meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Giá vé máy bay đắt chưa từng có, việc di chuyển giữa các quốc gia ngày càng khó khăn hơn 

Thứ hai, 20/06/2022-23:06
Những sức ép liên tục dồn về như sự tăng giá nhiên liệu, nhân sự thiếu hụt đã ảnh hưởng lên giá vé máy bay của các hãng hàng không trên toàn thế giới. Có thể nói, đây là thời điểm mức giá vé đã ở ngưỡng cao nhất từ trước đến nay.

Giá vé máy bay liên tục tăng cao

Theo tờ The New York Times, các hãng hàng không Mỹ ghi nhận chỉ số giá vé đã tăng vọt 33,3% chỉ trong tháng 4/2022, đây là mức tăng lớn nhất kể từ tháng 12/1980. Cục Thống kê Lao động Mỹ công bố dữ liệu, trong tháng 4/2022, giá vé máy bay nước này tăng lên 18,6% so với tháng trước đó, đây là mức tăng theo tháng mạnh nhất kể từ thời điểm giá vé máy bay được đưa vào rổ tính toán chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Ngoài ra, đây cũng là lý do khiến chỉ số CPI của Mỹ tăng lên 8,3% mỗi năm.


Tình trạng tăng giá vé máy bay phổ biến trên toàn cầu
Tình trạng tăng giá vé máy bay phổ biến trên toàn cầu

Số liệu của Công ty nghiên cứu Adobe Digital Insights chỉ ra, giá vé của các hãng hàng không Mỹ kể từ tháng 1 năm nay đã tăng 47%, cao hơn so với đợt trước dịch Covid - 19. Trong tháng 5, giá vé các chuyến bay đến Mỹ cao hơn 30% so với cùng kỳ năm 2019. Đây cũng là tháng thứ 4 liên tiếp giá vé tăng so với mức trước dịch khoảng 5% vào tháng 2, 20% vào tháng 3, 27% vào tháng 4/2022.

Tình trạng tăng giá vé máy bay phổ biến trên toàn cầu. Như tại HongKong, giá vé đi tới London của hãng Cathay Pacific Airway trong tháng 6/2022 đã đạt mức 42.051 Dollar Hong Kong (HKD) (khoảng 5.360 USD), tăng gấp 5 lần so với trước dịch. Giá vé bay từ New York tới London cũng tăng thêm hơn 2.000 USD. So với cùng kỳ năm 2019, chi phí hàng không tại Singapore trung bình tăng 27% trong tháng 4/2022, tại Australia tăng hơn 20%.

Giá nhiên liệu tăng gây ra sức ép lớn

Nhiều hãng tin lớn thế giới cho rằng, giá vé máy bay liên tục tăng là vì 3 nguyên nhân chính đang chi phối, bao gồm: Một là, giá xăng, dầu, nhiên liệu liên tục tăng cao kể từ khi bắt đầu cuộc chiến tranh giữa Nga và Ukraine hồi đầu năm 2022. Giá nhiên liệu hiện nay đang ở mức cao nhất trong gần 14 năm qua và vẫn trong xu hướng còn tăng cao hơn nữa vì tình hình chiến sự vẫn chưa khả quan. 

IATA nhận định: “Tất cả những gì người dân trên thế giới làm được là phải chi trả nhiều tiền hơn để đổ đầy bình xăng và máy bay cũng vậy. Giá xăng dầu là chi phí bắt buộc của các hãng hàng không, đây cũng là lý do tất yếu khiến giá vé máy bay tăng mạnh”. Đơn vị này cũng cho biết, giá nhiên liệu là chi phí lớn thứ hai (chiếm 30 - 40% tổng chi phí) của các hãng hàng không chỉ sau chi phí nhân công.


Nhu cầu di chuyển bằng máy bay tăng rất cao
Nhu cầu di chuyển bằng máy bay tăng rất cao

Được biết, giá nhiên liệu bay đã tăng gần 150% từ đầu năm 2021 đến nay và tăng gấp đôi so với năm 2019. Trước bối cảnh này, các hãng hàng không toàn cầu buộc phải nâng giá vé để bù lại khoản lỗ từ chi phí. Đơn cử như hãng hàng không Air New Zealand, chi phí nhiên liệu cho một chiếc máy bay Dreamliner với chuyến bay từ Auckland (New Zealand) đến Los Angeles hiện đã tăng gấp đôi so với năm 2020. 

Giám đốc điều hành Greg Foran của hãng này chia sẻ: “Chúng tôi đã tính toán hết sức để giữ giá vé ở mức thấp nhất. Mỗi chuyến bay nội địa chỉ có hơn 100.000 giá vé dưới 100 USD trong 3 tháng tới. Chúng tôi sẽ bổ sung thêm khoảng 40.000 chỗ cho các chuyến bay quốc tế vào mỗi tuần trong tháng 7 sắp tới”.

Hai là, nguồn lao động đang thiếu trầm trọng cũng tác động lên giá vé máy bay. Trải qua 2 năm giãn cách và cắt giảm nhân lực đã khiến hàng trăm nghìn phi công, tiếp viên, chuyên viên kỹ thuật,... mất việc làm và phải chuyển sang một công việc khác. Hiện nay tuy nhu cầu công việc đã trở lại nhưng các hãng hàng không sẽ khó có thể tuyển dụng để lấp lại toàn bộ chỗ trống. Thực trạng thiếu phi công và tiếp viên trên mỗi chuyến bay đã khiến cho phí nhân công tăng lên. Nhiều hãng hàng không dự báo mức tăng chi phí nhân công sẽ là vĩnh viễn trong thời gian tới.


Nguồn nhân lực thiếu hụt trầm trọng hậu Covid - 19
Nguồn nhân lực thiếu hụt trầm trọng hậu Covid - 19

Tại châu Âu, các sân bay lớn đều đang đối diện mới những rủi ro như trì hoãn hoặc hủy chuyến bay vì thiếu chuyên viên mặt đất. Chẳng hạn tại Anh đã có hàng trăm nghìn chuyến bay bị hủy, hoãn do thiếu phi công hoặc thiếu máy bay. Tại Mỹ, các hãng hàng không cũng phải hạn chế công suất vào mùa cao điểm vì thiếu hụt lao động và một số vấn đề khác. 

Trong khi các hãng hàng không phải chật vật trước tình hình thiếu nhân sự thì nguyên nhân thứ 3 sẽ khiến giá vé máy bay tăng mạnh hơn nữa, đó là nhu cầu di chuyển đang tăng mạnh mẽ. Sau khoảng 2 năm bị trì hoãn các chuyến đi, du lịch bị hạn chế thì nay nhu cầu của người dân như một chiếc lò xo bị dồn nén đang bật tăng rất mạnh.

Bên cạnh đó, một số quốc gia đã mở lại đường bay quốc tế đón khách du lịch trở lại. Điều này đã tạo điều kiện phục hồi tốt cho cả ngành du lịch và ngành hàng không. Nhiều hãng bay cho biết, các khách hàng sẵn sàng chi trả mức chi phí cao hơn cho một chuyến bay để phục vụ nhu cầu du lịch của họ. Như vậy, giá vé lại càng bị đẩy lên cao hơn nữa. 

Thực tế là, dù một nhóm người tiêu dùng có thể chấp nhận mức giá vé cao hơn, nhất là với các đối tượng bị trì hoãn chuyến du lịch trong thời kỳ dịch bệnh, nhưng việc giá vé đang tăng quá cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sự hồi phục và doanh số của các hãng hàng không.

Minh chứng rõ nhất là doanh số bán vé nội địa của các hãng bay Mỹ đang sụt giảm sau khi tăng giá vé. Vivek Pandya - Nhà phân tích của Adobe Digital Insights nhận xét: “Việc lượng đặt chỗ trước bị giảm đi cho thấy khách hàng đang suy tính kỹ hơn về kế hoạch di chuyển bằng máy bay của họ”. Công ty nghiên cứu Adobe Digital Insights cũng cho hay, lượng đặt chỗ trong các chuyến bay của nước Mỹ trong tháng 5 đã giảm 2,3% so với tháng 4. Ngoài ra, giá vé máy bay tăng cao là một trong những nguyên nhân chính khiến tỷ lệ lạm phát của nước này cao kỷ lục.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

11 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

11 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

11 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

11 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước