Investment banking là gì? Nghiệp vụ và vai trò của investment banking
Investment banking là gì?
Định nghĩa về Investment banking
Investment banking có nghĩa là ngân hàng đầu tư, là một định chế đóng vai trò như một trung gian tài chính với mục đích thực hiện hàng loạt các dịch vụ liên quan đến tài chính ngân hàng như bảo lãnh - làm trung gian giữa các công ty chứng khoán, công ty phát hành chứng khoán và các nhà đầu tư (investor), tư vấn giúp dàn xếp các thương vụ mua lại và sáp nhập cùng với các hoạt động tái cơ cấu doanh nghiệp khác và môi giới cho khách hàng là các tổ chức (định nghĩa của Investopedia). Đối tượng khách hàng chính của ngân hàng đầu tư không phải là khách hàng cá nhân mà là các tổ chức, công ty và chính phủ.
Quá trình hình thành và phát triển của Investment banking như thế nào?
Ngân hàng đầu tư đã thay đổi qua nhiều năm, bắt đầu từ khi một công ty hợp danh tập trung vào phát hành chứng khoán lần đầu (IPO) cùng các dịch vụ thị trường thứ cấp, môi giới, sáp nhập và mua lại, sau đó phát triển thành một phạm vi “đầy đủ dịch vụ” gồm chứng khoán nghiên cứu, giao dịch độc quyền và quản lý đầu tư. Trong thế kỷ 21, hồ sơ của SEC về các ngân hàng đầu tư độc lập lớn như Goldman Sachs và Morgan Stanley phản ánh qua ba phân khúc sản phẩm: ngân hàng đầu tư (sáp nhập và mua lại, dịch vụ tư vấn và bảo lãnh chứng khoán), quản lý tài sản (quỹ đầu tư được tài trợ), giao dịch và đầu tư chính (hoạt động của đại lý môi giới, gồm giao dịch độc quyền (giao dịch “đại lý”) và giao dịch môi giới (giao dịch “môi giới”)).
Tại Mỹ, ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư đã được tách ra bởi Đạo luật Glaseag Steagall, đã bị bãi bỏ vào năm 1999. Việc bãi bỏ đã dẫn đến việc các “ngân hàng toàn cầu” cung cấp nhiều dịch vụ hơn. Do vậy, nhiều ngân hàng thương mại lớn đã phát triển các bộ phận ngân hàng đầu tư thông qua việc mua lại và tuyển dụng. Các ngân hàng lớn đáng chú ý với các ngân hàng đầu tư đáng kể bao gồm JPMorgan Chase, Citigroup, Bank of America, Credit Suisse, UBS, Deutsche và Barclays.
Hoạt động chủ yếu của ngân hàng đầu tư là trao đổi, mua bán các sản phẩm tài chính. Một ngân hàng đầu tư thường được phân ra làm 3 bộ phận chính, bao gồm: front office (ngân hàng đầu tư, quản lý đầu tư, tư vấn chiến lược, nghiên cứu thị trường), middle office (quản lý rủi ro, quản lý tài chính, tư vấn luật pháp) và back office (kỹ thuật, Operations).
Từ đó, có thể nhận thấy nhóm các ngân hàng đầu tư (syndicate) là một nhóm bao gồm các ngân hàng đầu tư hợp lại, mỗi ngân hàng là một dealer, mua một phần chứng khoán mà tổ chức phát hành (IPO). Sau đó, mỗi ngân hàng trong nhóm các ngân hàng đầu tư này phải có trách nhiệm phân phối lại phần chứng khoán mà mình đã mua. Đa số chứng khoán phát hành trong thị trường sơ cấp (primary market) đều được mua bởi nhóm các ngân hàng đầu tư này bởi đây là một cách phân tán rủi ro hiệu quả trong nhiều ngân hàng đầu tư khác nhau. Nếu một ngân hàng đầu tư định giá chứng khoán của tổ chức cao hơn so với giá trị thực của nó và ngân hàng đầu tư này phải mua toàn bộ chứng khoán ấy trong thị trường sơ cấp thì sẽ không có vấn đề gì nếu chứng khoán đó tăng giá trong tương lai, ngược lại nếu như sau này chứng khoán mất giá khi bán ra, ngân hàng đầu tư ấy sẽ phải chịu lỗ nghiêm trọng. Đó là lý do tại sao các nhóm ngân hàng đầu tư được thành lập.
Vai trò quan trọng của Investment banking
Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của ngành tài chính thì investment banking (ngân hàng đầu tư) có vai trò vô cùng quan trọng không chỉ với các công ty quốc tế mà còn với các công ty trong nước. Cụ thể như sau:
- Investment banking làm trung gian tài chính: Investment banking không chỉ giúp các công ty phát hành, định giá cổ phiếu mới trong đợt chào bán đầu tiên hoặc đợt chào bán tiếp theo mà còn làm thành viên trung gian giúp tìm kiếm các nhà đầu tư cho trái phiếu doanh nghiệp. Đồng thời ngân hàng đầu tư còn bắt đầu từ việc tư vấn, bảo lãnh phát hành cho đến khi phân phối chứng khoán dưới hình thức tư vấn. Investment banking cũng đưa ra báo cáo về kết quả kiểm tra tài chính của công ty đó một cách xác thực, tiếp đó tiến hành giải thích việc chào bán cho các nhà đầu tư trước khi chứng khoán được mở bán trên các sàn giao dịch.
- Investment banking - cố vấn tài chính đắc lực: Trong các công ty và doanh nghiệp lớn thì Investment banking đóng vai trò là một cố vấn tài chính đắc lực nhằm cung cấp các giải pháp, nêu ra hướng đi, hướng phát triển, đồng thời cũng định hướng xu thế của thị trường tài chính trong và ngoài nước một cách đầy đủ, chính xác. Từ đó giúp cho công ty lớn mạnh, đi con đường đúng đắn nhất. Để có thể hoàn thành được nhiệm vụ khó khăn này thì các ngân hàng đầu tư phải kết hợp giữa sự hiểu biết về mục tiêu, ngành công nghiệp và thị trường toàn cầu, cùng với sự tư duy phân tích, suy luận, tầm nhìn chiến lược để phát hiện, đánh giá các cơ hội ngắn hạn hay dài hạn với khách hàng của họ.
- Investment banking - trợ giúp sáp nhập và mua lại: Một trong những vai trò vô cùng quan trọng của ngân hàng đầu tư là trợ giúp sáp nhập và mua lại. Thông qua cái nhìn, đánh giá khách quan, ngân hàng đầu tư sẽ đưa ra mức giá hợp lý, phù hợp với tình hình của hai bên và xu thế thị trường. Từ đó, mang lại thuận lợi cho các công ty, doanh nghiệp nói riêng và sự ổn định của thị trường tài chính ngân hàng nói chung. Bên cạnh đó, ngân hàng đầu tư cũng hỗ trợ rất lớn trong việc cấu trúc và tạo thuận lợi để việc đàm phán, trao đổi, hợp nhất được diễn ra suôn sẻ, đáp ứng được nhu cầu, quyền lợi, mong muốn của mỗi bên.
- Investment banking - bộ phận nghiên cứu: Bộ phận nghiên cứu của ngân hàng đầu tư có nhiệm vụ nghiên cứu các công ty và viết ra báo cáo về khách hàng tiềm năng cũng như thực hiện nhiệm vụ xếp hạng giữa “mua”, “giữ” và “bán”. Mặc dù không tạo ra được doanh thu nhưng nó lại đóng góp vô cùng quan trọng đối với việc hỗ trợ các nhà giao dịch và bán hàng. Đồng thời, bộ phận nghiên cứu này cũng giúp ngân hàng duy trì kiến thức, cập nhật thông tin nhanh chóng nhằm tư vấn chính xác, kịp thời cho khách hàng để tạo uy tín cũng như thu về lợi nhuận.
Nghiệp vụ chính của Investment banking
Ngày nay, ngoài việc duy trì và phát triển các nghiệp vụ truyền thống, ngân hàng đầu tư còn mở rộng các nghiệp vụ của mình sang lĩnh vực kinh doanh khác, lấy nghiệp vụ ngân hàng làm cốt lõi và đa dạng hóa cách thức hoạt động nhằm đáp ứng được tối đa nhu cầu của khách hàng. Các nghiệp vụ chính của một ngân hàng đầu tư gồm:
-
Nghiệp vụ ngân hàng điện tử
Đây là nghiệp vụ hình thành lâu đời nhất, gắn liền với quá trình hình thành của ngân hàng đầu tư. Nghiệp vụ ngân hàng điện tử truyền thống bao gồm dịch vụ tư vấn, bảo lãnh phát hành chứng khoán cho khách hàng (chứng khoán vốn và chứng khoán nợ), do vậy, về bản chất, nghiệp vụ ngân hàng điện tử có thể xem là một hoạt động của thị trường sơ cấp.
Ngày nay, không chỉ duy trì và phát triển những hoạt động truyền thống vốn có mà nghiệp vụ ngân hàng điện tử còn mở rộng hoạt động của mình sang các hoạt động tư vấn mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (M&A) và tư vấn tái cơ cấu doanh nghiệp.
-
Nghiệp vụ đầu tư
Nghiệp vụ đầu tư hoạt động ở thị trường thứ cấp với các hoạt động thuộc hai lĩnh vực chính là đầu tư và môi giới. Nghiệp vụ môi giới chủ yếu được áp dụng cho các chứng khoán đã niêm yết trên thị trường, còn nghiệp vụ đầu tư đóng vai trò trung gian như một công ty chứng khoán, đặt lệnh và khớp lệnh cho khách hàng.
-
Nghiệp vụ nghiên cứu
Nghiệp vụ này được thực hiện bởi đội ngũ chuyên viên phân tích đầu tư của các ngân hàng đầu tư với các loại chứng khoán được niêm yết trên thị trường, nhằm xác định xu hướng tăng hoặc giảm của chứng khoán, ra quyết định mua hay bán kịp thời, đảm bảo giảm hạn mức rủi ro của khách hàng xuống tới mức thấp nhất, đồng thời nâng cao chất lượng hoạt động của ngân hàng đầu tư.
-
Nghiệp vụ ngân hàng bán buôn
Nghiệp vụ ngân hàng bán buôn cũng là một hoạt động đầu tư nhưng đối tượng đầu tư ở đây không phải là các loại chứng khoán mà là các sản phẩm thay thế khác như vay sử dụng đòn bẩy tài chính, bất động sản, các thỏa thuận tín dụng lớn…, nhằm đa dạng hóa danh mục đầu tư, giảm thiểu rủi ro và góp phần vào việc thúc đẩy hoạt động tài chính của ngân hàng đầu tư bên cạnh các hoạt động đầu tư vào các sản phẩm truyền thống (cổ phiếu, trái phiếu hay tín phiếu…).
-
Nghiệp vụ quản lý đầu tư
Nghiệp vụ quản lý đầu tư cũng là một mảng kinh doanh quan trọng của ngân hàng bởi mức rủi ro thấp và thu nhập ổn định. Quản lý đầu tư của ngân hàng đầu tư gồm hai hoạt động chính là quản lý tài sản và quản lý gia sản (dịch vụ ngân hàng cá nhân), hàng năm luôn mang đến những nguồn thu nhất định cho ngân hàng đầu tư mà không bị ảnh hưởng nhiều bởi các biến động của thị trường.
-
Nghiệp vụ nhà môi giới chính
Nghiệp vụ này được hình thành chủ yếu để cung cấp các dịch vụ phục vụ, hỗ trợ cho các quỹ đầu cơ đang ngày càng phát triển ở các quốc gia trên thế giới. Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, nghiệp vụ nhà môi giới chính cũng ngày càng mở rộng phạm vi hoạt động hơn, nhằm tạo điều kiện để ngân hàng đầu tư thích nghi tốt với môi trường.
Tổng kết
Hy vọng rằng những chia sẻ trên đây sẽ giúp các bạn hiểu Investment banking là gì và tầm quan trọng của nó. Từ đó, đưa được những quyết định đúng đắn cũng như sáng suốt cho tương lai.