meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Góc nhìn Proptech năm 2022: Sự trỗi dậy mạnh mẽ sau đại dịch

Thứ năm, 19/05/2022-08:05
Thị trường bất động sản công nghệ tại Việt Nam ngày càng chiếm nhiều ưu thế và trở thành xu thế phổ biến trong lòng công chúng nói chung và với các cá nhân, doanh nghiệp bất động sản nói riêng kể từ sau khi đại dịch COVID – 19 diễn ra. Năm 2022 được hứa hẹn là năm bùng nổ của Proptech tại Việt Nam.

Giải mã cụm từ “Proptech” 

Proptech, hay còn có tên gọi khác là bất động sản công nghệ là một loại hình hệ sinh thái hoàn chỉnh nhằm phục vụ các hoạt động Bất động sản cá nhân và Bất động sản thương mại thông qua ứng dụng công nghệ cao, hiện đại và thuận tiện trong trao đổi mua bán, tiếp cận các tệp khách hàng tiềm năng cũng như quản lý các danh mục bất động sản. 

Giờ đây, nhờ có Proptech, những quy trình truyền thống trong thị trường bất động sản trở nên tối ưu hoá, đơn giản hơn mà vẫn đảm bảo được lợi nhuận cho doanh nghiệp cũng như đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu của các đối tượng khách hàng mua bán bất động sản.

PropTech được chia ra với ba phân khúc chính và một phân khúc phụ đó là: Bất động sản thông minh, Bất động sản chia sẻ, Tài chính bất động sản và Công nghệ xây dựng bất động sản. Mỗi phân khúc lại đóng một vai trò khác nhau nhưng đều ứng dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến để khiến cả người tiêu dùng và các doanh nghiệp đều cảm thấy thoải mái và có nhiều lựa chọn tiện ích hơn phù hợp với nhu cầu của mình. Có thể nói, nhờ có Proptech, cả người mua và người bán đều cảm thấy “dễ thở” hơn nhất là trong thời điểm Việt Nam đã trải qua đại dịch COVID tác động đến tất cả mọi mặt của nền kinh tế thị trường.





Bản đồ Proptech Việt Nam theo thống kê từ tháng 03/2021.
Bản đồ Proptech Việt Nam theo thống kê từ tháng 03/2021.

Tại Việt Nam những phân khúc này được thể hiện dưới các hình thức kinh doanh phổ biến có thể kể đến như: Nhà ở thông minh; Kinh doanh không gian thông qua các ứng dụng phổ biến như Airbnb, Luxstay,…; Mua bán bất động sản trên nền tảng trực tuyến; Phát triển các ứng dụng có thể tra cứu quy hoạch, quá trình xử lý hồ sơ nhanh chóng. Đặc biệt, mỗi doanh nghiệp bất động sản thông qua Proptech có thể sở hữu cho mình các giải pháp vận hàng hệ thống ưu việt, các thiết bị bổ trợ trong bất động sản giúp nâng cao giá trị và giảm thiểu các rủi ro của doanh nghiệp. 

Ứng dụng công nghệ Proptech tại Việt Nam

Tại thị trường bất động sản Việt Nam, đối tượng khách hàng công chúng có độ tuổi còn trẻ khá cao, với thói quen sử dụng các thiết bị thông minh để truy cập Internet với tần suất dày đặc (64 triệu người dùng internet, chiếm khoảng 66% dân số), việc đối tượng này dễ dàng tiếp cận và ứng dụng công nghệ vào đời sống hàng ngày là điều không còn xa lạ. Vậy nên, Proptech có thể được coi là lợi thế mà nhiều doanh nghiệp bất động sản đã và đang ngày càng đẩy mạnh vào đầu tư để phục vụ được nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng bất động sản.

Số liệu của FinREI Investment JSC – một công ty khởi nghiệp công nghệ tập trung vào mảng bất động sản cũng cho thấy, tại Việt Nam, lĩnh vực Proptech “nở rộ” với gần 60 công ty đang hoạt động và dự báo sẽ có nhiều start-up Proptech “chào sân” thời gian tới. 

Cụ thể, hiện tại đang có 56 công ty Proptech chuyên cung cấp các dịch vụ đăng bán và nền tảng thương mại điện tử theo mô hình Marketplace, môi giới điện tử, đầu tư và gọi vốn cộng đồng, quản lý tài sản và mạng lưới quản lý thiết bị kết nối Internet, văn phòng làm việc chung (co-working spaces), xây dựng và công trình thiết bị tiện ích, thực tế ảo, định giá và phân tích, quản lý khách sạn, cho thuê văn phòng. Trong đó, 80% nền tảng Proptech nội địa là công ty nước ngoài hoặc được rót vốn từ nhà đầu tư ngoại (trích dẫn số liệu của Jone Lang Lasalle - JLL).

Một phân khúc khác cũng rất phát triển trong Proptech là rao bán và thương mại điện tử bất động sản. Các nền tảng như Batdongsan và MuaBanNhaDat giúp người dùng dễ dàng đăng bán hoặc cho thuê bất động sản. Trong đó, Meeyland.com là website thương mại điện tử thuộc Hệ sinh thái Công nghệ Bất động sản Meey Land - hệ sinh thái đã áp dụng những công nghệ 4.0 hàng đầu như Big Data, AI (Trí tuệ nhân tạo), Blockchain hướng đến mục tiêu là sẽ mang lại nhiều lợi ích lớn cho người tiêu dùng như: tiết kiệm công sức khi tìm kiếm bất động sản, tiếp cận nhanh các thông tin quan trọng như thị trường, định giá, quy hoạch, hành lang pháp lý, công chứng và các thủ tục liên quan.

“Mảnh đất màu mỡ” mang tên Proptech

Bước vào năm 2022, viễn cảnh Proptech tại Việt Nam vẫn thể hiện những bước chuyển biến tích cực nhờ vào đối tượng khách hàng là người trẻ (đặc biệt là thế hệ GenZ) am hiểu công nghệ, trưởng thành và ngày càng có kinh nghiệm, kiến thức về lĩnh vực bất động sản. Với quy mô thị trường bất động sản lên tới 21 tỷ USD, thị trường Proptech ở Việt Nam tuy còn sơ khai nhưng với những thành tựu đã đạt được, đây được coi là “mảnh đất màu mỡ” giàu tiềm năng cho các doanh nghiệp khai phá.





"Mảnh đất màu mỡ" mang tên Proptech
"Mảnh đất màu mỡ" mang tên Proptech

Còn ông Nguyễn Anh Tuấn, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Thành Nam, đơn vị phát triển phần mềm quy hoạch đô thị thông minh Tpizi.com cho hay, tại các đô thị thông minh, công nghệ giúp giải phóng nhiều thời gian hơn cho các nhóm quản lý tại chỗ để trả lời yêu cầu về bảo trì và nhiều nhu cầu khác của khách hàng, cư dân. 

Có thể nói, công nghệ là yếu tố then chốt tạo nên sự khác biệt và thành công cho Proptech tại Việt Nam, nếu doanh nghiệp làm chủ được công nghệ thì sẽ có cơ hội bứt phá và làm chủ thị trường. Trên thực tế, trong suốt giai đoạn đại dịch COVID – 19 diễn biến phức tạp và các đợt giãn cách xã hội tại Việt Nam, hàng loạt ứng dụng Proptech đã được công bố ra thị trường. 

Theo ông Phạm Thanh Hưng, Phó chủ tịch Cengroup, năm 2022 sẽ là năm bùng nổ của các nền tảng công nghệ bất động sản. “Proptech sẽ giúp các nhà phát triển dự án, doanh nghiệp kinh doanh địa ốc tiếp cận với thế hệ khách hàng mới. Ứng dụng sẽ hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu, tiếp thị sản phẩm bất động sản đến với đúng đối tượng khách hàng tiềm năng”, ông Hưng nhấn mạnh.

Thách thức trong tương lai

Theo nhận định của ông Phạm Lâm, Tổng giám đốc DKRA Việt Nam “Một xu thế quan trọng là mọi người muốn được sử dụng tất cả các tính năng chỉ trong một nền tảng để tiết kiệm nhiều thời gian hơn và đầu tư hiệu quả hơn”. Đây chính là cơ hội cũng là thách thức đối với các doanh nghiệp bất động sản trong việc cải tiến tốc độ truy cập và đường truyền của Internet. Bên cạnh công nghệ kỹ thuật cao, cần nâng cao những giải pháp tiết kiệm chi phí và gia tăng sự hiệu quả kinh doanh bất động sản trên nền tảng Proptech tại Việt Nam.

Đầu tiên là việc sử dụng ví điện tử thanh toán trực tuyến (e-wallet) vào các giao dịch mua bán bất động sản trên nền tảng Proptech thay thế cho các phương thức thanh toán theo kiểu truyền thống. Việc này không chỉ đảm bảo an toàn cho người bán, người mua mà còn công khai, minh bạch các giao dịch bất động sản, Nhà nước mà cụ thể là cơ quan thuế dễ dàng quản lý, tránh thất thu thuế. 

Tuy nhiên, phần lớn người Việt Nam vẫn sử dụng tiền mặt, đặc biệt là đối tượng khách hàng lớn tuổi chưa thành thạo sử dụng công nghệ, dẫn đến tỉ lệ người dùng ví điện tử vẫn còn thấp, điều này sẽ cần triển khai dần trong tương lai để được mọi người đón nhận đông đảo hơn. Không chỉ vậy, Chính phủ nghiên cứu đề xuất sửa đổi các quy định của pháp luật để khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt đối với các giao dịch về bất động sản cũng là giải pháp cho thách thức này với thị trường Proptech.

Bên cạnh đó, một bộ phận khách hàng vẫn còn e ngại trong việc trao đổi mua bán, tra cứu thông tin trên nền tảng bất động sản công nghệ vì lo sợ vấn đề bảo mật thông tin cá nhân cũng như vấn đề lừa đảo trực tuyến. Đây sẽ là một thử thách mà các doanh nghiệp cần xử lý, bằng việc nâng cấp các nền tảng Proptech của mình, tăng cường bảo mật các thông tin khách hàng để khiến người tiêu dùng có thêm niềm tin tưởng với loại hình này trong tương lai.

Cuối cùng, chính là vấn đề các doanh nghiệp gặp phải trong cân bằng giữa yếu tố công nghệ và cảm xúc của khách hàng tiêu dùng. Trong khi mô hình bất động sản đã thay đổi đáng kể trong một thập kỷ qua, việc mua bán nhà đất vẫn dựa trên yếu tố cốt lõi là con người. Các doanh nhân cần cân bằng giữa công nghệ với cảm xúc của khách hàng trong suốt từng cột mốc giao dịch, cung cấp giải pháp công nghệ cao, tạo cảm hứng cho khách hàng, khiến họ cảm thấy mình được quan tâm, chăm sóc tận tình và mong muốn được hợp tác lâu dài với doanh nghiệp trong thị trường bất động sản công nghệ.

Thanh Thảo
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

Lo ngại bảng giá đất mới tạo nên sự bất bình đẳng trong công tác bồi thường

Giảm áp lực tạm thời tình trạng đầu cơ: Có thể áp dụng "giá trần và giá sàn" trong đấu giá đất?

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng: Một số đơn vị không mua lại vàng có thể do vấn đề về tài chính

Nền tảng tài chính số chuyên biệt dành cho bất động sản Meey Finance gây chú ý tại Diễn đàn Gangneung 2024

TS. Đinh Thế Hiển: Người mua nhà ở thực có thể thong thả tìm kiếm sản phẩm có giá hợp lý

TP.HCM lập tổ công tác gỡ vướng cấp sổ hồng: Người dân vẫn chưa hoàn toàn yên tâm

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

4 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

5 ngày trước