meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Hà Nội yêu cầu công khai thông tin dự án, ngăn chặn “bong bóng” bất động sản 

Thứ ba, 01/02/2022-14:02
Mới đây, UBND Thành phố Hà Nội đã có văn bản gửi các sở ban ngành và quận, huyện thực hiện nhiều biện pháp nhằm minh bạch hóa thông tin , tránh để xảy ra tình trạng “bong bóng” bất động sản.

Thực hiện minh bạch hóa thông tin bất động sản 

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện 1767/CĐ-TTg về tình hình thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất trong thời gian qua. Cùng với đó là chỉ đạo của Bộ Xây dựng trong việc đánh giá, kiểm soát nguy cơ xảy ra "bong bóng" bất động sản và tăng cường công tác quản lý tình hình thị trường bất động sản trên địa bàn. 

UBND Thành phố Hà Nội vừa có công văn yêu cầu các sở, ban, ngành và UBND quận, huyện, thị xã thực hiện nghiêm túc các giải pháp nhằm thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh, ngăn chặn tình trạng "bong bóng" bất động sản xảy ra trên địa bàn thành phố. 

Cụ thể, Sở Quy hoạch - Kiến trúc được UBND Thành phố Hà Nội giao việc chủ trì công bố công khai thông tin các đồ án về quy hoạch, tiến độ triển khai các dự án gồm dự án phát triển hạ tầng và dự án bất động sản. Trong đó, Sở cần đặc biệt quan tâm đến các dự án lớn, việc sáp nhập, thành lập, nâng cấp đơn vị hành chính… tại địa phương. Đặt mục tiêu minh bạch hóa thông tin, không để hiện tượng phao tin đồn xảy ra, khiến nhiều đối tượng có cơ hội đầu cơ đẩy giá để trục lợi trái quy định của pháp luật. 


UBND Thành phố Hà Nội đề nghị các Sở, ban, ngành thực hiện nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn "bong bóng" bất động sản.
UBND Thành phố Hà Nội đề nghị các Sở, ban, ngành thực hiện nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn "bong bóng" bất động sản.

Đối với Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND Thành phố Hà Nội yêu cầu thực hiện kiểm soát, quản lý chặt chẽ việc định giá đất và công tác đấu giá đất. Đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa bàn, nhằm tránh hưởng hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh và đầu tư bất động sản. Đối với những trường hợp đấu giá đất có biểu hiện bất thường, Sở cần phải tập trung rà soát, kiểm tra hoạt động của các đơn vị tổ chức tư vấn đấu giá quyền sử dụng đất. Thường xuyên đánh giá tình hình, kết quả đấu giá quyền sử dụng đất, trong đó cần đặc biệt chú trọng đến các trường hợp có kết quả đất giá cao “đột biến”, ý đồ tạo biến động lớn về giá đất để trục lợi. 

Hai sở là Sở Tài nguyên và Môi trường và Sở Tài chính phối hợp thực hiện quản lý, kiểm soát việc quản lý giá đất của từng khu vực trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Bảo đảm phù hợp với thực tế, để sự biến động về giá đất không ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động đầu tư, kinh doanh bất động sản. 

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh thành phố Hà Nội được giao chỉ đạo các tổ chức tín dụng rà soát việc cho vay tiền đối với các nhà đầu tư tham gia đấu giá đất, đầu tư bất động sản theo đúng quy định của pháp luật. Các hành vi vi phạm về cho vay vốn tín dụng phải bị xử lý nghiêm. 

Các dự án bất động sản đã có quyết định hoặc đã được chủ trương chấp thuận đầu tư, trong đó đặc biệt là các dự án bất động sản nhà ở cao cấp sẽ thường xuyên được kiểm tra, rà soát bởi Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Sở Xây dựng. 

Sở Xây dựng được UBND Thành phố nắm bắt thông tin, theo dõi tình hình diễn biến của thị trường bất động sản. Có các biện pháp xử lý kịp thời nhằm bình ổn giá thị trường, ngăn chặn tình trạng “thổi giá” và “bong bóng” bất động sản trên địa bàn thành phố. Sở chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan thu thập thông tin đến nhà ở và thị trường bất động sản. Công bố định kỹ thông tin, dữ liệu cơ bản về nhà ở và thị trường bất động sản theo quy định pháp luật hiện hành.

Sở Xây dựng phải có các giải pháp ngăn chặn hiện tượng tung tin đồn không đúng sự thật, tạo hiệu ứng đám đông tới các nhà đầu tư gây nhiễu loạn thị trường bất động sản. Các trường hợp môi giới, mua bán bất động sản, dự án bất động sản, quyền sử dụng đất chưa đủ điều kiện tham gia thị trường bất động sản cần phải xử lý nghiêm. 

Năm 2021, thị trường bất động sản biến động liên tục 

Nhiều chuyên gia bất động sản nhận xét, năm 2021, thị trường bất động sản trong nước biến động mạnh theo tình hình dịch bệnh Covid-19. “Sốt đất” thường diễn ra theo các lần bùng phát dịch. 

Trong thời gian giãn cách xã hội thị trường khá trầm lắng. Tuy nhiên sau khi có Nghị quyết 128 của Chính phủ quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” thị trường bất động sản đã có dấu hiệu ấm lại. 

Bên cạnh đó, hiện tượng tung tin thất thiệt về quy hoạch và phát triển dự án đã diễn ra ở nhiều địa phương. Có những trường hợp cá biệt, cố ý lợi dụng những ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Nhà nước, tạo dựng tài liệu giả để tung tin, tạo sóng. Đối tượng bị ảnh hưởng xấu nhiều nhất từ những thông tin này là các nhà đầu tư thiếu kiến thức, kinh nghiệm.

Quy luật dự án đi đến đâu, giá đất tăng theo đó cũng diễn ra liên tục trong năm 2021 vừa qua. Ngay tại Thành phố Hà Nội, khi có kế hoạch ban hành quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, giá đất tại Đông Anh đã tăng “chóng mặt”. Giá đất trước khi có thông tin chỉ dưới 20 triệu đồng/m2, giá sau đã tăng lên 50 - 60 triệu đồng/m2. Một số người môi giới bất động sản còn có thể “ăn” chênh lệch từ 5 - 8 triệu/m2 chỉ sau một ngày. 


Giá đất tại các khu vực có dự án có dấu hiệu tăng.
Giá đất tại các khu vực có dự án có dấu hiệu tăng.

Trong tháng đầu tiên của năm 2022, giá đất tại nhiều khu vực của Hà Nội ghi nhận dấu hiệu tăng. Giá đất tại Quốc Oai tăng 15-20%, Ba Vì thậm chí lên đến 45%.

Tại những nơi có thông tin từ huyện lên quận như Ba Vì, Đông Anh, Sóc Sơn, đất nền tại những nơi này trở thành tâm điểm hấp dẫn nhà đầu tư. 
Các dự án đầu tư nút giao thông trọng điểm, dự án hạ tầng có giá trị lên tới hàng tỷ USD được quy hoạch và xây dựng được Thành phố Hà Nội thông tin trong thời gian gần đây. Khiến sức nóng về nhà đất được đẩy lên rất cao. 

Ông Nguyễn Mạnh Hà – Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho biết: “Sốt đất đang có dấu hiệu quay trở lại. Người bán hét giá trên trời, người mua e ngại nên giao dịch thật không nhiều”.

Các đầu nậu lớn đã “găm” đất từ 1 - 2 năm nay, chỉ cần giá lên cao là thoát hàng. Do vậy ông Hà cảnh báo người mua cần hết sức thận trọng trong thời điểm này bởi giá đang lên đỉnh rất dễ lỗ hoặc không thể thanh khoản. 

Có thể thế, UBND Thành phố Hà Nội đã kịp thời triển khai các biện pháp nhằm ngăn chặn tình trạng trục lợi từ giá đất, hạn chế tình trạng “bong bóng” bất động sản. Điều này dự kiến sẽ giúp thị trường bất động sản năm 2022 minh bạch hóa hơn, hoạt động theo đúng quy luật của thị trường và quy định của pháp luật. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Hà Nội: Vì sao 150 hộ dân tại chung cư The Golden An Khánh chưa được cấp sổ hồng?

Nhà trọ, chung cư mini không cam kết về PCCC sẽ bị dừng hoạt động

Công an Hà Nội yêu cầu dừng giao dịch 77 lô đất dịch vụ tại La Khê, Hà Đông

Khu vực sẽ được đầu tư hơn 1.250 tỷ đồng xây dựng dự án công viên lớn thứ 2 Hà Nội: Gấp đôi công viên Thống Nhất, gấp 5 công viên Hòa Bình

Hà Nội quy định chung cư thương mại 70-100 m2 chỉ 3 người ở

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản có thể hiệu lực từ 1/8

Xây dựng chính sách mới về hỗ trợ nhà ở cho người có công, người nghèo

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

2 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

4 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

5 ngày trước