meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Giá xăng trong nước đã giảm lần thứ 5 liên tiếp nhưng cước vận tải lại "nơi giảm nơi không"

Thứ bảy, 13/08/2022-13:08
Giá xăng trong nước đã ghi nhận lần giảm thứ 5 liên tiếp sau kỳ điều hành ngày 11/8 vừa qua. So với mức đỉnh hồi tháng 6 vừa qua, giá xăng dầu hiện tại đã giảm hơn 20% nhưng giá cước vận tải vẫn hạ theo kiểu "nhỏ giọt", thậm chí có nơi còn không giảm khiến nhiều người tiêu dùng vô cùng thắc mắc.

Tính từ 15h ngày 11/8, giá xăng trong nước đã ghi nhận lần giảm thứ 5 liên tiếp. Cụ thể, giá xăng RON92 đã giảm 904 đồng/lít trong khi giá xăng RON95 giảm 939 đồng/lít. Sau khi điều chỉnh giá, giá xăng RON92 là 23.720 đồng; trong khi đó giá xăng RON95 còn 24.660 đồng. Ngoài ra, giá dầu diesel đã giảm 1.000 đồng/lít còn giá dầu hỏa giảm 1.213 đồng/lít, chỉ riêng dầu mazut vẫn còn giữ nguyên giá. So với mức đỉnh hồi tháng 6 năm nay, giá xăng dầu trong nước đã giảm hơn 20%.

Điều đáng nói, dù giá dầu đã giảm liên tiếp nhưng giá cước vận tải, dịch vụ dù có liên quan trực tiếp nhưng lại giảm ở mức nhỏ giọt, một số doanh nghiệp giảm khiêm tốn nhưng đa số các doanh nghiệp vẫn duy trì mức giá khá cao, không khác gì so với lúc giá xăng dầu đạt đỉnh.


Điều đáng nói, dù giá dầu đã giảm liên tiếp nhưng giá cước vận tải, dịch vụ dù có liên quan trực tiếp nhưng lại giảm ở mức nhỏ giọt. Ảnh minh họa
Điều đáng nói, dù giá dầu đã giảm liên tiếp nhưng giá cước vận tải, dịch vụ dù có liên quan trực tiếp nhưng lại giảm ở mức nhỏ giọt. Ảnh minh họa

Liên quan đến vấn đề này, ông Khúc Hữu Thanh Hải - Giám đốc Công ty cổ phần Vận tải, Thương mại và Dịch vụ Đất Cảng đã có nhiều chia sẻ với VTC News. Được biết, Đất Cảng là đơn vị đang sở hữu hơn 300 dầu xe bao gồm xe khách, xe tải và xe taxi. Theo ông Hải, ngay trong chiều 11/8 sau khi giá xăng dầu được tiếp tục điều chỉnh giảm, ban lãnh đạo công ty đã họp, sau đó thống nhất giảm giá cước từ 5 đến 10% tùy theo từng loại hình vận tải.

Cụ thể, ông Hải cho biết: "Nhiên liệu chiếm từ 30 đến 35% cơ cấu giá đầu vào ngành vận tải nên khi giá xăng dầu giảm, giá cước sẽ lập tức sẽ tự động giảm theo. Đây là lần giảm giá cước thứ hai của chúng tôi để có thể đảm bảo quyền lợi khách hàng và phù hợp diễn biến giá xăng dầu trên thị trường".

Tương tự, ông Nguyễn Văn Quýnh - đại diện hãng Vận tải Bắc Nam cho biêt, đơn vị hiện đang tính toán để giảm thêm giá cước vận tải sao cho phù hợp với giá nhiên liệu trên thị trường. Trước đó không lâu, hãng vận tải này cũng đã giảm cước vận chuyển 300 đồng cho mỗi kg nông sản.

Thế nhưng, không phải đơn vị vận tải hành khách nào cũng tính toán về việc giảm giá vé và giá cước. Lý giải về vấn đề này, ông Đỗ Văn Bằng - Giám đốc Công ty TNHH Minh Thành Phát khẳng định, giá vé tuyến chở khách cố định của nhiều hãng hiện vẫn chưa giảm là do trong thời gian qua, nhiều nhà xe vẫn không đề nghị gia tăng giá vé dù giá xăng dầu tăng mạnh. Họ chấp nhận bù lỗ trong một thời gian dài để hút khách.


Hầu hết các doanh nghiệp vận tải vẫn mong muốn giá xăng dầu có thể giảm sâu hơn để nhanh chóng phục hồi kinh doanh. Ảnh minh họa
Hầu hết các doanh nghiệp vận tải vẫn mong muốn giá xăng dầu có thể giảm sâu hơn để nhanh chóng phục hồi kinh doanh. Ảnh minh họa

Cũng theo ông Bằng, khi giá nhiên liệu ngoài thị trường biến động ở một biến động nào đó, giá cước vận tải cũng xe tăng hoặc giảm theo. Thế nhưng, các doanh nghiệp phải xem phương án giá cước ở thời điểm nào để điều chỉnh giá cước phù hợp.

Tuy nhiên, ông Bằng cho biết với loại hình xe hợp đồng, đơn vị ngay lập tức đã điều chỉnh lại giá cước sau kỳ điều hành giá xăng. Theo đại diện nhà xe Minh Thành, dù giá xăng dầu hiện tại đã hạ nhiệt nhưng vẫn còn neo đậu ở mức giá cao. Hầu hết các doanh nghiệp vận tải vẫn mong muốn giá xăng dầu có thể giảm sâu hơn để nhanh chóng phục hồi kinh doanh.

Giá cước xe công nghệ vẫn ở mức cao

Quá trình khảo sát cho thấy, giá xăng dầu dù đã ghi nhận nhiều lần giảm liên tiếp nhưng cước vận tải của nhiều loại hình xe công nghệ như Be, Grab, Gojek... vẫn gần như giữ nguyên. Trong khi đó, kể từ khi giá xăng bắt đầu tăng vào tháng 3 năm nay, Grab đã tăng giá cước Grabcar từ 20.000 đồng lên 29.000 đồng đối với 2km đầu tiên đối với các xe 4 chỗ. Đối với các km tiếp theo, giá cước sẽ tăng từ 9.000 đồng lên 10.000 đồng để bù đắp chi phí vận hàng của tài xế.

Từ ngày 10/2, Be cũng đã điều chỉnh giá cước hàng loạt dịch vụ như beBike, beDelivery, beCar cả 4 chỗ lẫn 7 chỗ. Gojek cũng điều chỉnh giá cước dịch vụ GoRide và GoFood theo hướng tăng giá kể từ 14/4. Thế nhưng đến khi giá xăng dầu liên tiếp giảm sâu, giá cước của những hãng xe công nghệ này vẫn giữ nguyên ở mức cao.


Các chuyên gia và người dân cho biết, việc cước xe công nghệ không giảm trong khi giá xăng dầu giảm liên tiếp là điều không công bằng. Ảnh minh họa
Các chuyên gia và người dân cho biết, việc cước xe công nghệ không giảm trong khi giá xăng dầu giảm liên tiếp là điều không công bằng. Ảnh minh họa

Các chuyên gia và người dân cho biết, việc cước xe công nghệ không giảm trong khi giá xăng dầu giảm liên tiếp là điều không công bằng. Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu giá cả (Bộ Tài chính) cho biết, thời gian gần đây việc giá xăng dầu giảm mạnh là tín hiệu tốt cho nền kinh tế, người dân và doanh nghiệp. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp vận tải, đây là cơ hội vàng để các hãng phục hồi lợi nhuận. Cũng theo ông Long, khi giá xăng dầu tăng thì các doanh nghiệp này tăng giá cước, nhưng đến khi giá xăng dầu đã giảm hơn 20% so với mức đỉnh, họ vẫn chần chừ chưa kịp giảm giá cước, đây là điều khó có thể chấp nhận.

Chuyên gia này cũng đề nghị: “Trường hợp doanh nghiệp cố tình chây ì không giảm giá cước phù hợp với giá xăng dầu đầu vào thì sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định và công bố công khai để người tiêu dùng biết, từ chối sử dụng dịch vụ”.

Trước việc giá xăng dầu giảm mạnh, mới đây Bộ Giao thông Vận tải đã có văn bản gửi tới hàng loạt các đơn vị trong ngành và địa phương về việc tăng cường những biện pháp điều hành quản lý và điều hành giá. Theo đó, Bộ Giao thông Vận tải đã yêu cầu các cơ quan, đơn vị theo chức năng nhiệm vụ chủ động triển khai quyết liệt những giải pháp đã đề ra tại Công điện số 679/CĐ-TTg ngày 31/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ cùng với các giải pháp của Chính phủ; đồng thời theo dõi sát sao, nắm chắc tình hình để có thể chủ động xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo lên cấp có thẩm quyền xử lý kịp thời, khoa học, hiệu quả; tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, kiểm soát lạm phát theo đúng mục tiêu đã đề ra, đảm bảo đời sống người dân và hoạt động sản xuất kinh doanh, qua đó góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Nghịch lý thị trường vàng cận Tết: Chính thống đìu hiu, “chợ đen” tấp nập

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Tin mới cập nhật

Chuyên gia: Cần thúc đẩy giãn dân về ngoại thành để giám áp lực giá nhà ở trung tâm

20 giờ trước

Hà Nội sắp thanh tra việc quản lý, sử dụng quỹ nhà tái định cư

20 giờ trước

HoREA đề xuất giải pháp “mở khóa” nguồn cung nhà ở vừa túi tiền

20 giờ trước

Nhìn lại những đột phá của công nghệ AI trong năm 2024

20 giờ trước

Thị trường bất động sản năm 2025: Chủ đầu tư cần tính toán kỹ hơn về giá bán thay vì chạy theo lợi nhuận

3 ngày trước