meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Hà Nội: Lập Tổ công tác liên ngành đánh giá kết quả phát triển nhà ở

Thứ tư, 16/02/2022-18:02
Tổ công tác có trách nhiệm xác định những hạn chế, tồn tại, nguyên nhân trong công tác phát triển nhà ở đối với từng loại hình và thực hiện các nhiệm vụ khác. 

Tổ công tác thực hiện các nhiệm vụ về phát triển nhà ở 

Mới đây, ông Dương Đức Tuấn, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội đã ký quyết định thành lập, phân công nhiệm vụ Tổ công tác liên ngành của thành phố xây dựng Chương trình phát triển nhà ở giai đoạn 2021 - 2030, định hướng đến năm 2045.

Tổ trưởng Tổ công tác liên ngành là ông Võ Nguyên Phong, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội. Ông Luyện Văn Phương, Phó Giám đốc Sở Xây dựng  là Tổ phó thường trực Tổ công tác. 

Các Tổ phó còn lại là ông Nguyễn Ngọc Tú, Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư; ông Nguyễn Trọng Kỳ Anh, Phó giám đốc Sở Quy hoạch kiến trúc; ông Bùi Duy Cường, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường; ông Nguyễn Tiến Thiết, Phó giám đốc Sở Tài chính.


Tổ công tác liên ngành thực hiện các nhiệm vụ phát triển nhà ở tại Hà Nội.
Tổ công tác liên ngành thực hiện các nhiệm vụ phát triển nhà ở tại Hà Nội.

Tổ công tác liên ngành có trách nhiệm phối hợp với Sở Xây dựng đánh giá kết quả phát triển nhà ở trên địa bàn theo Chương trình phát triển nhà ở Hà Nội giai đoạn 2012 – 2020. Từ đó xác định tồn tại, hạn chế, nguyên nhân trong công tác phát triển nhà ở đối với từng loại hình.

Tổ công tác được giao đề xuất các biện pháp tháo gỡ về cơ chế, quy hoạch, đầu tư, xây dựng, đất đai, tài chính, tín dụng... để đưa vào nội dung Chương trình phát triển nhà ở Thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2030 và định hướng đến năm 2045.

Tổ công tác liên ngành tổng hợp thông tin về quy hoạch, rà soát quỹ đất phát triển nhà ở, dự án đầu tư xây dựng nhà ở. Đảm bảo phù hợp các chỉ tiêu của Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2030 và định hướng đến năm 2045, Chương trình, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố đến năm 2030. Thực hiện dự báo nhu cầu và các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển nhà ở giai đoạn 2021 - 2030 và định hướng đến năm 2045.

Tổ công tác cũng có nhiệm vụ góp ý xây dựng, hoàn thiện nội dung và dự thảo Chương trình phát triển nhà ở thành phố giai đoạn 2021 - 2030 và định hướng đến năm 2045 đảm bảo sự thống nhất với định hướng Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia giai đoạn 2021 - 2030 và định hướng đến năm 2045.

Thủ đô đẩy mạnh phát triển nhà ở 

Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, xã hội của cả nước. Chính vì vậy, nhu cầu về nhà ở luôn luôn là bài toán khiến các đơn vị quản lý phải giải quyết khi quỹ đất trong nội đô thành phố ngày càng hạn hẹp. 

Liên quan đến công tác phát triển nhà ở, UBND Thành phố Hà Nội đã phê duyệt Kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn 2021 - 2025. Trong đó, thành phố xác định rõ vị trí, khu vực, diện tích đất dành để phát triển nhà ở, nguồn vốn... làm căn cứ để huy động nguồn lực đầu tư, đồng thời giúp kiểm soát chặt chẽ sự phát triển của thị trường bất động sản.

Thành phố đặt mục tiêu xây mới thêm 44 triệu m2 sàn nhà ở giai đoạn từ năm 2021 - 2025. Trong đó có 19,69 triệu m2 nhà ở thương mại, 22,5 triệu m2 phát triển nhà ở riêng lẻ, 1,25 triệu m2 dành cho phát triển nhà ở xã hội, 560.000 m2 dành cho phát triển nhà tái định cư. 

Tỉ lệ diện tích nhà ở cho thuê trong các dự án nhà ở xã hội phải đạt tối thiểu 30% tổng diện tích sàn. Diện tích nhà ở bình quân toàn thành phố đạt 29,5 m2 sàn/người.

Dự kiến thành phố sẽ sử dụng nguồn tiền thu từ quỹ đất 20%, 25% tại các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị để ưu tiên xây dựng nhà ở cho công nhân trong các khu công nghiệp.


Thành phố Hà Nội lên kế hoạch phát triển nhà ở theo từng năm. 
Thành phố Hà Nội lên kế hoạch phát triển nhà ở theo từng năm. 

Giám đốc Sở Xây dựng Thành phố Hà Nội cho biết năm 2021, công tác phát triển nhà ở được tiếp tục đẩy mạnh. Trong đó, Hà Nội đã hoàn thành 12 dự án với 545.895 m2 sàn, tương đương 5.022 căn hộ chung cư và 469 căn nhà riêng lẻ; cấp 12.191 giấy phép xây dựng, tương đương 4.928.566 m2 sàn.

Ông Bùi Tiến Thành, Trưởng Phòng Phát triển đô thị - Sở Xây dựng Thành phố Hà Nội thành phố sẽ tập trung rà soát quỹ đất, đưa vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho phát triển nhà ở. Bên cạnh đó sẽ rà soát các thủ tục hành chính, cơ chế, chính sách trong lĩnh vực đầu tư, quy hoạch, cấp phép, cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ, đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch..., 

Thành phố sẽ thu hồi đối với các dự án chậm triển khai. Cân đối nhu cầu, cơ cấu các loại hình nhà ở để phân bổ phù hợp theo từng khu vực. Nhằm tránh tình trạng tập trung quá nhiều một loại hình nhà ở tại một khu vực trên địa bàn thành phố. 

Nhà ở, nhà chung cư, nhà ở cho thuê sẽ được thành phố tăng cường thẩm định, kiểm tra, giám sát, đảm bảo chất lượng theo đúng mục tiêu kế hoạch. Sẽ đánh giá kết quả định kỳ hằng năm nhằm đảm bảo phù hợp với nhu cầu thực tế, nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác phát triển nhà ở tại Hà Nội. 

Trong năm 2022, Thành phố Hà Nội đặt chỉ tiêu phát triển 8.419.000 m2 nhà ở. Trong năm 2023 là 9.514.000 m2, năm 2024 là 9.696.000 m2 và năm 2025 là 11.104.000 m2 sàn nhà ở.

Dự kiến để thực hiện kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn 2021 - 2025, Thành phố Hà Nội sẽ dành 437.000 tỷ đồng nguồn vốn. Trong đó, 5.800 tỷ đồng vốn ngân sách dành để đầu tư xây dựng nhà ở tái định cư, phát triển nhà ở xã hội, phục vụ công tác cải tạo, xây dựng nhà chung cư cũ hiện có trên địa bàn theo lộ trình. Nguồn kinh phí chi thường xuyên ngân sách thành phố khoảng 550,2 tỷ đồng. Chi phí thực hiện nhiệm vụ khoa học - công nghệ sử dụng vốn ngân sách thành phố khoảng 1,3 tỷ đồng. 

Bên cạnh đó thành phố Hà Nội huy động nguồn vốn xã hội hóa để thực hiện đầu tư, xây dựng nhà ở thương mại; cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ, nhà ở tái định cư.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Chủ tịch TP. Hà Nội yêu cầu xử lý dứt điểm lô "đất vàng" 94 Lò Đúc

TP.HCM chốt tỷ lệ % tính tiền thuê đất: Doanh nghiệp "chóng mặt" với chi phí

Bộ Tài chính nghiên cứu đánh thuế sở hữu nhiều nhà đất: Tránh tạo cú sốc cho thị trường

Ngân hàng “ép” khách mua bảo hiểm: Đã bị chấn chỉnh nhưng vẫn khó dẹp bỏ

Cần xử lý hành vi thao túng giá đất như đối với thị trường chứng khoán

Vụ 30 tỷ đồng/m2 đất tại Sóc Sơn: Công an điều tra dấu hiệu gây rối trật tự

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Hà Nội: Vì sao 150 hộ dân tại chung cư The Golden An Khánh chưa được cấp sổ hồng?

Tin mới cập nhật

Thị trường bất động sản năm 2025: Chủ đầu tư cần tính toán kỹ hơn về giá bán thay vì chạy theo lợi nhuận

1 ngày trước

Nhiều địa phương có thêm các KCN tầm cỡ, tăng cơ hội việc làm cho hàng nghìn lao động

1 ngày trước

TP.HCM: Phân khúc trung cấp chỉ chiếm 10% nguồn cung căn hộ mới năm 2025

1 ngày trước

Hà Nội đẩy nhanh kế hoạch cải tạo tập thể, chung cư cũ: Thị trường sẽ đón nhận nguồn cung lớn ở khu vực trung tâm

1 ngày trước

Mặt bằng, căn hộ nhộn nhịp theo Metro số 1

2 ngày trước