meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Huyền thoại chứng khoán Nhật Bản Ginzo Korekawa: 14 tuổi kinh doanh, thất bại rồi lại trắng tay nhưng vẫn không bỏ cuộc

Thứ ba, 13/12/2022-09:12
Nếm trải cuộc sống nghèo khó trong 3 năm, Ginzo Korekawa đã quyết định tham gia vào việc đầu tư chứng khoán. Thời điểm đó, cầm số vốn 70 yên đi vay, người đàn ông này đã nhanh chóng thu về 7.000 yên và trở thành một “huyền thoại” được nhiều người biết đến trên thị trường chứng khoán của đất nước mặt trời mọc.

Ông Ginzo Korekawa (1897-1992) sinh ra tại Hyogo, Nhật Bản. Sau khi tốt nghiệp trung học, ông Korekawa bắt đầu làm việc cho rất nhiều công ty thương mại khác nhau. Sau đó, ông tham gia vào thị trường chứng khoán tại Osaka, sau vài lần đầu cơ đã nhanh chóng nổi tiếng với tên gọi là “nhà đầu cơ cuối cùng”. Phương pháp của ông được các nhà đầu tư chứng khoán nổi tiếng thế giới như Buffett, Soros,... đánh giá cao.

Bắt đầu kinh doanh ở tuổi 14 nhưng thất bại, gia nhập thị trường chứng khoán Nhật Bản với 70 yên

Như đã nói ở trên, sau khi tốt nghiệp trường trung học Korekawa đã bắt đầu gia nhập giới kinh doanh. Ở tuổi đôi mươi, người đàn ông này đã nhanh chóng trở thành một doanh nhân giàu có. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính tại Nhật Bản vào năm 1927 đã khiến cho ông trở về tay trắng.


Sau đó, ông tham gia vào thị trường chứng khoán tại Osaka, sau vài lần đầu cơ đã nhanh chóng nổi tiếng với tên gọi là “nhà đầu cơ cuối cùng”
Sau đó, ông tham gia vào thị trường chứng khoán tại Osaka, sau vài lần đầu cơ đã nhanh chóng nổi tiếng với tên gọi là “nhà đầu cơ cuối cùng”

Dù như thế, người đàn ông này vẫn không hề gục ngã hay nản lỏng. Thay vào đó, ông Korekawa bắt đầu chăm chỉ đọc tất cả những loại sách cũng như tài liệu có liên quan đến kinh tế. Không bao lâu sau, ông đã có thể nắm vững được những quy luật cơ bản của những biến động kinh tế. 

Nếm trải cuộc sống nghèo khó trong 3 năm, Ginzo Korekawa đã quyết định tham gia vào việc đầu tư chứng khoán. Thời điểm đó, cầm số vốn 70 yên đi vay, người đàn ông này đã nhanh chóng thu về 7.000 yên và trở thành một “huyền thoại” được nhiều người biết đến trên thị trường chứng khoán của đất nước mặt trời mọc.

Vào năm 1933, ông Korekawa đã dự đoán chính xác về việc Mỹ sẽ ngừng áp dụng chế độ bản vị vàng thông qua những phân tích đối với số lượng tiền giấy được phát hành, số dư tài khoản cũng như lượng vàng hiện có thuộc Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York. Nhờ đó, người đàn ông này đã bán khống lượng lớn cổ phiếu. 

Tuy nhiên không bao lâu sau, Mỹ chính thức tuyên bố bãi bỏ bản vị vàng. Điều này khiến thị trường chứng khoán Nhật Bản nhanh chóng lao dốc và đóng cửa. Chỉ một tuần sau, chính phủ Nhật Bản đã phải lên tiếng tuyên bố: “Các cổ phiếu đã được mua cũng như bán sẽ được quyết toán ở mức giá đóng cửa trước khi Mỹ chính thức dừng chế độ bản vị vàng”. Và thế là, giấc mộng tỷ phú của Korekawa đã chính thức tan vỡ. thế nhưng, việc ông dự đoán chính xác về Mỹ đã khiến thị trường chứng khoán Nhật Bản thời điểm đó chấn động. 

Suýt mất trắng lần nữa vì ngủ quên trên chiến thắng

Năm 1976, nhu cầu sử dụng xi măng tại Nhật Bản đã giảm rất mạnh, vì thế các nhà máy sản xuất xi măng vừa và nhỏ buộc phải đóng cửa gần hết. Thời điểm đó, Korekawa cùng với tài phân tích của mình tin tưởng rằng, tình hình suy giảm của các công ty xi măng thực sự đã chạm đáy. Chính phủ nhất định sẽ tiến hành những dự án xây dựng với quy mô lớn để giải quyết vấn đề thất nghiệp đang ngày càng trở nên nghiêm trọng, điều này sẽ đẩy nhu cầu sử dụng xi măng lên cao.


Với 60 năm kinh nghiệm thuộc lĩnh vực đầu tư, Korekawa đã đúc kết ra được “Ba nguyên tắc con rùa”. Ảnh minh họa
Với 60 năm kinh nghiệm thuộc lĩnh vực đầu tư, Korekawa đã đúc kết ra được “Ba nguyên tắc con rùa”. Ảnh minh họa

Nghĩ là làm, ông Korekawa đã bắt đầu âm thầm thu gom cổ phiếu của các công ty xi măng Nhật Bản với mức giá vô cùng rẻ mạt. Quả đúng như dự đoán, ngành công nghiệp xi măng nước này ngày càng hồi phục và đạt đến mức thịnh vượng, kéo theo giá cổ phiếu tăng phi mã. Thời điểm đó, Korekawa đã mua được 30 triệu cổ phiếu, thu về hơn 3 tỷ yên lợi nhuận.

Theo như phân tích về tình hình cung cầu cũng như thị trường kim lợi, ông nhận ra giá đồng đã chạm đáy sau lần giảm mạnh vừa rồi nên dự kiến sẽ sớm tăng trở lại. Chính vì thế, ông tiếp tục đầu tư vào ngành công nghiệp khai thác đồng. Cho đến năm 1979, giá đồng toàn cầu tăng vọt, Korekawa đã nắm trong tay 22 triệu cổ phiếu của công ty khai thác đồng, con số này tương đương với giá 30 tỷ yên trên thị trường chứng khoán. Thế nhưng, vì lòng tham “quá độ” mà ông đã bỏ lỡ cơ hội bán ra tốt nhất, thậm chí số vốn đầu tư 3 tỷ yên suýt chút cũng mất trắng.

Dự đoán “trúng phóc” về thị trường chứng khoán  

Một buổi sáng năm 1981, trên truyền thông báo chí đưa tin về việc “Phát hiện những mạch vàng chất lượng cao tại mỏ Hishikari”. Thông tin này một lần nữa khiến cho Korekawa cảm thấy vô cùng hào hứng. Theo những thông tin trên báo, ông suy luận mỏ Hishikari chắc chắn là một mỏ vàng có giá trị đáng kinh ngạc. Vì thế, Korekawa lặng lẽ mua cổ phiếu của công ty khai thác mỏ vàng này. Sau đó, số liệu khảo sát cho thấy khu vực khai thác có ít nhất 100 tấn vàng với trị giá hơn 250 tỷ yên. Giá cổ phiếu của công ty cũng tăng chóng mặt, số cổ phiếu mà ông Korekawa nắm giữ đã lên đến 50 triệu và chiếm 16% số cổ phiếu đang lưu hành trong công ty. 

Để tránh lặp lại sai lầm lần trước, người đàn ông này đã nhanh chóng bán ra và kiếm được khoản lợi nhuận khổng lồ lên đến hơn 20 tỷ yên và tạo ra một huyền thoại trên thị trường chứng khoán Nhật Bản. Đây cũng chính là kỷ lục cao nhất trên thị trường chứng khoán mà ông Korekawa có được ở tuổi 82 của mình. Với 60 năm kinh nghiệm thuộc lĩnh vực đầu tư, Korekawa đã đúc kết ra được “Ba nguyên tắc con rùa”. Triết lý này vô cùng đơn giản nhưng đã nhiều lần tạo nên kỳ tích trên thị trường chứng khoán.

Cụ thể, ông Korekawa chỉ ra rằng: “Nếu như bạn muốn kiếm được một khoản lợi nhuận nào đó từ cổ phiếu, bạn phải có một thái độ nghiêm túc cùng với một phương pháp ổn định. Tuy nhiên điều này không phải dễ dàng mà có được. Nếu bạn có ý dựa vào cổ phiếu nhằm làm giàu ngay từ đầu, thái độ đầu tư này chắc chắn sẽ khiến bạn phải nếm mùi thất bại.”


Để tránh lặp lại sai lầm lần trước, người đàn ông này đã nhanh chóng bán ra và kiếm được khoản lợi nhuận khổng lồ lên đến hơn 20 tỷ yên và tạo ra một huyền thoại trên thị trường chứng khoán Nhật Bản
Để tránh lặp lại sai lầm lần trước, người đàn ông này đã nhanh chóng bán ra và kiếm được khoản lợi nhuận khổng lồ lên đến hơn 20 tỷ yên và tạo ra một huyền thoại trên thị trường chứng khoán Nhật Bản

Thế nên trên thị trường chứng khoán các nhà đầu tư nên giống như một con rùa, quan sát một cách tỉ mỉ và mua bán thật thận trọng. Đầu tư vào cổ phiếu tương tự như cuộc đua giữa rùa và thỏ, thỏ vì quá tự tin và bị sự chiến thắng làm cho lóa mắt nên đã thất bại; trong khi đó rùa dù đi chậm nhưng lại vững vàng và thận trọng nên cuối cùng đã giành được chiến thắng. 

Ba nguyên tắc con rùa bao gồm:  Nên lựa chọn và sở hữu dài hạn những cổ phiếu tiềm năng và có triển vọng trong tương lai nhưng lại chưa được nhiều người chú ý; Theo dõi sát sao những thay đổi của nền kinh tế và thị trường chứng khoán, nghiên cứu một cách chăm chỉ; Đừng quá lạc quan, bạn phải thực hiện giao dịch bằng tiền của chính mình.

Thị trường chứng khoán luôn thay đổi khôn lường, nếu như bạn không dày công nghiên cứu và quyết định vội vàng, bạn sẽ dễ bị vấp ngã. Hãy bước đi như một chú rùa, chậm rãi nhưng thận trọng. Dù khi mọi thứ thuận buồm xuôi gió, hãy kiềm chế lòng tham của mình, đừng để “tham thì thâm” rồi mất hết mọi thứ.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Phó tổng giám đốc Sacombank đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch của Bamboo Airways

Sau 4 tháng rời Bamboo Airways, ông Nguyễn Minh Hải trở thành CEO của Vietravel Airlines

Ông Phan Đình Điền trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị SCB

Thaiholdings có Tổng giám đốc mới

Nhân sự cấp cao của Chứng khoán VNDirect lại có sự thay đổi chéo, bà Phạm Minh Hương trở lại ghế chủ tịch

Lãnh đạo Petrocons trở thành Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn PVN

LDG bổ nhiệm ba tân Phó Tổng Giám đốc

Bloomberg: Tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng thêm gần 40 tỷ USD sau khi VinFast niêm yết, lọt Top 30 người giàu nhất thế giới?

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

18 giờ trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

18 giờ trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

18 giờ trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

18 giờ trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

18 giờ trước