Giá thuê nhà phố leo cao, đại gia ngành F&B “vật lộn” đề tìm mặt bằng Hà Nội, TP. HCM
Theo báo Lao động, ngành bán lẻ tại Việt Nam đang có sự hồi phục khá tích cực. Tổng cục Thống kê cho biết, tính chung 7 tháng đầu năm 2022, ước tính tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt hơn 3,2 triệu tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2021. Con số này lập kỷ lục mới khi so sánh với cùng kỳ giai đoạn 2018 - 2021.
Ngành F&B toàn cầu khốn đốn vì thiếu nguồn cung
Cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, đại dịch Covid-19 đã khiến chuỗi cung ứng bị ảnh hưởng, thời tiết khắc nghiệt cùng với lạm phát đang góp phần gây ra tình trạng khủng hoảng nguồn cung thực phẩm và buộc giá cả tăng cao tại hầu hết mọi nhà hàng trên thế giới.Doanh nghiệp F&B bỏ mặt bằng phố tìm thuê trong ngõ vì áp lực tài chính
Xu hướng bỏ qua mặt bằng ngoài phố để thuê những vị trí nằm trong ngõ có xuất phát từ định hướng kinh doanh của khách thuê. Dù không có được lợi thế về nhận diện thương hiệu nhưng mặt bằng ở trong ngõ sở hữu chi phí thuê hợp lý hơn và giảm áp lực tài chính cho các doanh nghiệp F&B.Highlands Coffee – chuỗi F&B của tỷ phú Philippines làm ăn ra sao trên đất Việt?
Highlands Coffee thuộc sở hữu của Jollibee Foods, công ty điều hành hơn 5.900 cửa hàng ở Philippines và nhiều quốc gia trên thế giới.Bên cạnh sự phục hồi của ngành bán lẻ thì nhiều thương hiệu quốc tế đang ngày càng ưa thích và lựa chọn bước vào thị trường Việt Nam để hoạt động, mở rộng kinh doanh. Giám đốc Bộ phận Cho thuê thương mại Savills Hà Nội - Bà Hoàng Nguyệt Minh cho biết, trong vòng 2 năm tới sẽ có thêm nhiều thương hiệu lớn gia nhập thị trường Việt, nhất là tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Mở ra làn sóng tìm thuê mặt bằng, họ có xu hướng chọn lựa nhà đất tại các tuyến phố chính hoặc các trung tâm thương mại được vận hành bởi thương hiệu uy tín.
Gắt gao cạnh tranh thị phần
Hầu hết những tập đoàn, doanh nghiệp đa quốc gia trong ngành F&B (thực phẩm và đồ uống) lớn đều phải vật lộn với những trở ngại khi mới đặt chân vào thị trường Việt Nam. Chẳng hạn như McDonald’s và Burger King, vốn là hai thương hiệu F&B nổi tiếng toàn cầu nhưng khi tới Việt Nam, hai đại gia này lại chịu lép vế và không thể thực hiện hóa tham vọng “phủ sóng” và liên tục ghi nhận thua lỗ.
Nguyên nhân phân lớn là mảng ẩm thực đường phố của Việt Nam phát triển quá mạnh mẽ, ẩm thực đa dạng, mức giá bình dân và phù hợp với đại đa số dân Việt Nam. Vì vậy, những “gã khổng lồ” F&B quốc tế sẽ khó mà cạnh tranh được với các cửa hàng ăn uống nhỏ lẻ tại đây.
Các chuyên gia nhận xét, McDonald’s và Burger King dường như đang đi sai hướng khi đã máy móc áp dụng chiến lược kinh doanh phương Tây cho thị trường phương Đông. Nhưng những doanh nghiệp này cũng rất khó để hạ giá sản phẩm của họ vì giá thuê cho những cửa hàng có vị trí đắc địa rất đắt đỏ, cộng với chi phí marketing quá lớn. Trong khi đó, những cửa hàng ẩm thực nhỏ lẻ của Việt Nam hoàn toàn không cần tốn phí marketing hay chi trả quá nhiều cho việc thuê cửa hàng.
Một ví dụ khác là Soya Garden, tuy ra mắt thị trường Việt đã vài năm nay nhưng chuỗi cửa hàng này cũng nhanh chóng nhận về thua lỗ. Bởi, chi phí thuê mặt bằng quá cao, một số cửa hàng Soya Garden tại những vị trí đẹp ở các quận trung tâm Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã phải đóng cửa.
Ngoài ra, hậu Covid - 19 thì một số cửa hàng của Starbucks, Highland Coffee, The Coffee House,... cũng phải thu hẹp kinh doanh và trả lại một số mặt bằng. Cho tới nay, trước bối cảnh chi phí vận chuyển và giá nguyên liệu đầu vào liên tục tăng cao khiến các doanh nghiệp F&B phải đối mặt thêm với những thách thức về tài chính.
Bài toán giảm gánh nặng chi phí
Tại TP. Hồ Chí Minh, Cushman & Wakefield ghi nhận trong báo cáo quý II/2022, những khách thuê có tình trạng tài chính tốt khi qua đợt Covid - 19 thì sẽ có nhu cầu tìm kiếm mặt bằng tốt hơn để mở rộng hoạt động kinh doanh.
Tính đến quý II/2022, giá chào thuê trên toàn thị trường bình quân đạt 49 USD/m2/tháng (tương đương hơn 1,12 triệu đồng), tăng 4% so với năm 2021. Cũng trong quý, một loạt các “đại gia” F&B nước ngoài đã khai trương thêm cửa hàng và mở rộng hoạt động kinh doanh.
Theo giám đốc Cấp cao Bộ phận Cho thuê Thương mại Savills Hà Nội, vấn đề mặt bằng luôn là yếu tố quan trọng mà các doanh nghiệp phải tính toán kỹ lưỡng trong quá trình mở cửa và hoạt động kinh doanh trên thị trường.
Thông thường, khách thuê mới sẽ phải ký hợp đồng thanh toán 3 tháng tiền đặt cọc cùng 2 tháng tiền thuê ngay từ đầu. Điều này vô hình đặt ra gánh nặng về nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp F&B. Nếu những đơn vị này lựa chọn vị trí cửa hàng không phù hợp thì tiền đền bù vì đóng cửa hoặc di dời cửa hàng sẽ rất tốn kém.
Trước các khó khăn của những doanh nghiệp F&B hay một số thương hiệu ẩm thực khác, bà Minh nhìn nhận, những năm gần đây, những doanh nghiệp này đã và đang là ngành dịch vụ bán lẻ ghi nhận tốc độ mở rộng cửa hàng nhanh nhất trên thị trường Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
Những đơn vị F&B luôn chú trọng đầu tư lớn vào vốn ban đầu, bao gồm cơ sở vật chất, hệ thống bếp hay những trải nghiệm về chỗ ngồi của khách hàng. Vì vậy, những khi khó khăn thì các cửa hàng này gần như không thể trụ vững về nguồn tài chính.
Theo bà Minh, các doanh nghiệp cần tối ưu hóa giá trị và khả năng sử dụng mặt bằng. Trong giai đoạn lựa chọn địa điểm, những đơn vị này cần tính toán về các yếu tố như đối tượng khách hàng tiềm năng trong khu vực, khả năng thay đổi linh hoạt giữa những mô hình kinh doanh trực tiếp và trực tuyến, khả năng tính toán đối tượng khách hàng tiềm năng,...
“Chính những cửa hàng F&B đang giảm số lượng cửa hàng mở theo chuỗi của họ. Một số đơn vị đặc thù hoạt động cửa hàng đồ ăn nhanh thì doanh nghiệp sẽ tìm kiếm những địa điểm có kho bếp tiện lợi phục vụ việc chế biến đồ ăn mang đi thay vì chỉ thuê mặt bằng với giá cao nhằm thu hút khách hàng như trước.
Kể cả là nhà phố hay trung tâm thương mại thì địa điểm vẫn là yếu tố quyết định đáng kể cho sự thành công của hoạt động kinh doanh. Do đó, những doanh nghiệp F&B sẽ cần phải đưa ra lựa chọn phù hợp với chiến lược ngay từ đầu” - Bà Hoàng Nguyệt Minh cho hay.