hàng số phổ biến nhất ở Thái Lan và có khoảng 18 triệu người dùng cùng 80% là khách hàng thường xuyên.
Chi nhánh KBank ở TP. Hồ Chí Minh cũng đã tiến hành đầu tư khoảng 560 triệu USD với mục tiêu là sẽ tiếp cận 1,2 triệu khách hàng trong năm đầu tiên, đồng thời cũng sẽ củng cố mạng lưới dịch vụ trong nhóm AEC+3. Cũng theo KBank, thị trường Việt Nam đang ngày càng trẻ hóa. Đó cũng chính là cơ sở để cho KBank có thể triển khai các chương trình thúc đẩy kinh tế cũng như dịch vụ ngân hàng số.
Để có thể thực hiện hóa điều này thì KBank đã thành lập KBTG Việt Nam - đây là công ty con thuộc Tập đoàn Công nghệ Kinh doanh Kasikorn. Đây cũng được coi như một trung tâm nghiên cứu công nghệ thông tin với mục đích sẽ hỗ trợ việc phát triển dịch vụ ngân hàng số ở khu vực. Theo đó, nếu như càng nhiều khách hàng sử dụng công nghệ số ở trong cuộc sống hàng ngày thì nền kinh tế ASEAN có thể tăng trưởng theo cấp số nhân. Hiện nay, KBank đang hợp tác với bePOS - đây là một công ty chuyển đổi số uy tín tại Việt Nam nhằm mục đích triển khai gói vay tín chấp KBank Loan dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Những kế hoạch ở Việt Nam cũng cho thấy tham vọng của nữ doanh nhân Madam Pang trong việc thúc đẩy nền kinh tế tại khu vực ASEAN.
Trong đó, Chủ tịch Kbank - ông Pipit Aneaknithi cũng đặc biệt nhấn mạnh nền kinh tế của Việt Nam đang ghi nhận mức tăng trưởng nhanh nhất trong ASEAn nhờ vào tiềm năng thu hút đầu tư từ khắp nơi trên thế giới. Sau dịch bệnh COVID-19, Việt Nam cũng đang duy trì sự ổn định của nền kinh tế và nợ công ở mức dưới 60% GDP. Cũng theo đó, Việt Nam cũng được đánh giá có triển vọng đầy hứa hẹn và sẽ trở thành quốc gia phát triển thu nhập cao vào năm 2045.
Chưa kể đến việc, chính sách của Chính phủ Việt Nam chính là thúc đẩy đất nước có thể trở thành một trung tâm công nghệ mới ở châu Á. Việt Nam cũng có dân số gần 100 triệu người và tương đối khá trẻ, phần lớn ở trong độ tuổi lao động, tầng lớp trung lưu cũng đã tăng lên đáng kể trong những năm trở lại đây. Và trong thời gian 3 năm tới, dự kiến tiêu thụ nội địa ở Việt Nam cũng sẽ tăng 7%/năm. Bên cạnh đó, chi tiêu qua các nền tảng kỹ thuật số đang ngày càng phổ biến ở Việt Nam, bằng chứng là có hơn 50% người tiêu dùng mua sắm trực tuyến.