meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Hành trình ra “biển lớn” của các ngân hàng Việt 

Thứ ba, 14/03/2023-10:03
Với khát vọng, trở thành một trong những định chế tài chính hàng đầu trong khu vực và thế giới, các ngân hàng Việt Nam đã và đang mở rộng quy mô về vốn, tài sản và mạng lưới ra nước ngoài. Đến nay, hành trình này đã đạt được một số kết quả khả quan khi có 12 ngân hàng Việt lọt vào Bảng xếp hạng 500 ngân hàng đứng đầu thế giới về giá trị thương hiệu năm 2023. 

Những “cánh chim” đầu đàn 

Theo Dân Trí, các ngân hàng Việt Nam trong những năm gần đây đã liên tục tăng trưởng vốn và tài sản mạnh mẽ nhằm nâng cao năng lực tài chính, trên cơ sở đó gia tăng nguồn vốn trung, dài hạn để mở rộng hoạt động kinh doanh và thị phần. 

Theo công bố báo cáo tài chính quý IV/2022 của 28 ngân hàng thuộc hệ thống, tổng giá trị tài sản của các nhà băng này lên tới hơn 12,7 triệu tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó 10 ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất gồm BIDV, VietinBank, Vietcombank, MB, VPBank, Techcombank, SHB, ACB, Sacombank, HDBank. Các ngân hàng này có tổng tài sản 9,97 triệu tỷ đồng, tương ứng với 77,5% tổng tài sản các ngân hàng được thống kê.  

Nhóm ngân hàng quốc doanh gồm BIDV, VietinBank, Vietcombank đã tăng trưởng tổng tài sản tăng từ 18 - 28%; Nhóm ngân hàng cổ phần tư nhân gồm: Techcombank, SHB, MB, ACB, Sacombank, HDBank tăng tổng tài sản từ 9%-15%. 


Các ngân hàng Việt Nam trong những năm gần đây đã liên tục tăng trưởng vốn và tài sản mạnh mẽ nhằm nâng cao năng lực tài chính.
Các ngân hàng Việt Nam trong những năm gần đây đã liên tục tăng trưởng vốn và tài sản mạnh mẽ nhằm nâng cao năng lực tài chính.

Không chỉ tăng vốn và tài sản, các ngân hàng Việt cũng đã đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế trong quản trị rủi ro theo Basel II và tự xây dựng cho mỗi ngân hàng một  “bộ đệm” vững chắc để có thể đối phó với những rủi ro tín dụng, vận hành, thị trường, dự trữ để phòng cho những rủi ro không lường trước được. 

Những nỗ lực đó của các ngân hàng Việt đã được các tổ chức, định chế tài chính quốc tế lớn như World Bank, ADB, IFC đánh giá cao và hợp tác đầu tư, tài trợ thương mại với những gói hợp tác giá trị cao. Những “cánh chim” đầu đàn nội địa sáng giá như BIDV, Vietinbank, Techcombank, SHB, VIB, SeaBank,… đã lọt vào mắt xanh của các định chế tài chính quốc tế. 

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, vốn điều lệ cùng với tổng tài sản cao chính là “bộ đệm” để các ngân hàng có thêm nguồn lực chống chọi với những khó khăn, thách thức. Đồng thời, hỗ trợ các doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung phục hồi hoạt động sản xuất - kinh doanh. Một số ngân hàng có khát vọng vươn tầm quốc tế bắt buộc sẽ phải tăng vốn để mở rộng thị phần ra nước ngoài, trở thành ngân hàng hàng đầu trong khu vực và thế giới. 


Các ngân hàng Việt đã được các tổ chức, định chế tài chính quốc tế lớn như World Bank, ADB, IFC đánh giá cao và hợp tác đầu tư, tài trợ thương mại với những gói hợp tác giá trị cao. Ảnh minh họa. 
Các ngân hàng Việt đã được các tổ chức, định chế tài chính quốc tế lớn như World Bank, ADB, IFC đánh giá cao và hợp tác đầu tư, tài trợ thương mại với những gói hợp tác giá trị cao. Ảnh minh họa. 

12 ngân hàng lọt vào bảng Banking 500 Ranking

Trong số 10 ngân hàng có vốn và tổng tài sản lớn nhất hệ thống hiện nay thì có tới 7 ngân hàng gồm BIDV, Vietcombank, VietinBank, SHB, MB, HDBank, Sacombank đã và đang mở rộng thị phần ra nước ngoài thông qua mở ngân hàng con, ngân hàng 100% vốn, chi nhánh, Văn phòng đại diện. 

Hiện nay, BIDV có Văn phòng đại diện tại Cộng hòa Séc, Lào, Campuchia, Myanmar, Nga, Đài Loan (Trung Quốc). Vietcombank có chi nhánh tại Úc, Văn phòng đại diện tại Mỹ, Hồng Kông, Singapore, Ngân hàng con tại Lào. MB có ngân hàng con tại Campuchia và chi nhánh ở Lào. Sacombank có ngân hàng con tại Lào, Campuchia. HDBank có văn phòng đại diện tại Myanmar. SHB có 02 chi nhánh tại Lào; Ngân hàng 100% vốn tại Campuchia. Ba ngân hàng gồm BIDV, Vietcombank, SHB là những đại diện có sứ mệnh, tầm vóc phát triển thị phần ở nước ngoài sớm nhất và mạnh mẽ nhất, đặc biệt tại thị trường Lào và Campuchia. 

Gần đây, Công ty tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới là Brand Finance đã công bố Bảng xếp hạng 500 ngân hàng đứng đầu thế giới về giá trị thương hiệu năm 2023, có 12 ngân hàng của Việt Nam góp mặt trong danh sách này. Các ngân hàng này gồm Vietcombank, Agribank, BIDV, Techcombank, VietinBank, VPBank, MB, SHB, ACB, Sacombank, HDBank và VIB.

Với việc có 12 ngân hàng lọt vào bảng Banking 500 2023 Ranking, hiện Việt Nam đứng đầu khu vực ASEAN về số lượng nhà băng thuộc Top 500. Trong khi đó, ở khu vực Indonesia, Philippines cùng có 9 ngân hàng, Malaysia có 8 ngân hàng, Thái Lan 6 ngân hàng và Singapore 3 ngân hàng thuộc nhóm 500 này.


Nhóm ngân hàng Big 4 của Việt Nam gồm BIDV, Vietcombank, VietinBank, Agribank.
Nhóm ngân hàng Big 4 của Việt Nam gồm BIDV, Vietcombank, VietinBank, Agribank.

Bản báo cáo này cho thấy các thương hiệu ngân hàng trên toàn cầu đã tiếp tục phục hồi đáng kể sau đại dịch Covid-19, cải thiện dịch vụ ngân hàng số, các biện pháp kích thích của chính phủ đã có những thành công nhất định, sự gia tăng của các nền tảng ngân hàng di động và trực tuyến đã góp phần mang lại hiệu quả tích cực cho ngành ngân hàng. 

Về các ngân hàng Việt Nam, cho thấy sự phát triển toàn diện hơn, hoạt động an toàn, lành mạnh hơn, giảm thiểu rủi ro, không còn phụ thuộc vào tăng trưởng tín dụng. Đồng thời, thể hiện khả năng chống chịu rủi ro tốt trước cú sốc bên ngoài và cải thiện nguồn thu theo hướng bền vững hơn so với các ngân hàng trong khu vực.

Bảng xếp hạng trên của Brand Finance dựa trên kết quả kinh doanh năm 2022. Với kết quả kinh doanh năm 2022 có tăng trưởng lợi nhuận rất cao (BIDV tăng 70%, SHB tăng 54%, VP Bank tăng 48%, ACB tăng 43%, Vietcombank tăng 39%, MB tăng 38%...) dự báo trong bảng xếp hạng năm sau, các ngân hàng Việt Nam sẽ tiếp tục tăng hạng mạnh mẽ.

Có thể thấy, trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam ngày càng mở cửa, việc mở rộng hoạt động ra nước ngoài của các định chế tài chính sẽ hỗ trợ rất nhiều cho kiều bào và các doanh nghiệp Việt Nam hiện đang kinh doanh trên trường quốc tế. Dự báo trong thời gian tiếp theo sẽ chứng kiến thêm nhiều ngân hàng Việt tiếp tục mở rộng thị phần ra nước ngoài, rẽ sóng vươn “biển lớn”. 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

Cảng hàng không Sa Pa "vắng bóng" nhà đầu tư, vì đâu nên nỗi?

Mãn nhãn với Trung Villa - Bố trí không gian không vách ngăn độc đáo

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

Khu du lịch Đảo Ngọc Xanh: Hoạt động hơn 10 năm vẫn chưa được cấp phép khai thác mỏ khoáng nóng

Bình Dương giải "cơn khát" nhà ở cho người thu nhập thấp bằng 3.000 căn NOXH

Dự án đường Hoàng Sa – Dốc Sỏi: Đỏ mắt tìm chủ đất để bồi thường giải phóng mặt bằng

Tin mới cập nhật

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

11 giờ trước

Tòa nhà chọc trời cao tầng nhất TP. HCM "soán ngôi" Landmark 81: Tựa cây tre vươn dài và sở hữu một khu rừng lơ lửng trên không

11 giờ trước

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

11 giờ trước

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

11 giờ trước

Ngôi nhà 3,5 tầng ở Hà Nội không có giếng trời vẫn ngập tràn ánh sáng

11 giờ trước