meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

 Gucci, Dior, Ralph Lauren… đi bán cà phê, bánh mì

Thứ ba, 13/12/2022-14:12
Những thương hiệu xa xỉ quen thuộc của các tín đồ thời trang như Gucci, Ralph Lauren,... trong thời gian qua đã liên tục tiếp cận khách hàng mới và tăng độ phủ sóng thương hiệu bằng việc tham gia vào lĩnh vực F&B khi họ đã mở cửa hàng cà phê, bánh mì,...  

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh, có lẽ, nhắc tới Gucci thì phần lớn người tiêu dùng chỉ nghĩ tới những chiếc túi xách hàng hiệu lộng lẫy, vậy nếu họ bán một chiếc burger Gucci thì sao? Tại nhà hàng Gucci Osteria ở Seoul, Hàn Quốc - nhà hàng thứ 4 được hãng thời trang xa xỉ này mở trong năm qua, đã bán một chiếc bánh mì kẹp thịt trị giá 27.000 won (20 USD). Chưa hết, trong thực đơn còn cung cấp đầy đủ các món ăn với giá từ 120.000 won (89 USD) đến 170.000 won (125 USD), theo Campaign Asia.

Khi những hạn chế về đại dịch bắt đầu được nới lỏng trên toàn cầu, người tiêu dùng cũng háo hức ra ngoài mua sắm một cách truyền thống thì dường như ngành F&B đã trở thành lĩnh vực mới để cho một số thương hiệu thời trang cao cấp chinh phục. 


F&B đã trở thành lĩnh vực mới để cho một số thương hiệu thời trang cao cấp chinh phục
F&B đã trở thành lĩnh vực mới để cho một số thương hiệu thời trang cao cấp chinh phục

Nhà phân tích hàng may mặc Pippa Stephens của GlobalData cho biết: “Việt tung ra những đề xuất về dịch vụ F&B đã giúp cho các thương hiệu thời gian tận dụng được xu hướng đã thay đổi của người dùng”. 

Chính những trải nghiệm F&B cùng với mức giá sử dụng dịch vụ thấp hơn nhiều so với quần áo cao cấp, dường như đã được giới trẻ ưa chuộng, nhất là trong bối cảnh lạm phát cao, nền kinh tế toàn cầu phát triển chậm cùng làn sóng sa thải nhân viên ngày một nhiều hơn. 

Giám đốc Chiến lược tại APAC của Sinclair - Roshini Daswani nhận định rằng, không phải người tiêu dùng trẻ tuổi nào cũng có thể mua một chiếc túi xách vài nghìn USD của Gucci, hay một bộ quần áo của Ralph Lauren... Tuy nhiên, chắc chắn họ sẽ mua được một cốc Latte thương hiệu Ralph’s Coffee. 

Bí quyết thu hút lượng lớn khách hàng tới các cửa hàng truyền thống

Tại Trung Quốc - nơi bùng nổ văn hóa cà phê trong những năm gần đây đang phát triển một làn sóng mở các quán cà phê thương hiệu. Chỉ trong một năm qua, quán cà phê Ralph's Bar đầu tiên của Ralph Lauren của Thành Đô, cùng với Maison Margiela cũng đã khai trương quán cà phê đầu tiên vào tháng 6, sau đó mở rộng tới Thượng Hải và Thâm Quyến. 

“Trong vòng 5 năm qua, văn hóa cà phê và trà bùng nổ tại Trung Quốc. Các quán cà phê hay nhà hàng sẽ cho phép những thương hiệu lớn tương tác nhiều hơn với người tiêu dùng. Họ có thể là những khách hàng tiềm năng của hãng trong tương lai. Tôi tin đây chính là bước đầu tiên để phổ biến sự nhận diện của thương hiệu” - Đối tác sáng lập kiêm Giám đốc điều hành của Gusto Luxe - Chloe Reuter.


Cốc cà phê sữa có giá trị 5 USD cùng chiếc bánh ngọt giá 10 USD sẽ là một cách thức hữu hiệu để thu hút khách hàng
Cốc cà phê sữa có giá trị 5 USD cùng chiếc bánh ngọt giá 10 USD sẽ là một cách thức hữu hiệu để thu hút khách hàng

Việc có thể nhấp một ngụm cà phê trong không gian sang trọng đẳng cấp được sơn Double C của Chanel và ăn một chiếc bánh sừng bò nằm đựng trong rương Louis Vuitton sẽ tạo sự bùng nổ trên mạng xã hội. 

Tất nhiên là việc bán cốc cà phê sữa có giá trị 5 USD cùng chiếc bánh ngọt giá 10 USD sẽ là một cách thức hữu hiệu để thu hút khách hàng trở lại với cửa hàng. Thông qua việc cung cấp dịch vụ ăn uống, các thương hiệu cũng kích thích người tiêu dùng tới cửa hàng và xem đồ nhiều hơn. 

Nhà phân tích thị trường Trung Quốc Yuwan Hu của Daxue Consulting cho hay: “Với sự phát triển của thương mại điện tử, việc thu hút người tiêu dùng trở lại với cửa hàng truyền thống để mua sắm đang ngày càng khó khăn hơn. Hiện nay, những thương hiệu lớn đều phải tìm nhiều cách khác nhau để tương tác với khách hàng, thông qua việc sáng tạo và đổi mới hơn. Trong đó, việc cung cấp dịch vụ F&B đang là một cách khá hiệu quả”. 

Công thức mới có làm pha loãng thương hiệu?

Những thương hiệu xa xỉ chính là bậc thầy trong việc mở rộng thương hiệu với những mức độ thành công khác nhau, trên nhiều lĩnh vực như làm đẹp, khách sạn, đồ gia dụng… Vậy, liệu F&B có phải là bước thành công đột phá tiếp theo của ngành thời trang xa xỉ?

Trong khi F&B được coi là một phần mở rộng tự nhiên của các thương hiệu thời trang xa xỉ, thì CEO Agility Research - Amrita Banta tin tưởng đây sẽ trở thành xu hướng nhỏ và cận biên đối với nhóm hàng cao cấp.

“F&B là lĩnh vực mang tính cạnh tranh cao và rất năng động. Đây là nơi mà các xu hướng liên tục được thay đổi và cửa hàng phải thích ứng với nhu cầu luôn đổi mới của khách hàng. Tuy những thương hiệu xa xỉ chính là bậc thầy thể hiện điều này trong các lĩnh vực cụ thể, tuy nhiên trong lĩnh vực F&B thì họ vẫn ít kinh nghiệm hơn. Những thương hiệu cao cấp sẽ phải bỏ ra nhiều công sức và thời gian để xây dựng mảng kinh doanh F&B của mình” - Banta cho biết. 


Các thương hiệu xa xỉ đang khôn ngoan hơn trong khi tiếp cận với việc mở rộng thương hiệu
Các thương hiệu xa xỉ đang khôn ngoan hơn trong khi tiếp cận với việc mở rộng thương hiệu

Liệu những nhãn hàng xa xỉ còn có thể đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của họ mà không làm pha loãng thương hiệu, không khiến khách hàng hiểu nhầm rằng họ kinh doanh chính trong mảng F&B thay vì hàng hóa cao cấp? 

Banta vẫn tin rằng, nhiều thương hiệu thời trang đã có được những bài học từ năm 1980, khi một loạt các thỏa thuận cấp phép cho việc mở rộng quá mức đã khiến một vài thương hiệu thời trang sụp đổ. 

“Hiện tại, các thương hiệu xa xỉ đang khôn ngoan hơn trong khi tiếp cận với việc mở rộng thương hiệu và thường hợp tác với những thương hiệu có uy tín trong lĩnh vực tiếp giáp mà họ muốn mở rộng hơn là tự cố gắng thực hiện” - Banta nói.

Ông Daswani đến từ Sinclair thì đặt niềm tin vào các thương hiệu thời trang sẽ chỉ thành công nếu tham gia vào F&B khi họ có thể duy trì tính xác thực với những đặc tính cốt lõi của thương hiệu nhưng vẫn duy trì được những sản phẩm và dịch vụ xa xỉ vốn có. 

“Những phần mở rộng của các thương hiệu chỉ là bổ sung cho việc cung cấp các sản phẩm cốt lõi của họ chứ không phải làm lu mờ nó” - Ông Daswani nhấn mạnh.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Tin mới cập nhật

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

2 ngày trước

Môi giới thỏa sức sáng tạo trên nền tảng meeyland.com khi tích hợp 2 tính năng mới đột phá

2 ngày trước

Chuyên gia: Một lượng vốn khổng lồ vẫn đang “luẩn quẩn” ở thị trường bất động sản miền Bắc

2 ngày trước

4.000 căn nhà ở xã hội sắp “đổ bộ” thị trường: Giá nhà Hà Nội sẽ hạ nhiệt vào cuối năm 2025?

2 ngày trước

Công nghệ quét toạ độ góc ranh mới: Điểm nhấn ấn tượng của Meey Map Ver 3.0

3 ngày trước