Giá trị M&A bất động sản Việt Nam lập kỷ lục 166 triệu USD
BÀI LIÊN QUAN
Chung cư cũ ở thủ đô tăng giá mạnhTheo Vietnambiz, từ ghi nhận của KPMG Việt Nam, năm 2023 thị trường bất động sản Việt Nam ghi nhận kỷ lục của các thương vụ M&A. Trong 10 tháng đầu năm 2023, giá trị giao dịch M&A bất động sản vẫn duy trì gần ngưỡng 1 tỷ USD như năm 2022. Quy mô giao dịch trung bình đã tăng từ 56 triệu USD ở năm 2019 lên mức cao nhất từ trước đến nay với 166 triệu USD chỉ trong 10 tháng, dù trước đó đã giảm xuống mức 51,8 triệu USD trong năm 2022.
Giá trị giao dịch trung bình trên thị trường phục hồi mạnh mẽ chủ yếu là đến từ các thương vụ lớn của những nhà đầu tư nước ngoài nổi tiếng như Keppel hay Gamuda Land… Khi họ thực hiện mua lại các dự án nhà ở và phức hợp lớn từ những nhà phát triển địa phương muốn đa dạng hóa hoặc điều chỉnh đòn bẩy tín dụng trên thị trường.
Chia sẻ tại Diễn đàn M&A Việt Nam Được tổ chức mới đây, bà Lưu Thị Thanh Mẫu, Tổng Giám đốc CTCP Xây dựng và Phát triển Phúc Khang, cho biết M&A đã trở thành một phương tiện hữu hiệu để giúp các nhà đầu tư có được lợi nhuận cũng như thu hồi vốn một cách nhanh chóng hoặc đa dạng hóa các sản phẩm và hàng hóa trong lĩnh vực bất động sản trên thị trường.
Quá trình phát triển xã hội luôn song hành với sự phát triển của ngành bất động sản nên diễn ra một cách nhanh chóng mà các quy định của pháp luật có thể chưa kịp điều chỉnh kịp thời để giúp sức cộng hưởng cho M&A cho nên sẽ có giai đoạn bị lỗi và đến nay vẫn đang được điều chỉnh.
Theo CEO Phúc Khang, các thương vụ M&A Diễn ra tại Việt Nam trong thời gian qua đã đạt giá trị cao về cả số lượng và mức giá, dao động từ vài trăm triệu đến vài tỷ USD. Khi lượng đã đạt mức rất cao sẽ tiến hóa về chất.
Hiện nay, Các thương vụ M&A hoặc các doanh nghiệp được M&A đang chuyển sang tập trung nâng cao chất lượng từ trong ra ngoài. Ngoài nguồn vốn và quản trị, các sản phẩm này đã được ghi nhận là tốt hơn so với thời điểm trước được người tiêu dùng đánh giá cao ở bất cứ lĩnh vực nào từ văn phòng, nhà ở cho đến công nghiệp...
Tại Diễn đàn các chuyên gia đã đưa ra nhận định về mặt bằng chung thì thị trường bất động sản Việt Nam đã có dấu hiệu phục hồi và được hy vọng sẽ rõ nét hơn vào năm 2024 nhưng điều đó sẽ xảy ra vào quý I hay quý IV, cũng như mức độ cải thiện sẽ sâu rộng đến đâu vẫn là những câu hỏi chưa có lời đáp vào lúc này.
Theo ông Masataka Sam Yoshida, Giám đốc toàn cầu Dịch vụ Mua bán - Sáp nhập xuyên quốc gia, RECOF Corporation, Tổng giám đốc RECOF Việt Nam, Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải vượt qua ba du Tú để có thể thu hút được nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài trong thời gian tới như một số giới hạn nội tại, hệ thống kế toán và kỳ vọng định giá quá cao từ bên bán.
Tương tự, ông Warrick Cleine, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc KPMG tại Việt Nam và Campuchia Cũng chia sẻ vấn đề được quan tâm nhiều nhất trong năm 2024 là việc doanh nghiệp phải hết sức tập trung vào việc cân đối bằng kế toán nhằm vượt qua những khó khăn đang diễn ra trên thị trường.
Ông Warrick Cleine chiasẻ: “Sự hạ nhiệt trong các thương vụ là cơ hội để các nhà phát triển bất động sản tái cấu trúc doanh nghiệp, tập trung vào năng lực cốt lõi, bao gồm kiểm soát chi phí và rà soát pháp lý để đảm bảo giấy phép dự án được cập nhật và tuân thủ, nhằm tránh vấn đề với cơ quan chức năng và sau cùng là với khách hàng nếu có sự chậm trễ trong việc cấp giấy tờ liên quan (sổ hồng hoặc sổ đỏ)”.
Trên thực tế, các chuyên gia cũng đã chỉ ra một số dẫn chứng về các thương vụ bịkéo dài, từ đó không mang lại hiệu quả và ý nghĩa cho các bên tham gia. Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc một số cá nhân ở phía đối tác không hướng đến giao dịch và thiếu năng lực cần thiết để có thể thúc đẩy quá trình ký kết và sáp nhập, đồng thời có những cá nhân quá cẩn trọng trong quá trình tiếp cận nên đã không tận dụng được cơ hội và bỏ qua thời điểm vàng.
Đa phần những thương vụ thất bại đều đến từ việc đội ngũ được giao làm nhiệm vụ với các nhà đầu tư và cố vấn thiếu chuyên nghiệp, không có đủ năng lực chuyên môn và thiếu sự tích cực để thúc đẩy các bên cùng tham gia đi đến việc ký kết cuối cùng..
CEO Phúc Khang chia sẻ: “khi đã là đối tác thì phải đặt mục tiêu win - win, kể cả ở vị thế là người thoái hay người nhận. Cái khó nhất của người lãnh đạo doanh nghiệp là từ chối, từ chối đúng lúc và phù hợp với hoàn cảnh (có thể là ưu thế hoặc bất lợi) cũng là từ chối thông minh”.
Bên cạnh đó, để quá trình M&A diễn ra thuận lợi thì cần phải có sự hỗ trợ từ phía chính phủ, địa phương trong việc tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc pháp lý đối với thị trường bất động sản. Hiện nay, các nhà đầu tư vẫn còn e ngại trước các thủ tục pháp lý rắc rối, khó tháo gỡ khi gia nhập thị trường Việt Nam.
Những thương vụ M & A trên thị trường trong thời gian qua đều phải trải qua các bước tuần tự, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật. Tuy nhiên, đây cũng chính là điểm hạn chế khiến cho các nhà đầu tư nước ngoài sẽ cân nhắc khi góp vốn vào thị trường Việt Nam.